Các cách ngâm rượu sâm cau bồi bổ sức khỏe đơn giản hiệu quả nhất

Các cách ngâm rượu sâm cau bồi bổ sức khỏe đơn giản hiệu quả nhất
Các cách ngâm rượu sâm cau bồi bổ sức khỏe đơn giản hiệu quả nhất
Đánh giá post

Sâm cau là một loại dược liệu phổ biến trong Đông y Việt Nam. Dược liệu này có nhiều công dụng hữu ích với xương khớp, thận và sinh lý phái mạnh. Người ta sử dụng sâm cau ngâm với rượu để phát huy ưu điểm của nó.

Bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ hướng dẫn bạn đọc về cách ngâm rượu sâm cau hiệu quả nhất.

Một số thông tin về sâm cau

Sâm cau (tên khoa học là Curculigo orchioides) còn được biết đến với tên ngải cau, cồ nốc lan, nam sáng ton, soọng ca, thài léng hoặc tiên mao. Thực vật này thuộc họ Tỏi voi lùn (Hypoxidaceae), mang đặc điểm đặc trưng của họ Tỏi voi lùn:

Sâm cau còn được biết đến với tên ngải cau, cồ nốc lan, nam sáng ton, soọng ca, thài léng hoặc tiên mao
Sâm cau còn được biết đến với tên ngải cau, cồ nốc lan, nam sáng ton, soọng ca, thài léng hoặc tiên mao
  • Cây thân thảo, cao khoảng 20 -30 cm hoặc cao hơn, là cây lâu năm.
  • Lá cây mọc thành từng cụm, giống lá cau, hình mũi mác, dài khoảng 40 cm. Hai mặt lá xanh và nhẵn.
  • Mỗi cây có 1 rễ chính phình thành củ, đâm xuống lòng đất và không phân nhánh. Các rễ phụ mọc quanh thân rễ chính. Màu sắc của củ sâm cau khác nhau tùy theo loài.
  • Hoa sâm cau mọc đơn lẻ, có màu vàng, nở vào cuối hè. Quả màu nâu bóng, thuôn dài, phình to ở đầu, bên trong chứa 1 – 4 hạt.
  • Sâm cau ưa ẩm, ưa sáng. Ở Việt Nam, cây thích hợp trồng ở các tỉnh vùng núi như Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang…

Nghiên cứu cho thấy thân và rễ sâm cau có nhiều thành phần dược chất quan trọng nên được sử dụng rộng rãi. Thân và rễ cây sâm cau chứa nhiều Curculiginis A hữu ích với sinh lý phái mạnh. Ngoài ra, trong sâm cau còn có nhóm chất cycloartan triterpen saponin, Norlignans, triterpenoids và phenol glycosides… đem lại nhiều tác dụng cho cơ thể.

Có hai loại dược liệu là củ sâm cau đỏ và củ sâm cau đen.

  • Củ sâm cau đỏ thường có màu đỏ tươi, một số khác có màu đỏ sẫm. Trồng lâu năm, sâm cau già củ sẽ có màu trắng do đó được gọi là sâm cau trắng. Loại sâm cau trắng này thường hiếm hơn.
  • Củ sâm cau đen mang màu đen đặc trưng, được sử dụng phổ biến với dược tính cao.

Quả sâm cau hàng năm khi già tự mở để phát tán hạt, phát triển thuận lợi vào mùa mưa ẩm. Tuy nhiên, bị khai thác quá mức đã làm sâm cau trở nên khan hiếm.

Tác dụng của sâm cau ngâm rượu

Sâm cau là dược liệu quý, tương tự các loại sâm khác ở Việt Nam. Trong Đông y cũng như y học hiện đại, sâm cau đều được sử dụng để bảo vệ sức khỏe bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có ngâm rượu.

Tác dụng của sâm cau ngâm rượu
Tác dụng của sâm cau ngâm rượu

Cách ngâm sâm cau với rượu giúp dược liệu này phát huy các tác dụng:

  • Cải thiện đời sống tình dục: Nhóm chất cycloartan triterpen saponin trong sâm cau có tác dụng làm tăng tiết hormon Testosterone nhờ tăng cường hoạt động của tế bào kẽ Leydig ở tinh hoàn.. Đồng thời, chất này còn chống co thắt, làm giãn cơ và cải thiện chất lượng tinh trùng. Bên cạnh đó, Curculiginis A lại kích thích ham muốn, tăng sinh tinh và thời gian quan hệ. Sử dụng rượu sâm cau là giải pháp an toàn để nâng cao bản lĩnh phái mạnh.
  • Bổ thận tráng dương: Thận là một cơ quan quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm chức năng lọc máu. Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, tác dụng hiệu quả vào gan, thận. Mọi người, bao gồm những người thận hư, thận yếu đều có thể sử dụng sâm cau để cải thiện chức năng của thận.
  • Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp: Đối tượng hay gặp các vấn đề về xương khớp thường là người già, người bị đau mỏi khớp… Theo đó, sử dụng rượu ngâm sâm cau tác động tới hệ xương khớp giúp xương chắc khỏe, chống lão hóa. Trong những trường hợp đau nhức toàn thân, tê thấp hay đau do thay đổi thời tiết, rượu sâm cau là một bài thuốc giảm đau hữu ích.
  • Ngăn ngừa nguy cơ về tim mạch, huyết áp: hỗ trợ ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, trụy tim mạch, đột quỵ.

Ngoài ra, sâm cau còn giúp chữa trị chứng lãnh cảm ở phụ nữ, bảo vệ gan… Người ta có thể dùng sâm cau để sắc thuốc hoặc hầm canh gà để cải thiện sức khỏe. Dù theo cách nào thì sâm cau cũng đem lại các tác dụng hiệu quả như mong đợi.

Các cách ngâm sâm cau tăng cường sinh lý hiệu quả

Sâm cau được ứng dụng rộng rãi hơn cả ở nam giới bởi chức năng tăng cường sinh lý. Sâm cau ngâm rượu cho thấy phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn cả. Các cách ngâm sâm cau hiệu quả phải kể đến:

Các cách ngâm sâm cau tăng cường sinh lý hiệu quả
Các cách ngâm sâm cau tăng cường sinh lý hiệu quả

Cách ngâm sâm cau tươi với rượu

Sâm cau tươi hay khô đều có thể ngâm rượu. Mỗi loại khác nhau sẽ có cách ngâm khác nhau để phát huy được triệt để tác dụng của chúng.

  • Cách ngâm sâm cau tươi với rượu: Ngâm sâm cau tươi cùng rượu theo tỷ lệ 1 – 3 (1kg sâm cau tươi – 3 lít rượu trắng). Có thể sử dụng rượu sâm cau sau 10 ngày ngâm trở lên.
  • Cách ngâm sâm cau khô với rượu: Tỷ lệ sâm cau khô – rượu là 1 – 4 hoặc 1 – 5 (1kg sâm cau khô – 4 hoặc 5 lít rượu trắng). Từ sau 3 tháng ngâm là có thể sử dụng sản phẩm.

Lưu ý:

  • Sâm cau cần rửa sạch hết đất, bụi bẩn trước khi ngâm. Ngâm sâm cau ngập trong rượu.
  • Nên dùng bình thủy tinh hoặc chum đất nung trong 1000 độ C để ngâm rượu. Với chum đất, nếu muốn rượu ngon hơn có thể hạ thổ chum rượu.
  • Không sử dụng can nhựa ngâm sâm cau.

Cách ngâm rượu sâm cau với ba kích

Ba kích là thực vật họ cà phê, mọc hoang ở rừng núi phía Bắc nước ta. Ba kích được sử dụng để làm thuốc trong y học bởi tác dụng chống viêm, tăng cường tác động của androgen. Ba kích ngâm cùng sâm cau với rượu điều trị thận hư, liệt dương, di tinh hiệu quả. Cách ngâm rượu sâm cau với ba kích đơn giản như sau:

  • Với sâm cau tươi:
  • Sâm cau rửa sạch, để khô ráo.
  • Ba kích tươi rửa sạch, đập dập và loại bỏ phần lõi bên trong, sử dụng phần thịt để ngâm rượu.
  • Sâm cau – ba kích – rượu ngâm theo tỉ lệ 1 – 1 – 10 (1kg sâm cau tươi – 1kg ba kích – 10 lít rượu trắng).
  • Sản phẩm sử dụng được từ sau 3 tháng ngâm trở lên.

Với sâm cau khô:

  • Rửa sạch sâm cau, loại bỏ tạp chất, bụi bẩn. Cắt sâm cau khô thành từng lát dày khoảng 0.5cm rồi đem lên bếp sao cho vàng.
  • Ba kích làm tương tự như với sâm cau tươi, chỉ thu lấy phần thịt sau đó phơi khô.
  • Cho 1kg sâm cau và 1kg ba kích khô vào bình rượu, ngâm cùng 30 lít rượu trắng. Sử dụng sau 3 tháng ngâm rượu.

Lưu ý: Nếu hạ thổ bình rượu ngâm, thời gian ủ lâu hơn, khoảng 5 – 6 tháng mới có thể sử dụng và sử dụng rượu 45 độ để ngâm.

Sâm cau ngâm với đinh lăng

Rễ đinh lăng có vị ngọt hơi đắng, có tác dụng bồi bổ khí huyết, đả thông kinh mạch. Danh y Hải Thượng Lãn ông còn gọi đinh lăng là “nhân sâm cho người nghèo”. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng sâm cau ngâm với đinh lăng đem lại nhiều công dụng hữu ích.

Cách ngâm sâm cau tươi với đinh lăng:

  • Sâm cau và rễ đinh lăng tươi rửa sạch cho hết đất, để ráo.
  • Ngâm 2 nguyên liệu trên với rượu theo tỉ lệ 1 – 1 – 9 (1kg sâm cau tươi – 1kg đinh lăng tươi – 9 lít rượu trắng)
  • Sau khoảng 1 tháng ngâm là có thể sử dụng.

Cách ngâm sâm cau khô với đinh lăng:

  • Củ và rễ đinh lăng rửa sạch, thái lát rồi phơi khô. Sâm cau khô đem rửa sạch và thái lát.
  • Đem sao trên bếp hai nguyên liệu trên tới khi vàng lại rồi ngâm chung vào bình rượu lớn.
  • Tỉ lệ ngâm: 1kg sâm cau – 1kg đinh lăng – 20 lít rượu trắng. Sử dụng sau 3 – 4 tháng ngâm rượu

Một số câu hỏi khác

Bởi công dụng tăng cường sinh lực phái mạnh, sâm cau hiện nay được nhiều nam giới săn lùng. Thêm nữa, các cách ngâm sâm cau với rượu tương đối đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, khi lựa chọn sâm cau, người ta vẫn còn một số thắc mắc:

Nên ngâm sâm cau tươi hay sâm cau khô?

Sâm cau đem lại mùi vị thơm ngon và công dụng tốt hơn khi ngâm với rượu. Một số ý kiến cho rằng ngâm tươi nguyên củ sâm cau là cách tốt nhất phát huy tác dụng của sâm cau. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng nên ngâm sâm cau khô với rượu.

Nên ngâm sâm cau tươi hay sâm cau khô?
Nên ngâm sâm cau tươi hay sâm cau khô?

Trong sâm cau tươi hơi có độc, trước khi ngâm cần phải sơ chế kỹ càng để loại bỏ độc tính, tránh gây tác dụng phụ. Hơn nữa, sâm cau tươi chứa nhiều nước, khi ngâm cùng rượu dễ làm loãng rượu. Với rượu có độ rượu nhẹ, có thể gây mùi, làm hỏng cả bình rượu.

Do vậy, nên ngâm sâm cau khô để sản phẩm tránh bị hỏng. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn ngâm sâm cau tươi để sử dụng và với mục đích trang trí, nên ngâm cùng rượu mạnh. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của rượu ngâm sâm cau tươi thấp hơn so với sâm cau khô.

Mua sâm cau ở đâu đảm bảo an toàn?

Sâm cau là mặt hàng được săn lùng nhiều nhất bởi các quý ông. Trên thị trường, không thể tránh khỏi việc bán sâm cau giả. Nhiều người sử dụng rễ cây bồng bồng có màu đỏ đặc trưng và rao bán với tên và giá của sâm cau đỏ. Do vậy, cần tìm hiểu kỹ lưỡng nơi mua bán sâm cau uy tín.

Ngoài ra, có thể mua sâm cau trực tuyến tại các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada… Trên các ứng dụng mua bán trực tuyến này, có nhiều nhà bán hàng đăng bán sâm cau. Hãy tìm hiểu kĩ những đánh giá, phản hồi của người mua để chọn được nơi mua uy tín.

Sâm cau có giá bao nhiêu?

Giá thành của sâm cau tươi hiện nay rơi vào khoảng 90000 – 150000 đồng/kg. Sâm cau khô có giá đắt hơn, từ 250000 – 400000 đồng/kg. Giá tiền có sự chênh lệch khác nhau phụ thuộc vào loại và thời gian thu hoạch khác nhau.

Những lưu ý khi sử dụng sâm cau

Sâm cau có nhiều công dụng với sức khỏe. Có vai trò là một vị thuốc trong hỗ trợ bảo vệ sức khỏe, sâm cau được ưa chuộng vì là dược liệu thuần tự nhiên. Tuy nhiên, không phải vì thế mà có thể sử dụng sâm cau một cách bừa bãi. Các bác sĩ đưa ra một số lưu ý khi sử dụng sâm cau như sau:

  • Sâm cau tươi có độc tính nhẹ, dễ gây tác dụng phụ. Do đó cần phải sơ chế kỹ càng. Cách sơ chế sâm cau tươi: Dùng bàn chải nhỏ cọ rửa sạch sẽ sâm cau, ngâm nước trong khoảng 30 phút và trong nước vo gạo 3 lần để khử độc.
  • Sử dụng một lượng rượu sâm cau nhất định mỗi ngày (khoảng 25 – 30ml), không lạm dụng gây kiệt sức.
  • Không sử dụng cho đối tượng hư yếu, hỏa vượng âm dư.
  • Ngâm sâm cau cùng các nguyên liệu khác với rượu theo đúng tỉ lệ. Các nguyên liệu phải được ngâm ngập trong rượu.

Bài viết trên đây cung cấp các thông tin chi tiết về tác dụng và cách ngâm rượu với sâm cau. Mong rằng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn ngâm sâm cau thành công.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn