Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì
5/5 - (2 bình chọn)

Đi ngoài ra máu tươi không phải là bệnh, nó là một triệu chứng báo hiệu sự bất thường trong cơ thể bạn. Hiện nay, đại tiện ra máu tươi không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, nó vẫn là mối quan tâm của nhiều người, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đi ngoài ra máu có thể đơn giản là biểu hiện của chứng táo bón bình thường nhưng đó cũng có khả năng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như các bệnh trĩ nội trĩ ngoại, viêm loét dạ dày nặng, ung thư hậu môn,… Tùy vào nguyên nhân dẫn đến triệu chứng đi ngoài ra máu mà phương pháp điều trị cũng khác nhau, vì vậy, bạn không nên quá chủ quan hoặc quá lo lắng khi gặp triệu chứng này.

Dưới đây nhà thuốc Vinh Lợi chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và cần thiết về hiện tượng đi ngoài ra máu tươi, nguyên nhân cụ thể dẫn đến triệu chứng này và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Hiện tượng đi ngoài ra máu là gì?

Đi ngoài ra máu (dân gian thường hay gọi là ỉa ra máu hay ị ra máu) là hiện tượng phân có lẫn máu trong quá trình đại tiện hoặc máu có thể chảy sau khi đi đại tiện. Tùy vào tình trạng bệnh lý mà máu có thể màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, thậm chí là thâm đen, chảy thành giọt nhỏ hoặc thành tia, lượng máu chảy và thời gian máu đọng cũng sẽ khác nhau. Thông thường, đi ngoài ra máu sẽ chia ra làm 2 dạng chủ yếu là:

  • Đại tiện ra máu tươi: thường là biểu hiện chảy máu của đại tràng hoặc trực tràng;
  • Đại tiện ra máu có màu thâm đen: hiện tượng chảy máu ở đường tiêu hóa trên (dạ dày, ruột non).

Trong quá trình đi vệ sinh ra máu, các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện kèm theo, điển hình như: đau rát hoặc ngứa ngáy hậu môn khi đại tiện, phân có nhiều chất nhầy xuất hiện kèm theo, thường xuyên đau bụng, khó thở, tim đập nhanh, sụt cân,…hoặc đôi khi lại không kèm theo bất kể triệu chứng nào làm bạn dễ lầm tưởng đến hiện tượng táo bón thông thường.

Đi cầu ra máu kèm theo các triệu chứng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta: cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, stress, lo lắng, đặc biệt lượng máu mất đi trong khoảng thời gian dài khiến các hoạt động của cơ quan bị rối loạn, lâu dần có thể xuất hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi

Các nguyên nhân gây ra đi ngoài ra máu
Các nguyên nhân gây ra đi ngoài ra máu

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến triệu chứng đi ngoài ra máu thường đa dạng, có thể đó chỉ là biểu hiện của táo bón và tự khỏi, khi đó triệu chứng này không nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không được ngoại trừ các bệnh lý nguy hiểm có thể mắc phải như ung thư trực tràng, polyp trực tràng,…

Dưới đây là các nguyên nhân gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu và các dấu hiệu cụ thể của từng bệnh:

Đi ngoài ra máu do táo bón

Theo thống kê mới nhất của bệnh viện Bạch Mai, có khoảng 50% bệnh nhân đến khám với triệu chứng đi ngoài ra máu là do táo bón thông thường.

Táo bón là hiện tượng chậm vận chuyển phân từ trực tràng ra hậu môn (> 2 tuần) hoặc tình trạng thiếu nước trong phân khiến phân khô, cứng, vón thành cục lớn. Khi gặp táo bón, phân khó thoát ra ngoài, trong quá trình đại tiện phải dùng sức rặn mạnh để đẩy phân ra làm ống hậu môn bị tổn thương, sưng đỏ, phù nề hay nứt kẽ hậu môn có kèm theo chảy máu. Máu trong trường hợp này thường có màu đỏ tươi, bám trên phân hoặc trên giấy vệ sinh.

Táo bón gây ra đi ngoài ra máu
Táo bón gây ra đi ngoài ra máu

Vấn đề táo bón hiện nay rất phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Điều trị triệu chứng đi vệ sinh ra máu thì phải điều trị vấn đề táo bón trước bằng cách: cung cấp chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả; hạn chế ăn các chất đạm từ các loại thịt; uống nhiều nước; chăm luyện tập thể dục thể thao, vệ sinh hậu môn sạch sẽ….Các cách này có thể giúp bạn cải thiện đáng kể tình trạng táo bón kéo dài và triệu chứng đại tiện ra máu từ đó cũng sẽ chấm dứt.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một bối mô hoặc một khối u có chứa các mạch máu. Sự gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch trực tràng và hậu môn khiến các bối mô mạch máu sưng phồng lên, lâu dần hình thành bệnh trĩ. Hiện nay, bệnh trĩ khá phổ biến ở Việt Nam, tuy không phải là bệnh nan y nhưng các hậu quả mà bệnh đem lại cho bệnh nhân thường nguy hiểm, điển hình là triệu chứng đi ngoài ra máu kéo dài nếu không được điều trị sớm.

Bệnh trĩ thường được phân thành 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng:

Các giai đoạn của bệnh trĩ

  • Trĩ cấp độ 1 và 2 (mức độ nhẹ): ban đầu máu thường xuất hiện khi rặn trong lúc đại tiện, chảy ra ngoài sau phân và không lẫn vào phân. Lượng máu chảy ra thường ít và không thường xuyên.
  • Trĩ cấp độ 3 và 4 (mức độ nặng): lượng máu chảy ra tăng lên đáng kể, máu có thể chảy thành tia hoặc nhỏ giọt. Lâu dần, lượng máu mất đi càng nhiều, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng cơ năng của hội chứng thiếu máu như da xanh xao, thường xuyên đau đầu, chóng mặt, ăn uống không ngon miệng, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thường được xác định là do táo bón mãn tính, ăn ít chất xơ, phụ nữ có thai, rặn mạnh trong lúc đi đại tiện, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, stress, tiêu chảy mãn tính. Hầu hết mọi người thường nghĩ bệnh trĩ là bất thường, tuy nhiên, điều này không thực sự đúng, vì chỉ khi các búi trĩ to dần lên cùng với các tĩnh mạch hậu môn mở rộng thì khi phân đi qua hoặc do rặn gắng sức khi tiểu tiện mới dẫn đến đi ngoài ra máu và gây khó chịu ở hậu môn.

Bên cạnh triệu chứng đi ngoài ra máu, khi bị bệnh trĩ người bệnh còn có thể xảy ra hiện tượng sa búi trĩ: búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, xuất hiện nhiều dịch nhầy kèm theo là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng phù xung quanh hậu môn.

Trong trường hợp phát hiện bệnh sớm, bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa khỏi và không gây đau đớn. Tuy nhiên, nếu không điều trị bệnh kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nhanh chóng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng ở vùng trực tràng- hậu môn như: nhiễm khuẩn, các vấn đề liên quan đến búi trĩ (hoại tử búi trĩ, tắc nghẹt búi trĩ, sa búi trĩ), thậm chí là ung thư trực tràng.

Để cải thiện tình trạng đi nặng ra máu do bệnh trĩ, bạn nên ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước, lối sống sinh hoạt lành mạnh, vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày; điều trị bệnh trĩ bằng nội khoa hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ bằng quả sung muối đơn giản tại nhà cực hiệu quả

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn gây ra đại tiện ra máu
Nứt kẽ hậu môn gây ra đại tiện ra máu

Nứt kẽ hậu môn là tình trạng các lớp lót trong kênh hậu môn bị rách, ống hậu môn sưng phù do các tác động của chấn thương vật lý vùng hậu môn, chuyển động mạnh, chấn thương thể chất hoặc có thể bị tổn thương trong quá trình đi đại tiện do chứng táo bón kéo dài.

Khi xuất hiện vết nứt hậu môn, các triệu chứng thường gặp phải là đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, máu trong trường hợp này thường có màu đỏ tươi và lượng máu chảy ra thường ít. Do vậy, hiện tượng nứt kẽ hậu môn thường dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ ở mức độ nhẹ (cấp độ 1 và 2). Tuy nhiên, bệnh trĩ thường tiến triển nhanh và khó điều trị hơn.

Cách tốt nhất để có thể phòng ngừa và cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn là rèn luyện thói quen sinh hoạt lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất xơ và uống nhiều nước cho cơ thể.

Bệnh Polyp đại tràng, trực tràng

Sự tăng sinh quá mức niêm mạc ruột kết hình thành nên các khối u ở đại trực tràng hình thành nên bệnh Polyp đại trực tràng. Các khối u này thường là lành tính, xuất hiện ở các lớp lót đại trực tràng. Tuy nhiên, tiềm năng dẫn đến các khối u ác tính liên quan đến sự hiện diện loạn sản và thay đổi tiền ung thư khi bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Ban đầu, Polyp đại trực tràng thường không có biểu hiện triệu chứng. Lâu dần, các khối u lành tính phát triển kích cỡ, gây kích ứng và viêm ở các lớp lót đại trực tràng và biểu hiện ra nhiều triệu chứng. Các triệu chứng điển hình nhất của bệnh thường là hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau với số lượng lớn có thể kèm theo dịch nhầy, máu chảy thành từng đợt, thậm chí khi không bị táo bón.

Khả năng chuyển biến sang ung thư đại trực tràng khi bị bệnh Polyp là rất cao. Vì vậy, khi có các dấu hiệu trên bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Chẩn đoán tốt nhất thường là nội soi đại trực tràng hoặc trong trường hợp Polyp có cuống dài và gần hậu môn, các khối u sa ra bên ngoài có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường.

Viêm loét đại trực tràng

Viêm loét đại tràng gây đi ngoài ra máu
Viêm loét đại tràng gây đi ngoài ra máu

Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, trong đó phần cuối của đại tràng gần hậu môn là trực tràng. Viêm loét đại trực tràng (UC) là những bất ổn ở vùng đại trực tràng kéo dài và không thường xuyên xảy ra, kết quả làm tổn thương và viêm niêm mạc đại trực tràng. Những tổn thương ban đầu chỉ là những vết loét nhỏ bắt đầu ở trực tràng, sau đó lan rộng lên phía trên đại tràng.

Các triệu chứng của viêm loét đại trực tràng bao gồm: đi ngoài ra máu kèm theo dịch nhầy hoặc mủ từ các tổn thương ở các vết loét đại trực tràng, tiêu chảy kéo dài có kèm lẫn máu trong phân (tuy nhiên, lượng máu mất đi không nhiều khi bị bệnh trĩ), đau quặn bụng vùng dưới, sốt. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh nhân có thể bị thiếu máu nặng, cơ thể mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân.

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm loét đại tràng và trực tràng được xác định bao gồm: nhiễm khuẩn đường tiêu hóa; hội chứng ruột kích thích; ảnh hưởng của quá trình xạ trị cho bệnh nhân ung thư; ký sinh trùng ký sinh đường ruột; mắc bệnh Crohn; táo bón hoặc uống nhiều rượu bia…

Bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu như trên để được điều trị kịp thời. Bệnh có thể chẩn đoán bằng phương pháp nội soi trực tràng hoặc trực tràng. Nếu phát hiện bệnh muộn, các biến chứng mà bệnh viêm loét đại trực tràng gây ra sẽ càng nguy hiểm hơn.

Xem thêm: [REVIEW] Motaphan có tốt không? Giá bao nhiêu? Cách sử dụng, Nơi bán

Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Đi ngoài ra máu do ung thư trực tràng đại trực tràng
Đi ngoài ra máu do ung thư trực tràng đại trực tràng

Các khối u lành tính ở đại tràng hoặc trực tràng được gọi là Polyp, khi các khối u này tăng sinh quá mức hình thành khối u ác tính chèn ép hoạt động của nhiều tế bào xung quanh, gọi là bệnh ung thư ở đại tràng/ trực tràng. Bệnh xuất phát từ Polyp đại trực tràng khi không được điều trị kịp thời, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên đa số gặp ở người lớn tuổi, khi cơ quan tiêu hóa không còn hoạt động hiệu quả.

Nhiều khối u ác tính chèn ép, kích ứng và gây viêm các mạch máu ở đại trực tràng dẫn đến triệu chứng đi ngoài ra máu tươi. Máu trong trường hợp này thường có màu đỏ tươi, có kèm theo mủ và dịch có mùi hôi tanh, lượng máu mất đi phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u.

Ngoài ra, bệnh ung thư đại trực tràng còn có những dấu hiệu đặc trưng khác như: buồn nôn hoặc nôn ói; đau bụng; đầy bụng; thay đổi thói quen đại tiện; tiểu tiện không tự chủ hoặc tiểu rắt khi khối u phát triển tác động đến bàng quang; tiêu chảy thường xuyên nhưng cũng có lúc lại bị chứng táo bón; phân dẹt và lỏng; cơ thể cảm thấy mệt mỏi kéo dài; chán ăn; sụt cân không rõ nguyên nhân. Ở giai đoạn cuối của bệnh, bệnh nhân bị sụt cân nghiêm trọng, số lần đại tiện tăng lên, đi cầu ra máu nhiều và có màu đỏ tươi.

Tỷ lệ tử vong của bệnh ung thư đại trực tràng rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, người bệnh thường nhầm lẫn với bệnh trĩ ở giai đoạn đầu và điều trị sai cách. Bạn nên quan sát kỹ những thay đổi của bản thân để có thể phát hiện ra bệnh và điều trị hiệu quả.

Xuất huyết đường tiêu hóa trên

Khác với các bệnh lý trên, triệu chứng đi nặng ra máu trong xuất huyết đường tiêu hóa thường có máu màu đen lẫn trong phân do nguyên tử sắt trong nhân Hem bị oxy hóa khi đi qua các cơ quan tiêu hóa. Các tổn thương ở đường tiêu hóa trên bao gồm các cơ quan như miệng, thực quản, dạ dày, ruột non. Bạn cũng nên phân biệt với các bệnh ung thư dạ dày, ung thư ruột non vì các bệnh lý này cũng có các dấu hiệu đi nặng ra máu đen để có liệu pháp điều trị hiệu quả.

Biến chứng có thể xảy ra khi đi cầu ra máu

Thiếu máu trầm trọng

Biến chứng trực tiếp của triệu chứng đi ngoài ra máu là việc mất đi một lượng máu trong cơ thể. Tùy vào nguyên nhân và mức độ của bệnh lý mà lượng máu mất đi có thể là nhiều hay ít, màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, chảy thành tia hoặc nhỏ giọt.

Trong trường hợp thiếu máu khởi phát, cơ thể người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, sụt cân, da xanh xao, đau đầu, suy giảm trí nhớ, chóng mặt. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với người làm việc trên cao hoặc khi đang lái xe.

Khi một số bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng hơn như bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4 hoặc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối, máu mất đi qua hậu môn nhiều và khó kiểm soát, hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể từ đó mà rối loạn.

Đối với phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em đi ngoài ra máu, thiếu máu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Người mẹ thiếu máu làm cơ thể suy nhược, thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh hoặc sinh non.

Liệu pháp điều trị khi bị thiếu máu trầm trọng do đi ngoài ra máu điển hình là điều trị nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này, đồng thời bổ sung sắt cho bệnh nhân thông qua việc uống sắt trực tiếp hoặc ăn các thực phẩm giàu nguyên tố này để tái tạo lượng máu mất đi.

Suy yếu hệ thống miễn dịch tự nhiên

Đi ngoài ra máu gây suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên
Đi ngoài ra máu gây suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên

Lượng máu mất đi cũng có nghĩa là các yếu tố bảo vệ cơ thể trong máu (bạch cầu, tiểu cầu,..) cũng biến mất và sức đề kháng cũng bị suy giảm. Hiểu đơn giản là khi bạn bị một vết thương ở tay, thông thường các yếu tố bạch cầu sẽ tiêu diệt vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong cơ thể thông qua vết thương đó, đồng thời tiểu cầu và các yếu tố đông máu sẽ làm vết thương mau lành hơn. Khi các yếu tố bảo vệ đó bị mất đi làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Suy giảm hệ thống miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác như lao, giang mai, HIV-AIDS, sùi mào gà,…

Ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày

Đi vệ sinh ra máu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, bất an, lo lắng về sức khỏe, đau đớn vùng hậu môn cùng với sự bất tiện khi đi ngoài ra máu nhiều lần,… làm cho chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc giảm đi đáng kể.

Tác hại khác

Các nguyên nhân dẫn đến đi đại tiện ra máu đa số là do tổn thương ở vùng hậu môn hoặc đường tiêu hóa. Khi các tổn thương này không được khử trùng sạch sẽ thì nguy cơ nhiễm khuẩn là rất cao. Đặc biệt là trong trường hợp táo bón, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ là các bệnh lý điển hình tổn thương vùng hậu môn và nguy cơ nhiễm khuẩn cao do thường xuyên tiếp xúc với chất thải chứa nhiều vi khuẩn đường ruột. Khi các biến chứng trở nên nguy hiểm có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, hoại tử thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác

Triệu chứng đi ngoài ra máu thường có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường sau khi đi đại tiện. Tuy nhiên, có một vài bệnh lý có triệu chứng khởi phát thường khá giống nhau hoặc có thể do đánh giá sai của bản thân về dấu hiệu bệnh mà dẫn đến chẩn đoán sai về nguyên nhân bệnh trực tiếp dẫn đến đi ngoài ra máu. Vì vậy, bạn nên để ý kĩ sự thay đổi của cơ thể và thăm khám bác sĩ ngay khi có thể để được điều trị kịp thời.

Dưới đây là các phương pháp giúp chẩn đoán chính xác bệnh thường được áp dụng tại bệnh viện và trung tâm y tế hiện nay:

  • Nội soi đường tiêu hóa: dạ dày, ruột non, tá tràng, trực tràng;
  • Xét nghiệm chức năng gan;
  • Siêu âm gan mật;
  • Lấy mẫu xét nghiệm niêm mạc dạ dày tìm vi khuẩn HP;
  • Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân;
  • Một vài phương pháp có thể được bác sĩ chỉ định thêm như: chụp khung đại tràng, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, siêu âm…

Cách chữa trị đi ngoài ra máu

Đối với từng mức độ, nguyên nhân và tần suất đi đại tiện ra máu khác nhau mà các phương pháp xử trí cũng khác nhau. Nếu lượng máu mất đi không quá nhiều và không thường xuyên xảy ra đồng thời không kèm theo bất kể dấu hiệu nào khác thì bạn có thể điều trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian. Ngược lại, nếu triệu chứng tiến triển nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Dưới đây là các thuốc dạng uống, thuốc bôi và chế độ dinh dưỡng điển hình trong liệu pháp điều trị triệu chứng đại tiện ra máu của các chuyên gia y tế. Các thông tin này chỉ nên tham khảo khi điều trị bệnh, không nên áp dụng cho mọi trường hợp bệnh nhân vì phác đồ trên mỗi bệnh nhân khác nhau là khác nhau.

Đi ngoài ra máu uống thuốc gì?

Điều trị đi ngoài ra máu uống thuốc gì?
Điều trị đi ngoài ra máu uống thuốc gì?

Các thuốc Tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh, sử dụng thuận tiện. Các loại thuốc Tây y thường được chỉ định trong liệu pháp điều trị bao gồm thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh và làm giảm triệu chứng chảy máu, giảm đau, chống viêm nơi bị tổn thương. Trên thực tế, không phải cứ gặp triệu chứng đi đại tiện ra máu là áp dụng 1 liệu trình dùng thuốc giống nhau. Đối với bệnh nhân, cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng thực chất là gì, từ đó mới có thể điều trị hiệu quả.

Thuốc chữa bệnh Trĩ

  • Thuốc kháng sinh: Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen,…
  • Thuốc bôi vùng hậu môn: Zinc oxide, Resorcinol, Bismuth Subgallate, Acid Boric,…
  • Thuốc đặt vùng hậu môn: thuốc đạn Avenoc, thuốc Neo Healar, Witch Hazel, Proctolog,…

Thuốc chữa bệnh Polyp đại trực tràng

  • Các liệu pháp điều trị bệnh Polyp đại trực tràng đều dẫn đến kết quả cuối cùng là điều trị ngoại khoa: cắt bỏ các khối u lành tính. Vì vậy, các thuốc trong điều trị bệnh này đều nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho phẫu thuật sau này.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể được chỉ định các thuốc làm giảm triệu chứng như giảm mất máu, giảm đau,…

Thuốc điều trị viêm loét đại tràng

  • Thuốc chống viêm: Sulfasalazine, Mesalamine, Olsalazine, Balsalazide,…
  • Đối với các trường hợp tiên lượng bệnh nặng hơn, bác sĩ chỉ định thuốc Corticosteroid là một thuốc kháng sinh mạnh. Tuy nhiên, loại thuốc này có khá nhiều tác dụng phụ như huyết áp cao, loãng xương,…

Thuốc trong điều trị xuất huyết đường tiêu hóa

  • Mục đích chính trong liệu pháp điều trị bệnh này cần dựa vào nguyên nhân. Các thuốc được chỉ định bao gồm các thuốc cầm máu, tái tạo lượng máu tuần hoàn mất đi qua hậu môn, chống sốc, thuốc kháng sinh chống viêm,…

Khuyến cáo

Thuốc kháng sinh có tác dụng tốt và hầu hết được dùng trong điều trị triệu chứng đi cầu ra máu bởi nó có tác dụng kháng viêm, giảm đau, nhanh chóng hồi phục vết loét, kích thích tái tạo tế bào, tăng tính bền thành mạch. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh còn giúp cầm máu, hạn chế tối thiểu lượng máu mất đi. Tuy nhiên, thuốc lại có nhiều tác dụng không mong muốn khi sử dụng đồng thời có thể dễ tái phát sau khi ngừng dùng thuốc sau một thời gian.

Xem thêm:Thuốc trĩ HemorrhoSTOP dạng kem bôi có tốt không? Mua ở đâu? Giá bán

Dùng kem bôi

Bên cạnh việc sử dụng thuốc đường uống thì các loại kem bôi cũng được chỉ định để làm giảm các triệu chứng khi đi ngoài ra máu. Các loại kem bôi thông thường có bản chất là các thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau, chống viêm, cầm máu, có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với thuốc đường uống để tăng hiệu quả điều trị.

Trước khi bôi thuốc ở vùng bị tổn thương, bạn nên rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch để thuốc có thể phát huy tác dụng cao nhất. Các loại thuốc bôi để điều trị triệu chứng đại tiện ra máu trên thị trường hiện nay gồm có: Zinc oxide, Resorcinol, Bismuth Subgallate, Acid Boric, Hydrocortisone 1%, Phenylmercuric Nitrate,… Cũng giống như các thuốc đường uống, bạn không nên tự ý sử dụng các loại kem bôi khi chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn đến đi nặng ra máu, chỉ được phép sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Đi ngoài ra máu nên ăn gì?

Đối với nhiều nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra máu, ví dụ như hiện tượng táo bón, chế độ dinh dưỡng là yếu tố chủ yếu quyết định tình trạng cũng như khả năng phục hồi của cơ thể người bệnh. Chính vì vậy, thay vì uống các loại thuốc hay dùng kem bôi để điều trị, việc thay đổi thói quen sống và chế độ dinh dưỡng thường ngày được xem là biện pháp đơn giản và đem lại hiệu quả điều trị cao.

Các loại thực phẩm nên bổ sung cho cơ thể

Các thực phẩm tốt cho cơ thể khi bị đi ngoài ra máu
Các thực phẩm tốt cho cơ thể khi bị đi ngoài ra máu
  • Thực phẩm giàu chất xơ và Magie: có trong các loại rau,củ, quả như: sữa, khoai lang, đậu xanh, chuối tiêu, rau đay, rau dền, đậu đũa, đu đủ,…Theo đó, các thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng làm mềm phân; còn Magie giúp làm tăng nhu động ruột, kích thích hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
  • Hoa quả chứa nhiều Vitamin C: Vitamin C có công dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, giúp hấp thu Sắt tốt hơn, khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu hiệu quả. Vitamin C có nhiều trong các loại cam, bưởi, chanh, mận, kiwi,…
  • Thực phẩm bổ sung Sắt: bù đắp lượng Sắt mất đi vào trong cơ thể thông qua các loại thịt đỏ như thịt bò, cá hồi,…để giảm các triệu chứng thiếu máu trong trường hợp đi nặng ra máu quá nhiều.
  • Uống nhiều nước: Nước giúp thải trừ các chất độc ra ngoài cơ thể, duy trì tuần hoàn, chống đông máu, tham gia vào quá trình chuyển hóa tạo năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, trong bất kể trường hợp nào, bệnh nhân cũng nên được cung cấp 2 lít nước/ ngày.

Thực phẩm không nên ăn khi đi ngoài ra máu

Các thực phẩm nên hạn chế
Các thực phẩm nên hạn chế
  • Đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, nước uống có màu, có gas;
  • Hạn chế tối đa ăn socola: Socola làm giảm nhu động ruột; làm chậm quá trình di chuyển thức ăn từ ruột già đến hậu môn làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn;
  • Chuối tiêu xanh: chất Pectin trong chuối xanh hút nước trong phân khiến phân trở nên khô cứng, vón cục. Nếu tình trạng này kéo dài, hiện tượng táo bón có thể xuất hiện kèm theo triệu chứng đi ngoài ra máu;
  • Rượu, bia, đồ uống có cồn; thuốc lá.

Phẫu thuật

Trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả, các bác sĩ điều trị sẽ chỉ định các phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật cắt trĩ, cắt Polyp,…Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và chế độ sinh hoạt hợp lý để bệnh nhanh hồi phục.

Cách điều trị đi ngoài ra máu hiệu quả bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian có nhiều bài thuốc quý có tác dụng chữa đi cầu ra máu rất tốt, ngoài ra, còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải độc, mát gan, hạ hỏa,…Bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian sau đây tại nhà để điều trị chứng đi đại tiện ra máu.

Điều trị đại tiện ra máu bằng rau diếp cá

Sử dụng rau diếp cá hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu
Sử dụng rau diếp cá hỗ trợ điều trị đi ngoài ra máu

Rau diếp cá có tác dụng giải nhiệt, tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa thức ăn,…

Cách thực hiện:

  • Ăn trực tiếp: Sử dụng như một loại rau trong thức ăn hàng ngày;
  • Xay thành nước ép: cho rau diếp cá cùng một ít nước vào máy xay nhuyễn, chắt lấy nước, có thể cho thêm đường vào tùy khẩu vị, uống trước khi ăn một tiếng;
  • Nên duy trì thói quen ăn/ uống rau diếp cá hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị.
  • Công dụng: rau diếp cá cải thiện đáng kể tình trạng đi đại tiện ra máu cho người bị bệnh trĩ, táo bón kéo dài, người thường xuyên dùng rượu, bia, thuốc lá.

Chữa đi nặng ra máu tại nhà bằng lá ngải cứu

  • Lá ngải cứu là vị thuốc dân gian quen thuộc của Đông y. Lá ngải cứu có vị hơi đắng, công dụng tốt trong giảm đau, chống viêm, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa,…
  • Cách thực hiện: lá ngải cứu được giã nát, đắp vào vùng tổn thương ở hậu môn, giữ cố định qua đêm. Duy trì thực hiện trong khoảng thời gian dài để thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.

Điều trị đi vệ sinh ra máu bằng cỏ nhọ nồi

  • Cỏ nhọ nồi là cây cỏ rất phổ biến ở nước ta, mọc hoang dại ở ven đường, bãi cỏ, vườn nhà,…Công dụng của loại cây cỏ này là công năng can, thận hư âm, cầm máu tốt trong các trường hợp đi cầu ra máu, ho ra máu, nhiệt huyết,… Vì vậy, cây nhọ nồi thường được dùng để cầm máu khi lượng máu mất đi nhiều qua hậu môn.
  • Cách thực hiện: Cây nhọ nồi được rửa sạch, lấy cả rễ, xay lấy nước hòa cùng với một chén rượu nóng để uống, dùng bã để đắp vào hậu môn.

Chữa đi ngoài ra máu bằng rau sam

Chữa đi ngoài ra máu bằng rau sam
Chữa đi ngoài ra máu bằng rau sam
  • Rau sam có công dụng giải nhiệt, giải độc, kháng viêm, nhuận tràng, lợi tiểu. Duy trì sử dụng vị thuốc này để cải thiện đi nặng ra máu, đồng thời bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, hạ hỏa.
  • Cách thực hiện: Lấy nước của cây rau sam đem hòa với mật ong cho dễ uống, ngày uống 1 lần trước khi ăn.

Toàn bộ bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn khái quát nhất về triệu chứng đi ngoài ra máu tươi. Nếu bản thân gặp phải triệu chứng này cũng đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh để tìm cách xử trí tốt nhất. Hiện nay, nhà thuốc Vinh Lợi chúng tôi có đầy đủ các loại thuốc trong điều trị nguyên nhân cũng như triệu chứng đi vệ sinh ra máu, bạn có thể tìm hiểu thêm trên website chính thức của nhà thuốc. Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như giải đáp các thắc mắc, vui lòng liên hệ đến đường dây nóng dưới đây để được tư vấn.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn