[TÌM HIỂU] Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt trung bình
Chu kỳ kinh nguyệt trung bình
5/5 - (1 bình chọn)

Kinh nguyệt là mối quan tâm hàng đầu của chị em phụ nữ. Bài viết dưới đây nhà thuốc Vinh Lợi sẽ giúp cho các chị em hiểu rõ về chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày biết cách tính chu kỳ kinh nguyệt từ đó có thể theo dõi được chu kỳ kinh của mình và có những biện pháp can thiệp kịp thời nếu có sự thay đổi bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên hành kinh của tháng này tới ngày đầu tiên của tháng sau là 28 – 30 ngày. Một chu kỳ kinh nguyệt ngắn như 21 ngày hay dài như 32 – 35 ngày lặp lại đều đặn cũng có thể coi là bình thường.

Giữa các chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể xảy ra những thay đổi nhẹ do nhiều yếu tố bên ngoài tác động vào như stress, thuốc, chế độ ăn uống,…Ví dụ chu kỳ kinh nguyệt trước của bạn diễn ra trong 28 ngày nhưng kỳ tiếp theo lại diễn ra trong 30 ngày thì cũng có thể xem là bình thường. Nếu kỳ sau kéo dài đến 40 ngày và nhiều hơn thì có thể bạn đang gặp một vấn đề nào đó gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt vì vậy cần thăm khám bác sĩ ngay để được hỗ trợ và điều trị.

Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?
Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày?

Độ dài của 1 kỳ hành kinh thông thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Với các trường hợp hành kinh ngắn như 2 ngày hay dài đến 7 ngày thì có thể chấp nhận được. Đôi khi ngày kinh kéo dài từ 7 đến 10 ngày cũng có thể coi là bình thường nếu lượng máu kinh ít.

Lượng máu kinh bao nhiêu thì bình thường ?

Đối với một chu kỳ bình thường thì lượng máu kinh mất đi vào khoảng từ 50 đến 80 ml. Chú ý trong những ngày hành kinh, lượng máu thực tế chỉ chiếm 36% còn lại là các thành phần khác như chất nhầy cổ tử cung âm đạo, niêm mạc tử cung.

Để đo lượng máu trong mỗi lần kinh nguyệt có thể dùng cốc nguyệt san hay băng vệ sinh. Đới với cốc nguyệt san việc đo lượng máu kinh khá đơn giản vì bản thân cốc nguyệt san đã có thể tích sẵn, chỉ cần đánh dấu mỗi lần đo và ghi lại thể tích rồi cộng các thể tích lại. Còn với băng vệ sinh có thể đo bằng cách cho băng vệ sinh thấm nước và tính lượng nước mà băng vệ sinh thấm đầy.

Lượng máu kinh bao nhiêu thì bình thường ?
Lượng máu kinh bao nhiêu thì bình thường ?

Như vậy có thể tính ra được lượng máu kinh sau 1 lần dùng băng vệ sinh sau đó đánh dấu những lần dùng đó là có thể tính được máu kinh của 1 kỳ hành kinh.

Xem thêm: Dung dịch vệ sinh phụ khoa Betadine xanh có tốt không? Lưu ý, Giá bán

Những dấu hiệu của cơ thể cho thấy 1 kỳ kinh nguyệt bình thường

Những dấu hiệu báo sắp tới ngày dâu. Khó chịu ở vùng bụng đặc biệt khu bụng dưới, một số bạn nữ còn đau bụng dữ dội ở vùng bụng dưới khi hành kinh; dịch tiết âm đạo bất thường; tâm trạng bất thường; căng tức ngực; đau mỏi lưng; mất ngủ; rối loạn tiêu hóa; mụn xuất hiện nhiều.

Tuy nhiên không phải bạn nữ nào cũng sẽ có tất cả những dấu hiệu trên. Tùy theo cơ địa khác nhau các bạn nữ có thể gặp những dấu hiệu khác nhau.

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như thế nào ?

Thời gian hành kinh của mỗi người có thể khác nhau,thông thường là từ 3 đến 5 ngày nhưng cũng có trường hợp lên đến 7,8 ngày hoặc nhiều hơn. Nếu gặp những trường hợp bất thường về kinh nguyệt sau thì nên thăm khám bác sĩ sớm:

Rong kinh

Rong kinh là tình trạng hành kinh quá 7 ngày và lượng máu kinh ra nhiều những vẫn có tính chu kì. Còn rong huyết cũng là tình trạng lượng máu kinh ra nhiều quá 7 ngày nhưng lại không có tính chu kì. Rong kinh nếu kéo dài quá 15 ngày có thể gây tình trạng rong huyết gọi là rong kinh – rong huyết.

Nguyên nhân gây ra rong kinh được chia thành 2 loại: Rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như thế nào ? 
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như thế nào ?

Với rong kinh cơ năng thường ở giai đoạn đầu – thời kỳ mới dậy thì và giai đoạn cuối – thời kỳ tiền mãn kinh. Vì ở hai độ tuổi này,nội tiết tố biến đổi nhiều, lượng estrogen tăng lên hoặc giảm xuống đột ngột khiến lượng máu kinh ra nhiều và chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.

Với rong kinh thực thể: Do những tổn thương thực thể ở tử cung và buồng trứng như: viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…

Cường kinh

Là tình trạng máu kinh ra rất nhiều, ồ ạt và kéo dài nhiều ngày. Đây là một tình trạng xấu không những gây bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của các chị em phụ nữ.

Nguyên nhân gây ra cường kinh như mất cân bằng hormone, polyp tử cung,  polyp phát triển từ nội mạc tử cung, u xơ tử cung, lupus, bệnh viêm tiểu khung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung và một số nguyên nhân khác như liên quan đến các biện pháp tránh thai.

Cũng có trường hợp vừa cường kinh lại vừa rong kinh

Xem thêm: [CẢNH BÁO] Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì nguy hiểm như thế nào?

Vô kinh

Vô kinh là tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt trong một thời gian nhất định ở nữ giới đã dậy thì, chưa tiền mãn kinh và không mang thai. Nguyên nhân gây vô sinh gồm có 2 loại: Nguyên nhân thứ phát, nguyên nhân nguyên phát.

Nguyên nhân nguyên phát: Do các bộ phận sinh sản, bộ phận bài tiết hormone gặp những vấn đề nghiêm trọng: Khiếm khuyết của cơ quan sinh dục: không có buồng trứng hoặc buồng trứng bị tổn thương, tử cung bất thường hoặc không có tử cung; Khu vực não bộ, tuyến yên gặp những vấn đề bất thường khiến lượng hormone không thể được bài tiết.

Từ nguyên nhân trên có thể khiến một người con gái đã đến tuổi dậy thì những vẫn không có kinh nguyệt và có thể suốt đời cũng không có kinh nguyệt.

Nguyên nhân thứ phát: Phụ nữ đang cho con bú, Chế độ dinh dưỡng, Tác dụng phụ một số loại thuốc, sử dụng một số biện pháp tránh thai, Tử cung phẫu thuật để lại sẹo, U buồng trứng, suy buồng trứng sớm, Có những tổn thương ở tuyến yên hay bộ phận tiết hormome gây mất cân bằng nội tiết tố.

Vô kinh
Vô kinh

Những nguyên nhân thứ phát có thể nữ giới đang có kinh nguyệt bỗng nhiên mất kinh.Thời gian được xác nhận vô kinh thứ phát ở người có chu kỳ kinh nguyệt đầu là khoảng 3 tháng và với người có chu kỳ kinh nguyệt không đều là khoảng 6 tháng.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì ?

Chu kỳ kinh nguyệt là tập hợp những sự thay đổi lặp đi lặp lại về sinh lý của phụ nữ dưới sự điều khiến của các hormon sinh dục như estrogen, progesteron,… và rất cần thiết cho sự sinh sản. Ở một người phụ nữ bình thường chu kỳ kinh nguyệt xảy ra đều đặn hàng tháng từ khi dậy thì cho đến khi mãn kinh.

Máu kinh là hiện tượng bình thường trong quá trình diễn ra của chu kỳ kinh nguyệt ở một người phụ nữ khỏe mạnh khi đã dậy thì và chưa mãn kinh

Sự thay đổi bất thường về chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo phụ nữ có thai hoặc bệnh phụ khoa nào đó. Vì vậy, việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hết sức cần thiết.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp các chị em có thể theo dõi kinh nguyệt của mình và lên kế hoạch chăm sóc bản thân chu đáo cũng như có sự chuẩn bị trước cho ngày dâu của mình. Vậy làm thế nào để tính chu kỳ kinh nguyệt ?

Đầu tiên, các chị em nên đánh dấu “ngày dâu” xuất hiện đầu tiên đó cũng chính là bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt sau đó tiếp tục theo dõi và đánh dấu các ngày hành kinh tiếp theo.

Đánh dấu và ghi chú lại “ngày dâu” cuối cùng vì đây cũng là ngày kết thúc thời gian hành kinh.

Cuối cùng, hãy theo dõi cơ thể bạn cho đến ngày đầu tiên của kỳ hành kinh tiếp theo cũng có nghĩa đã kết thúc 1 chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Bạn đọc nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình trong vòng 6 tháng liên tiếp. Khi theo dõi chu kỳ kinh nguyệt các chị em có thể tính thời gian chu kỳ kinh nguyệt diễn ra cũng như thời gian hành kinh để có sự chuẩn bị tốt nhất cho “ngày dâu” của mình. Nếu như có xảy ra những rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt của mình, bạn đọc nên tham khảo ý kiến chuyên gia, thăm khám bác sĩ phụ khoa để được tư vấn, hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Hy vọng đây sẽ là một bài biết hữu ích dành cho bạn đọc đang tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt của bản thân cũng như biết chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày. Từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân.

2 BÌNH LUẬN

    • Chào bạn,
      Nếu chu kỳ của bạn 45 ngày nhưng đều đặn, máu ra không có bất thường và ngày kinh kéo dài 3-5 ngày thì không có gì đáng lo.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn