Từ lâu, ông cha ta đã phát hiệu những công dụng tuyệt vời của lá vông, hay còn gọi là lá vông nem, đặc biệt là trong việc chữa bệnh trĩ. Hãy cùng nhà thuốc Vinh Lợi tìm hiểu về lá vông chữa bệnh trĩ ngay bây giờ.
Sơ lược về dược liệu lá vông
Lá vông là lá của cây vông nem, đông y gọi thích đồng bì, tên khoa học Erythrineme orientalis (L)- một loại cây thân gỗ trồng nhiều ở vùng quê Việt Nam. Lá vông có tính bình, vị đắng, thường được dùng làm rau sống, gói nem, ăn với các loại bánh như bánh xèo, bánh khọt,…
Ngoài công dụng làm thực phẩm, lá vông nem còn được dùng trong đông y với các tác dụng chính là an thần, trị thấp khớp, kinh nguyệt không đều. Gần đây, người ta chú ý đến thêm công dụng nữa cũng đã được phát hiện từ lâu của lá vông nem, đó là dùng để chữa bệnh trĩ.
Vì sao lá vông được dùng trong chữa bệnh trĩ?
Tác dụng chữa bệnh trĩ của lá vông đã được nghiên cứu cả trong đông y và tây y.
Theo y học cổ truyền, lá của cây vông có vị đắng, tính bình, có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, an thần, sát trùng, hạ áp, giảm các cơn co thắt, trị giun sán, điều kinh,… Theo y học hiện đại, là vông chứa saponin, alkaloid có tác dụng kháng viêm, giảm đau, sưng, tấy, an thần, giảm mệt mỏi,…
Tóm lại, lá vông có tác dụng giảm đau, co cơ vòng hậu môn giúp giảm kích thước búi trĩ, đồng thời chống viêm, kháng khuẩn, làm giảm các triệu chứng bệnh. Điều trị bệnh trĩ bằng lá vông cần chú ý tuân thủ tuyệt đối về liều lượng tránh tích tụ chất độc của 1 số alkaloid gây các tác dụng phụ như mệt mỏi, sụp mí, đau khớp tay, chân,…
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông an toàn và hiệu quả tại nhà
Các bài thuốc sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ khá đơn giản, dễ thực hiện và an toàn nên bạn có thể tự làm tại nhà. Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông phổ biến và hiệu quả nhất mà chúng tôi tìm hiểu, sưu tầm được:
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông và lá thầu dầu
Lá thầu dầu là lá của cây thầu dầu tía, họ thầu dầu, tên khoa học Ricinus communis. Theo dân gian, lá thầu dầu có vị ngọt cay, tính bình có tác dụng bạt độc, chống ngứa, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả. Sử dụng lá vông kết hợp lá thầu dầu tía giúp tăng cao tác dụng cải thiện bệnh trĩ mà vẫn đảm bảo độ an toàn và lành tính.
Bạn có thể tham khảo phương pháp chữa bệnh trĩ bằng lá vông và lá thầu dầu sau đây:
- Chuẩn bị 1 nắm lá vông, 1 nắm lá thầu dầu, thái nhỏ rồi giã chung với nhau.
- Cho sản phẩm đã giã vào một miếng vải mỏng, hơ nóng nhẹ.
- Đem miếng vải trên đắp vào búi trĩ 10-15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Thực hiện đều đặn hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp giảm sưng, kháng viêm, cải thiện đau nhức.
Đắp hậu môn bằng lá vông chữa bệnh trĩ
Đây là cách khá đơn giản, phù hợp với các loại búi trĩ mới, búi trĩ có màu đỏ tươi. Bạn thực hiện chữa bệnh trĩ bằng lá vông đắp hậu môn như sau:
- Lấy khoảng 7 đến 9 lá vông tươi, loại lá bánh tẻ (không quá già, cũng không quá non), không sâu bệnh đem ngâm nước muối pha loãng, rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo nước.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
- Hơ lá đã chuẩn bị lên trên ngọn lửa cho nóng rồi đắp vào búi trĩ.
Sử dụng hằng ngày để nhận thấy thay đổi sau 1-2 tuần: các chất kháng viêm, sát trùng từ lá vông tác động làm giảm đáng kể kích thước búi trĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng lá vông và giấm thanh
Giấm thanh hay còn gọi là giẩm gạo, có vị đắng chua, khí ẩm, có tác dụng làm lành vết thương, tiêu hạch, giảm mụn nhọt sưng tấy, tiêu huyết ứ,…. Giấm thanh có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ bằng lá vông.
Để chữa bệnh trĩ bằng lá vông và giấm thanh, bẹn chỉ cần có 9-10 là vông loại lá bánh tẻ, sạch; 40ml giấm thanh và nước muối pha loãng. Sau đây là cách thực hiện:
- Rửa sạch lá vông, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút, vớt ra để ráo.
- Xay nhuyễn lá vông đã ráo nước, đem hỗn hợp đun sôi với giấm thanh đã chuẩn bị đến khi được hỗn hợp sệt.
- Để hỗn hợp đến khi hết bỏng (vẫn còn nóng) thì đắp trực tiếp lên búi trĩ, cố định bằng băng gạc.
- Để yên 2 tiếng, sau đó đem rửa sạch với nước.
Thực hiện 2 đến 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Chú ý khi đắp nên hạn chế di chuyển.
Kết hợp lá vông nem và lá sen chữa bệnh trĩ
Lá sen là một bộ phận của cây sen, tính mát, có khá nhiều công dụng như thanh nhiệt giải độc, cầm máu, trị mất ngủ, làm đẹp da, giảm béo, thanh lọc điều hòa cơ thể,… Lá sen khi kết hợp với lá vông nem sẽ thúc đẩy hiệu quả điều trị bệnh trĩ, vừa làm giảm kích thước búi trĩ vừa có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt.
Để dùng lá vông nem và lá sen chữa bệnh trĩ, bạn cần chuẩn bị lá sen và lá vông nem theo tỉ lệ 1:1 tùy nhu cầu sử dụng. Các bước thực hiện như sau:
- Rửa riêng từng loại lá với nước, ngâm nước muối pha loãng rồi rửa lại với nước sạch.
- Thái nhỏ rồi xay nhuyễn 2 loại lá với nhau, đun sôi với nước.
- Lọc thành 2 phần nước và bã. Phần nước uống vừa có tác dụng điều trị trĩ vừa giúp thanh nhiệt giải độc, phần bã còn nóng đem đắp vào hậu môn, để yên 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Thực hiện hàng ngày để nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chữa bệnh trĩ bằng lá vông và rượu trắng
Rượu trắng từ lâu đã được sử dụng để sát trùng, làm sạch. Sử dụng rượu trắng với lá vông nem để chữa bệnh trĩ cũng là một cách khá phổ biến và đơn giản bởi nguyên liệu dễ kiếm, gần gũi. Bạn cẫn chuẩn bị 9-10 lá vông nem loại bánh tẻ, 2 lít rượu trắng và thực hiện như sau:
- Rửa sạch lá, ngâm với nước muối loãng, để ráo rồi đem thái nhỏ, phơi khô trong bóng râm.
- Ngâm lá vông đã khô với 2 lít rượu trắng trong lọ thủy tinh, để trong khoảng 2 tuần.
- Dùng rượu đã ngâm rửa hậu môn mỗi tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 30ml rượu pha loãng với nước ấm.
Sử dụng hàng ngày để hạn chế đau nhức do búi trĩ đồng thời làm giảm kích thướng búi trĩ một cách nhanh chóng và an toàn.
Chữa bệnh trĩ bằng lá vông nem và thịt lợn
Nếu bạn đã chán những phương pháp bôi từ bên ngoài thì hãy thử một phương pháp khá mới lạ này nhé, vừa giúp đổi vị cho bữa cơm gia đình, vừa có tác dụng điều trị bệnh trĩ. Cách thực hiện như sau:
- Lá vông 1 nắm đem rửa sạch, thái nhỏ.
- Thịt lợn 100g băm nhuyễn, ướp gia vị, hạt tiêu, hành tím cho phù hợp khẩu vị.
- Đem thịt lợn đã ướp xào qua rồi thêm nước (khoảng nửa lít), đun sôi.
- Cho lá vông vào nước sôi, tiếp tục đun cho đến khi canh sôi lại, tắt bếp.
Trên đây là cách nấu canh là vông nem thịt lợn băm, bạn có thể chế biến nhiều món ăn khác nhau để thay đổi khẩu vị cũng như đem lại tác dụng điều trị tích cực.
Uống nước lá vông nhiều có sao không?
Bên cạnh tác dụng chữa bệnh trĩ, các alkaloid trong lá vông còn chứa một lượng nhỏ độc tố. Khi dùng lá vông nấu nước uống, nếu cho quá nhiều là vông (nấu quá đặc) đồng thời uống quá nhiếu sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc, bắt đầu từ các triệu chứng như sụp mi, sau đó là đau các khớp tay, chân,… Khi bắt gặp các triệu chứng này cần dừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp phù hợp và cân nhắc xem có nên tiếp tục sử dụng.
Do tác dụng không mong muốn trên, khi sử dụng là vông trị bệnh trĩ, đặc biệt là uống nước lá vông cần chú ý liều lượng phù hợp, tối đa 10-15 lá/ người/ ngày để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Đánh giá hiệu quả chữa bệnh trĩ bằng lá vông
Công dụng chữa bênh trĩ của lá vông đã được chứng minh trong các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng của cả đông và tây y. Những dược tính trong lá vông giúp giảm kích thước búi trĩ, đồng thời giảm đau, kháng viêm, giảm sự khó chịu mà căn bệnh này mang lại.
Lá vông chủ yếu hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ mới. Các trường hợp búi trĩ già, lâu năm cần can thiệp các biện pháp có công dụng mạnh hơn khác như dùng thuốc tây, phẫu thuật,…
Vì là vị thuốc đông y nên lá vông nem có độ an toàn cao, lành tính, tuy nhiên cần nhiều thời gian để tác động vào sâu bên trong và phát huy công dụng, do vậy người bệnh lựa chọn phương pháp này cần có sự kiên trì nhất định, không nản lòng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá vông
Nghiên cứu cả đông và tây y đều cho thấy công dụng tuyệt vời của lá vông trong điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả cũng như độ an toàn, tránh các tác dụng không mong muốn, khi sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Đa số các phương pháp trên chỉ có hiệu quả đối với các trường hợp trĩ nhẹ, búi trĩ mới khởi phát. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về trường hợp của mình và sử dụng thêm các biện pháp điều trị cụ thể khác.
- Các dược liệu dân gian thấm sâu và phát huy tác dụng một cách từ từ nên cần sự kiên trì nhất định.
- Lá vông chứa các alkaloid có thể mang một lượng rất nhỏ độc tính. Do vậy bạn nên sử dụng với lượng vừa phải, tối đa 15 lá/ người/ ngày, tránh lạm dụng gây những hậu quả không mong muốn hoặc mất tác dụng.
- Cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.
- Kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, tránh xa các chất kích thích.
- Phụ nữ có thai và trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các tác dụng không mong muốn và cân nhắc giữa lợi ích và tác hại có thể có.
- Lá vông là một loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, chưa được coi là thuốc và không thể thay thế các loại thuốc đặc trị bệnh.
Trên đây là một số thông tin và các phương pháp sử dụng lá vông chữa bệnh trĩ, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn và người thân trong việc điều trị căn bệnh đem lại nhiều mệt mỏi và phiền phức này.
Xem thêm:
Ăn món ăn chứa lá vông thì có gì lưu ý ko bạn vì mình thấy bảo ko nên sử dụng quá 15 lá 1 ngày/1 người?
Chào bạn, lá vông ngoài những hoạt chất có khả năng chữ bệnh thì cũng có một số hoạt chất gây độc cho cơ thể nên không nên lạm dụng bạn nhé. Bạn nên ăn các món ăn có chứ lá vông 2-3 lần 1 tháng thôi nhé, vì ăn nhiều có thể phản tác dụng và gây hại cho sức khoẻ.
Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh.