Phụ nữ từ lúc mang thai đến khi sinh con đều phải chịu rất nhiều vất vả. Sau khi sinh nở cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề. Trong đó bị bệnh trĩ sau sinh là một vấn đề mà rất nhiều chị em gặp phải. Vậy tại sao sau sinh lại mắc bệnh này, cách chữa trị như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Vinh Lợi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về bệnh trĩ sau sinh.
Bệnh trĩ sau sinh là bệnh gì?
Trước tiên, cùng tìm hiểu sơ lược về bệnh trĩ. Đây là căn bệnh xuất hiện do sự giãn nở quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở hậu môn, gồm 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại với 4 cấp độ khác nhau. Cấp độ 1,2 là cấp độ nhẹ búi trĩ vẫn còn chưa sa hẳn, có thể co lại được. Cấp độ trĩ 3,4 là cấp độ nặng búi trĩ đã bị sa xuống, hậu môn thường xuyên đau rát, phù nề, dễ nhiễm trùng.
Phụ nữ sau sinh vì nhiều nguyên nhân khác nhau tác động như rặn đẻ, táo bón,… nên có nguy cơ cao mắc phải bệnh trĩ. Căn bệnh này không những đem lại rất nhiều bất tiện trong cuộc sống mà còn dễ làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các chị em. Do sau khi sinh người mẹ cần cho con bú nên cần có biện pháp xử lý thích hợp để điều trị đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Hình ảnh bệnh trĩ sau sinh
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh sau sinh
Phụ nữ từ khi mang thai đến lúc sinh con đều có rất nhiều yếu tố nguy cơ để dẫn đến bệnh trĩ. Có thể điểm tên một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Có tiền sử bị bệnh trĩ trước đây. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng trĩ của người mẹ trở nên nặng hơn sau khi sinh. Hơn nữa, ở phụ nữ có thai dễ bị mắc trĩ trở lại do nồng độ Progesterone tăng cao khiến giãn nở các tĩnh mạch và dễ ứ máu. Ngoài ra còn có thể do chế độ chăm sóc sinh hoạt không hợp lý nên càng khiến bệnh nặng hơn và xuất hiện nhiều biến chứng.
- Tình trạng táo bón cũng rất hay gặp ở mẹ bầu do rối loạn tiêu hóa, ít vận động, thường xuyên nằm lâu, chế độ ăn thiếu chất xơ khiến việc đi ngoài bị trì trệ dễ dẫn đến táo bón. Táo bón thường xuyên lâu dần sẽ hình thành bệnh trĩ.
- Rặn đẻ quá sức trong quá trình sinh con cũng là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến trĩ. Khi đó do tử cung mở rộng làm tăng áp lực lên khung chậu khiến sa giáng các búi trĩ.
- Một nguyên nhân khác là do áp lực từ trọng lực từ thai nhi đến vùng trực tràng hậu môn. Nếu thai nhi lớn sẽ tạo áp lực lên ổ bụng, chèn ép vùng bụng dưới khiến căng phồng tĩnh mạch hậu môn, dễ làm xuất hiện trĩ.
- Còn với trường hợp sinh mổ cũng dễ bị trĩ do người mẹ sau sinh sẽ bị khâu một số mạch máu ở hậu môn. Khi các mạch máu hậu môn bị tổn thương sẽ dễ bị phù nề, viêm nhiễm tạo điều kiện cho trĩ xuất hiện.
- Nhiều chị em lại do mong muốn lấy lại vóc dáng sau sinh mà áp dụng nhiều phương pháp ăn kiêng khác nhau. Nếu không có chế độ ăn uống phù hợp, ít chất xơ, giảm uống nước sẽ dễ làm nặng thêm tình trạng bệnh trĩ.
- Với những mẹ bị dãn phế quản, viêm phế quản mạn tính hoặc thường xuyên phải làm việc nặng… nguy cơ mắc trĩ cũng cao hơn do bị tạo áp lực lên ổ bụng.
Tuy nhiên bệnh trĩ sau sinh sẽ không quá nguy hiểm nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu của bệnh trĩ sau khi sinh
Các mẹ hãy lưu lại các dấu hiệu sau đây để kịp thời phát hiện, điều trị trĩ tránh các biến chứng phức tạp sau này:
- Xuất hiện máu sau khi đi ngoài: Ban đầu, máu có thể chưa ra nhiều, tần suất cũng khá nhỏ. Thường thì chỉ phát hiện nhờ vệt máu trong giấy vệ sinh sau khi đại tiện hoặc để ý thấy trong phân xuất hiện tia máu. Tuy nhiên về lâu dài số lượng và tần suất máu xuất hiện trong phân sẽ tăng lên. Thậm chí người bệnh có thể cảm nhận rõ thấy tia máu chảy ra từ hậu môn. Nhiều trường hợp khi máu chảy nhiều, có thể đông lại trong trực tràng và người bệnh có thể đại tiện ra cục máu đông.
- Ngứa rát khu vực hậu môn: Đây là một dấu hiệu dễ nhận biết và gây ra rất nhiều khó chịu cũng như bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Triệu chứng là người bệnh thường xuyên thấy ngứa ngáy, khó chịu hậu môn. Đau rát thường xuất hiện một thời gian sau khi cảm thấy ngứa, do hậu môn bị nứt làm người bệnh vô cùng khó chịu. Có thể sẽ xuất hiện cả một khối sưng đau khiến bệnh nhân không thể sinh hoạt bình thường, không thể ngồi xuống hay đi lại được.
- Búi trĩ bị sa giáng: Với cấp độ nhẹ 1, 2 bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt tương đối bình thường. Nhưng nếu để trĩ phát triển tới giai đoạn nặng hơn, giai đoạn 3, 4 khi búi trĩ đã sa giáng hẳn xuống việc sinh hoạt bình thường là vô cùng khó khăn thậm chí không thể di chuyển hay mang vác vật nặng, ngồi xuống cũng tương đối khó chịu.
- Ngoài ra cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác kèm theo như: xuất hiện dịch nhày ở hậu môn, viêm nhiễm vùng da hậu môn hay viêm trực tràng, u trực tràng.
Tốt nhất bạn nên đi thăm khám ở thời điểm ngay khi thấy bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau ngứa hậu môn.
Bệnh trĩ sau sinh có thể tự khỏi không?
Nếu điều trị sớm, kịp thời bệnh trĩ sau sinh hoàn toàn không đáng lo ngại. Tuy nhiên nhiều chị em lại chủ quan, ngại đi khám mà cố chịu đựng dẫn đến tình trạng trĩ ngày càng nặng thêm, đến khi đi khám thì cấp độ đã quá nặng có thể phải làm phẫu thuật để cắt trĩ.
Vì vậy ngay sau khi nhận biết thấy các dấu hiệu của bệnh trĩ sau sinh các mẹ hãy nhanh chóng tới thăm khám bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị bệnh trĩ sau sinh cho hiệu quả nhanh và tốt nhất.
Bệnh trĩ sau sinh có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên bệnh trĩ sau sinh hoàn toàn không nguy hiểm và có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên nếu để lâu có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp dễ để lại các hậu quả nguy hiểm.
Các biến chứng có thể gặp thường có:
- Tắc mạch là một biến chứng hay gặp cả với trĩ nội và trĩ ngoại do cục máu đông tồn tại trong mạch máu khi thăm khám thấy khối sưng lên màu phớt xanh. Với tắc mạch trĩ nội người bệnh sẽ cảm nhận thấy cảm giác vướng víu, đau nhức trong hậu môn, khi rạch nhẹ khối máu đông sẽ lập tức trào ra. Với trĩ ngoại, có thể sau khi rạch lấy cục máu đông người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, nhưng cũng có thể gây rỉ máu, nhiễm khuẩn, hoại tử vùng da trên. Việc mang vác nặng sau sinh, rặn khi đại tiện… dễ tạo áp lực lên hậu môn, gây xung huyết, dễ dẫn đến tắc mạch trĩ.
- Một biến chứng nguy hiểm mà ít người biết đến đó là rối loạn thần kinh phản xạ tiết niệu, đau lưng do để lâu mà không điều trị trĩ.
- Hậu môn vốn là khu vực có nhiều vi khuẩn, nếu bị trĩ, khu vực này dễ bị nứt, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh thâm nhập gây tình trạng bội nhiễm vi khuẩn.
- Khi bị trĩ cấp độ nặng sẽ có thể xuất hiện dịch nhày ở hậu môn, kích ứng, gây viêm nhiễm và một số bệnh về da ở khu vực này.
- Bị trĩ lâu ngày chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của hậu môn, khiến bệnh nhân đi ngoài khó khăn, thậm chí đi đại tiện mất tự chủ.
- Khi bị ra máu quá nhiều khi đi đại tiện bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng thiếu máu. Hơn nữa sẽ rất nguy hiểm nếu áp xe ở hậu môn bị chảy máu rất có thể các vi khuẩn sẽ đi vào và gây ra nhiễm trùng máu ở người bệnh.
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh
Một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh đó chính là việc thay đổi trong chế độ sinh hoạt và ăn uống.
Táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trĩ. Vì vậy phòng ngừa táo bón là rất quan trọng.
Các mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2 lít một ngày để các chất cặn bã được đào thải ra ngoài. Xây dựng một thực đơn giàu rau quả, các thực phẩm giàu chất xơ, các thực phẩm tốt giúp tránh táo bón như khoai lang, đậu, ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, trái cây giàu Vitamin C, chuối, dưa chuột, thanh long, đu đủ, cải bắp, cà chua,…
Không nên ăn các loại đồ ăn quá cứng, sử dụng các loại đồ ăn lỏng, mềm để dễ tiêu hóa. Uống thêm các loại trà thảo mộc, nước ép trái cây, các sản phẩm sữa ít béo.
Các mẹ bầu thường rất ngại vận động. Tuy nhiên các mẹ cũng nên vận động thường xuyên, chỉ cần các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,… tập trung luyện cơ vùng chậu giúp khu vực này khỏe hơn, tránh được nguy cơ mắc trĩ. Hạn chế ngồi xổm.
Các mẹ cũng cần luyện tập đi ngoài mỗi ngày đều đặn vào khung giờ cố định, đừng rặn quá sức, hay ngồi đại tiện quá lâu.
Cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi vệ sinh. Có thể dùng nước lá trầu không hoặc nước muối loãng để lau rửa.
Các phương pháp thường dùng để chữa bệnh trĩ sau sinh
Để đảm bảo sữa mẹ được an toàn cho bé cũng như để điều trị dứt điểm căn bệnh này thì ưu tiên hàng đầu là các phương pháp nội khoa, hạn chế tối đa việc dùng thuốc.
Cần điều chỉnh lối sống một cách khoa học: ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, tập thể dục đều đặn, không nhịn đi vệ sinh. Tốt nhất là đến thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu trường hợp trĩ đã quá nặng thì cần thiết phải can thiệp phẫu thuật.
Ngoài ra các chị em cũng có thể tham khảo một số cách chữa trĩ sau sinh tại nhà bằng các phương pháp dân gian.
Cách chữa bệnh trĩ sau sinh tại nhà bằng phương pháp dân gian
Sau đây là một số mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh khá hiệu quả từ kinh nghiệm dân gian:
Chữa bệnh trĩ sau khi sinh con bằng nha đam
Nha đam là một dược liệu dễ tìm, an toàn và cũng dễ thực hiện để hỗ trợ điều trị trĩ. Gel và các hoạt chất trong nha đam có tác dụng làm mát, xoa dịu cảm giác ngứa rát, khó chịu do trĩ. Một thành phần quan trọng khác giúp giảm các triệu chứng đau rát, viêm nhiễm, hỗ trợ phục hồi niêm mạc bị tổn thương ở hậu môn đó là enzym Bradykinin trong nha đam.
Có nhiều cách chữa bệnh trĩ sau sinh từ nha đam bao gồm:
- Dùng phần gel nha đam để bôi lên khu vực bị trĩ. Bỏ lớp vỏ, lấy phần thịt bên trong. Nhớ rửa sạch và lau khô hậu môn trước khi bôi. Bôi rồi để khoảng 10 – 15 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Kết hợp với dầu Oliu theo tỉ lệ 2 phần gel nha đam/1 phần dầu oliu (nếu không có dầu Oliu có thể thay bằng dầu dừa). Sau khi rửa và làm khô hậu môn, bôi hỗn hợp trên trực tiếp lên búi trĩ và khu vực quanh hậu môn.
- Kết hợp với đường phèn: Rửa sạch lá nha đam, bỏ phần vỏ xanh, đem ngâm trong nước muối 20 – 30 phút sau đó vớt ra đem thái nhỏ. Chuẩn bị nước đun sôi, cho nha đam đã thái nhỏ vào đun cùng đường phèn. Đun tiếp 20 phút rồi tắt bếp. Vậy là đã có một tô nha đam thơm ngon, bổ dưỡng để thưởng thức.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý trong nha đam có một số độc tố, ngoài ra chất nhựa của nha đam có tác dụng nhuận tràng, tẩy xổ. Do đó không nên sử dụng nước uống nha đam quá thường xuyên, bởi các chất này có thể vào sữa và ảnh hưởng tới bé.
XEM THÊM: Dùng hoa thiên lý chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? Cách sử dụng tại nhà
Cách trị bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh bằng nghệ
Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm đau, tiêu sưng, giúp khí huyết lưu thông. Hoạt chất chính trong nghệ là Curcumin có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa nên có thể hỗ trợ điều trị trĩ bằng cách giảm bớt các triệu chứng như đau, ngứa, giúp giảm kích thước búi trĩ.
Với phụ nữ sau sử dụng nghệ còn giúp liền sẹo, giúp nhanh phục hồi cơ thể sau khi sinh con.
Có thể sử dụng nghệ theo các cách sau đây:
- Kết hợp cùng muối ăn: Cần chuẩn bị các nguyên liệu được rửa sạch gồm nghệ tươi 1 củ giã nát, 1 quả sung bổ đôi, 2 nắm rau diếp cá. Đun tất cả các nguyên liệu trên với 2 lít nước sạch thêm chút muối ăn rồi đun trong khoảng 15 phút. Để nguội rồi dùng để rửa hậu môn.
- Kết hợp với bồ kết và các dược liệu khác: Nghệ tươi 1 củ giã nhuyễn, đun trong 2 lít nước cùng các loại lá mỗi loại một nắm gồm lá lốt, lá sung, cúc tần, ngải cứu. Khi nước đã sôi cho 5 quả bồ kết vào đun tiếp 10 phút. Đổ nước ra chậu nhân khi nước còn nóng dùng để xông hậu môn. Đợi nước nguội bớt thì dùng để rửa khu vực bị trĩ.
- Kết hợp cùng mật ong: Trộn 1 muỗng tinh bột nghệ với 2 muỗng mật ong pha trong nước ấm rồi uống. Thực hiện ngày 2 lần sáng tối.
Chú ý không nên dùng nghệ khi đói, tốt nhất nên uống sau bữa ăn.
Chữa bệnh trĩ sau sinh cho phụ nữ bằng vừng đen
Vừng đen có tác dụng hỗ trợ điều trị trĩ nhờ tác dụng giúp khí huyết lưu thông, tăng sức bền thành mạch, cầm máu, giảm đau, hạn chế viêm nhiễm. Hơn nữa vừng đen cũng rất giàu chất dinh dưỡng như Protein, chất xơ, Vitamin,… giúp kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, ngừa táo bón. Ngoài ra vừng đen còn giúp kích thích tăng tiết sữa, rất thích hợp cho các mẹ sau sinh.
Các mẹ có thể tham khảo một số cách chế biến sau:
- Kết hợp cùng mật ong: vừng đen khoảng 1kg đem rửa sạch, loại bỏ những hạt hỏng bị nổi lên trên mặt nước, rồi đem phơi khô. Sau đó đem rang cho đến khi có tiếng nổ lách tách là được. Bỏ vào lọ để bảo quản dùng dần. Khi cần sử dụng thì đem ra nghiền nát trộn với mật ong theo tỉ lệ 3:1 để được hơn một muỗng canh. Có thể ăn trực tiếp hoặc hòa vào nước để uống. Sử dụng đều đặn 1 lần mỗi ngày.
- Sắc nước uống: Chuẩn bị các nguyên liệu 4g mỗi loại gồm: vừng đen, bạch thược, sinh địa, trắc bách diệp, đại hoàng và 9g mỗi loại dược liệu gồm: xuyên khung, hồng hoa, đào nhân, xuyên khung, hoa hòe. Các nguyên liệu trên đem nấu trong 3 bát nước sạch. Khi thấy nước cạn bớt còn khoảng 1 bát thì tắt bếp. Uống đều đặn ngày một bát trong khoảng 1 tháng.
- Nấu cháo: Trước tiên dùng gạo nấu cháo như bình thường (80g gạo tẻ và 80g gạo nếp), khi mới bắt đầu đun cần đảo liên tục. Đến khi sôi thì thêm vào 30g vừng đen, 100g thịt lợn nạc, giảm nhỏ lửa và ninh đến khi cháo nhừ. Nêm nếm thêm mắm muối cho vừa miệng.
Cách trị bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh bằng quả lựu
Vỏ lựu với nhiều hoạt chất được dùng trong y học cổ truyền với tác dụng sát khuẩn, cầm máu… nên rất thích hợp để sử dụng chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh.
Tùy theo cách chế biến mà đem lại tác dụng điều trị khác nhau:
- Với trường hợp trĩ loét ra máu: dùng 50 – 100g vỏ lựu đem rửa sạch, sắc nước rồi xông hậu môn.
- Trường hợp đi ngoài ra máu, tiêu chảy trong thời gian dài: Dùng ruột lựu sấy khô rồi tán bột, mỗi lần uống 10 – 12g cùng nước cơm. Hoặc dùng vỏ giã nát sắc nước cho thêm một ít muối rồi uống.
Với cách chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh này thì ở người bị tăng huyết áp cần cẩn trọng khi dùng vỏ lựu vì có thể gây tương tác với một số thuốc điều trị tăng huyết áp.
Tương kị: không kết hợp dùng lựu cùng củ cải.
Dùng đu đủ chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh
Đu đủ vốn là một loại trái cây thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Liệu bạn có biết loại trái cây này cũng có tác dụng trong chữa bệnh trĩ sau sinh?
Không chỉ chứa nhiều Vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, trong đủ còn chứa ß-caroten. Đây là một tiền chất của Vitamin A, có tác dụng rất tốt hỗ trợ cho quá trình lành vết thương.. Theo y học cổ truyền, đu đủ có công dụng giải độc, thanh tâm, thanh nhiệt rất tốt để hỗ trợ trị trĩ.
Ngoài ra đu đủ cũng vô cùng thích hợp với các mẹ sau sinh do làm kích thích tiết nhanh và nhiều sữa hơn, rất an toàn đối với bé.
Sau đây là các cách sử dụng:
- Dùng đu đủ xanh: nguyên liệu là một quả đu đủ xanh còn nhiều nhựa, bổ đôi sau đó úp 2 nửa quả vào 2 bên cẳng chân, cuống hướng lên trên, buộc cố định bằng dây vải. Để yên như vậy qua đêm, sáng dậy rửa sạch, làm đều đặn ngày một lần. Nhớ phải vệ sinh sạch sẽ cơ thể nhất là khu vực hậu môn trước khi thực hiện.
- Nấu chè: 300g đu đủ chín, bỏ vỏ, bỏ hột, xay nhuyễn. Đun sôi phần đu đủ trên trong 500-700ml nước. Nước gần sôi thì cho đường trắng vào cho vừa miệng, khuấy đều, giảm lửa, đun thêm 5 phút rồi múc ra thưởng thức.
- Đu đủ ninh với xương lợn: Chần qua xương lợn đã rửa sạch sau đó đem đi hầm với đu đủ sau khi đã gọt vỏ, bỏ hạt và sắt thành miếng nhỏ. Lượng nước để hầm khoảng 1 lít, đun sôi trong khoảng 20 – 25 phút. Nêm nếm cho vừa miệng rồi thêm hành lá, vậy là được một tô xương hầm thơm ngon bổ dưỡng.
Ngâm nước ấm chữa bệnh trĩ sau khi sinh
Ngâm nước ấm là một phương pháp đơn giản, nhưng rất hiệu quả giúp lưu thông máu, làm dịu cơn đau, giảm bớt viêm sưng và kích ứng. Phương pháp này rất phù hợp với các trường hợp bị táo bón, khó đi đại tiện, trĩ bị sa xuống.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm nước sạch, thau/chậu nông, muối
Bước 2: Đun nước ấm cho vào chậu, thêm 1 ít muối, kiểm tra nhiệt độ cho thích hợp.
Bước 3: Ngâm hậu môn vào chậu đợi 15 – 20 phút rồi lau khô với khăn mềm.
Bạn cũng có thể thay thế muối bằng giấm hoặc Baking soda. Ngăn cấm thêm xà phòng, sữa tắm vì có thể gây kích ứng.
Sử dụng dầu dừa giảm bớt bệnh trĩ sau sinh
Dầu dừa được sử dụng do trong thành phần chứa acid Lauric giúp giảm đau rát, ngứa ngáy hậu môn. Ngoài ra tác dụng dầu dừa cũng có tác dụng chống viêm, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm khu vực hậu môn, giúp thúc đẩy hồi phục các vết thương ở niêm mạc hậu môn.
Không chỉ vậy, sử dụng dầu dừa còn giúp kích thích tiêu hóa, phòng ngừa táo bón do làm giảm hội chứng ruột kích thích. Vì vậy có thể dùng dầu dừa để hỗ trợ chữa bệnh trĩ sau sinh.
Có nhiều cách sử dụng mà chị em có thể tham khảo:
- Dùng dầu dừa nguyên chất: sau khi vệ sinh sạch sẽ, lau khô vùng bị trĩ, bôi trực tiếp dầu dừa lên búi trĩ và khu vực quanh hậu môn. Đợi 20 – 30 phút rồi rửa lại cho sạch sẽ bằng nước ấm. Chú ý khi bôi nên dùng bông gạc sạch tránh nhiễm khuẩn chéo. Thực hiện mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.
- Kết hợp với dầu cây phỉ với tỉ lệ 1:1 rồi bôi hỗn hợp lên hậu môn đã được vệ sinh sạch đợi 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
- Dùng dưới dạng viên đạn: 3 tép tỏi đã bóc vỏ, nghiền nhuyễn, thêm 3 thìa dầu dừa rồi trộn đều, cho vào khuôn rồi làm đông. Lau rửa sạch hậu môn rồi đặt viên đạn vừa làm được vào trực tràng.
Một số loại thuốc chữa bệnh trĩ sau sinh tốt nhất hiện nay
Hiện nay trên thị trường bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại thuốc dưới dạng bào chế khác nhau phục vụ cho điều trị bệnh trĩ cho mẹ sau sinh mà không làm ảnh hưởng đến em bé. Các mẹ có thể tham khảo một số thuốc chữa bệnh trĩ cho phụ nữ cho con bú sau đây:
Dạng kem bôi
Đây là dạng thuốc khá an toàn đối với mọi đối tượng, giúp chống viêm nhiễm, giảm đau ngứa hậu môn hiệu quả. Các thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh này cũng giúp giảm tình trạng phù nề các mạch máu hậu môn, tạo cho người sử dụng sự thoải mái trong sinh hoạt. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm thuốc bôi trĩ sau sinh trên thị trường hiện nay.
XEM THÊM: Kem bôi trĩ Expel: thành phần, công dụng và chống chỉ định khi sử dụng
Sử dụng thuốc nhuận tràng
Đây là loại thuốc giúp hỗ trợ giảm tình trạng táo bón, cải thiện tiêu hóa nên có rất tốt trong hỗ trợ điều trị trĩ cho các mẹ sau sinh. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng theo đúng liều lượng quy định để tránh các tác dụng không mong muốn.
Sử dụng SpoBio Trĩ
Đây là một sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay, được coi là một bước đột phá trong điều trị bệnh trĩ. Sản phẩm này giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bằng cách cung cấp cho đường ruột các bào tử lợi khuẩn.
Do đó giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, chống lại các vi khuẩn có hại ở đường ruột nên giảm táo bón, giúp đi vệ sinh dễ dàng. Xử lý từ nguyên nhân gây ra trĩ là táo bón nên sản phẩm này là một lựa chọn rất tốt cho người bị trĩ kể cả với các mẹ sau sinh.
Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm rất nhiều loại thuốc trị bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh khác trên thị trường, nhưng tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng và kết hợp với các phương pháp khác cho hiệu quả điều trị tốt nhất.
XEM THÊM: An Trĩ Vương có tốt không? Công dụng, Cách dùng hiệu quả, Giá bán
Kinh nghiệm chữa trĩ sau sinh được các mẹ chia sẻ
Bệnh trĩ khá phổ biến đối với phụ nữ sau sinh vì vậy hiện nay các chị em đều đang truyền tai nhau cách điều trị và phòng ngừa trĩ. Cùng xem qua một số kinh nghiệm chữa trĩ sau sinh được các mẹ chia sẻ:
Chị Hồng Nhung – 30 tuổi: “Hồi sinh bé thứ nhất thì mình không bị nhưng đến bé thứ 2 không biết có phải do thai nặng hơn hay chế độ ăn uống không hợp lý nên mình thường xuyên bị táo bón. Sinh bé xong một thời gian sau mình bắt đầu thấy đau ngứa hậu môn, đi khám thì được phát hiện là đã bị trĩ cấp độ 1. May là sớm phát hiện kết hợp với thuốc của bác sĩ, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, siêng ăn rau, uống nước, tập thể dục hơn, một thời gian sau mình cảm thấy đỡ hẳn. Hiện tại gần như đã khỏi hoàn toàn, sinh hoạt cũng trở về bình thường.”
Chị Bích – 28 tuổi lại chia sẻ: “Em từng bị trĩ hồi sinh viên rồi cơ, sau khi sinh em bé xong có thể do cố rặn quá sức nên búi trĩ mình bị lòi hẳn ra, sưng đau khó chịu, không làm được việc gì hết vì đau quá. Em cũng cố chịu một thời gian thử thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt xem thế nào mà không được. Cuối cùng vẫn phải đến bệnh viện khám, bác sĩ bảo đợi một thời gian nữa thôi là phải phẫu thuật rồi đấy. Sau khi tuân theo chỉ định điều trị của bác sĩ, ngoài ra áp dụng thêm phương pháp bôi dầu dừa lên búi trĩ đều đặn hàng ngày. Sau một thời gian búi trĩ đã co lại, tình trạng đau rát cũng giảm bớt hẳn. Thế nên các mẹ mà thấy có dấu hiệu bị trĩ thì nên đi khám ngay để lâu là hậu quả khôn lường đấy!”
Mẹ bé Bi chia sẻ: “Cho mình hỏi có mẹ nào bị trĩ sau sinh không ạ? Mình mới sinh bé một tháng trước, cũng bị trĩ áp dụng phương pháp sau thấy hiệu quả lắm nè! Đầu tiên là tạo cho mình thói quen đi đại tiện mỗi ngày: xoa gan bàn tay quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, cứ làm liên tục một lúc các mẹ sẽ thấy có cảm giác buồn ị, đi đại tiện rất dễ dàng. Các mẹ chú ý đừng cố rặn nhé! Càng rặn càng bị nặng đó ạ! Mình cũng có tham khảo và áp dụng một số kinh nghiệm dân gian: mỗi ngày đều ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm, uống nước nghệ pha với mật ong thấy khá hiệu quả. Các mẹ có kinh nghiệm gì nữa thì chia sẻ cho mình biết với nhé!”
Cô Hằng – 45 tuổi chia sẻ: “Hồi 23 tuổi tôi có bị trĩ sau khi sinh bé đầu tiên. Do tâm lý ngại đi khám nên cũng tìm hiểu mọi cách trị bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh tại nhà và thấy khá công hiệu. Mỗi ngày tôi đều chuẩn bị một quả đu đủ xanh, bổ đôi rồi đắp sao cho cuống quả quay lên trên vùng bị trĩ, cứ để thế qua đêm, kiên trì thực hiện một thời gian thì thấy hiệu quả khá tốt. Ngoài ra kết hợp ăn chè đu đủ, cố gắng ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, không nhịn đi vệ sinh thấy giảm hẳn táo bón, trĩ cũng cải thiện rất nhiều. Sau đó tôi có đi khám và mua thêm một số loại thuốc bôi để điều trị thêm, sau một thời gian thì gần như là khỏi hoàn toàn rồi.”
Chị Hồng Ánh – 34 tuổi: “Huhu, mình thì nặng hơn nhiều do chủ quan không đi khám ngay mà cứ cố chịu nên càng ngày càng nặng búi trĩ lòi hẳn ra. Đến lúc đi khám thì đã quá nặng rồi, bác sĩ yêu cầu phải phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật xong cũng phải ăn uống sinh hoạt điều độ nếu không thỉnh thoảng lại bị tái phát trở lại. Các chị em đừng như mình nhé!”
Như vậy qua chia sẻ của các mẹ, ta có thể rút ra một số lưu ý sau để phòng ngừa cũng chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh:
- Về chế độ ăn uống, sinh hoạt: Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý, ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước. Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày, tránh ngồi nhiều để phòng ngừa táo bón. Luyện cách đi vệ sinh đúng giờ mỗi ngày, không nhịn đi đại tiện.
- Chú ý đến các dấu hiệu của bệnh như đại tiện ra máu, ngứa ngáy, đau rát hậu môn để sớm phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
- Có thể tìm hiểu và áp dụng một số phương pháp dân gian kết hợp với chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.
Địa chỉ điều trị bệnh trĩ sau sinh uy tín hiện nay
Hiện nay do nhu cầu nên có rất nhiều quảng cáo về các phòng khám điều trị trĩ mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên mạng. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu kỹ cũng như xem các review về phòng khám trước khi có ý định tới thăm khám và điều trị. Để đảm bảo an toàn và chất lượng nhất bạn nên đến các bệnh viện lớn và uy tín để được khám, tư vấn và điều trị một cách hiệu quả.
Hiện nay các bệnh viện đều có các chuyên khoa giúp phục vụ người bệnh với đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản sẽ hướng dẫn và điều trị cho bạn một cách an toàn nhất.
Bệnh trĩ sau sinh rất phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của chị em phụ nữ. Hi vọng qua bài viết này các bạn có thể tìm ra được phương pháp phù hợp để chữa bệnh trĩ cho phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ sau sinh một cách hiệu quả. Chúc các mẹ đang mang bầu sẽ có cho mình một lối sống khỏe mạnh và các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa tối đa khả năng bị trĩ sau sinh!
Mình mới sinh bé được khoảng hai tuần, mấy hôm nay mình bắt đầu thấy đau rát hậu môn, liệu có phải mình bị trĩ không?
Chào bạn, bệnh trĩ sau sinh là một vấn đề mà rất nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh gặp phải. Trường hợp của bạn có những dấu hiệu, nguy cơ biểu hiện của bệnh trĩ sau sinh, bạn nên đến cơ sở y tế, bệnh viện hay phòng khám uy tín để thăm khám và biết được rõ tình hình cụ thể của mình.