Trĩ là một căn bệnh phổ biến, gặp ở rất nhiều lứa tuổi và gặp ở cả nam và nữ. Dù căn bệnh này không nguy hiểm nhưng tỷ lệ mắc lại vô cùng cao, gây cản trở công việc và năng suất lao động. Chính vì thế mà phát hiện và điều trị trĩ vô cùng quan trọng, đặc biệt phát hiện càng sớm càng tốt. Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên của trĩ, rất khó phát hiện nhưng khi phát hiện lại được điều trị rất dễ dàng, có thể áp dụng các biện pháp tại nhà. Bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ cung cấp các thông tin cụ thể về trĩ nội độ 1.
Trĩ nội độ 1 là gì?
Trĩ là một căn bệnh phổ biến gặp ở cả nam và nữ, còn có tên gọi khác trong dân gian là bệnh lòi dom. Bệnh trĩ nội độ 1 có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên cơ chế chủ yếu là do các tĩnh mạch, mạch máu xung quanh khu vực hậu môn bị giãn căng quá mức, dẫn đến vỡ và chảy máu.
Trĩ có thể xuất hiện ở rất nhiều lứa tuổi khác nhau, gặp ở cả hai giới, đặc biệt đối với những người thường xuyên ít hoạt động, ngồi nhiều như nhân viên, tài xế lái xe, nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên thường có tỷ lệ mắc rất cao. Trên lâm sàng trĩ được chia làm 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại.
Mặc dù trĩ không phải là một căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời có thể gây cản trở, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, làm giảm hoặc gián đoạn công việc, năng suất lao động.
Theo thống kê tại Việt Nam, bệnh nhân mắc bệnh trĩ do ít hoạt động và ngồi lâu chiếm tỉ lệ từ 30 đến 50%.
Trĩ nội là một hiện tượng bệnh lý, trong đó các búi trĩ xuất hiện bên trong ống hậu môn. Khi phát triển tới một mức độ nào đó thì chúng sẽ sa ra bên ngoài. Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên của trĩ nội. Trong thời gian này, búi trĩ mới bắt đầu hình thành và có kích thước còn khá nhỏ, tương ứng với một hạt gạo. Chính vì thế mà búi trĩ nội độ 1 vẫn còn nằm trọn vẹn trong ống hậu môn, chưa thò ra ngoài.
Xem ngay: Thuốc trĩ HemorrhoSTOP dạng kem bôi có tốt không? Mua ở đâu? Giá bán
Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 1
Nguyên nhân gây ra trĩ nội độ 1
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nói chung cũng như trĩ nội độ 1 nói riêng, chủ yếu là do thói quen ăn uống không lành mạnh, kéo dài khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng và gia tăng. Một số người có lối sống khá buông lỏng, không vận động, không quan tâm đến việc kiểm soát bệnh cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trĩ nội. Cụ thể là những nguyên nhân như:
- Thói quen ăn uống: thực phẩm bổ sung hàng ngày là một yếu tố vô cùng quan trọng, có thể châm ngòi cho căn bệnh trĩ. Khi bạn ăn uống không thoải mái, không có bữa ăn khoa học thì tỉ lệ và nguy cơ mắc bệnh trĩ càng trở nên cao hơn. Không bổ sung chất xơ thường xuyên, ăn quả nhiều đồ ăn dầu mỡ, đồ đóng hộp, đồ chiên xào, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, dễ bị táo bón và khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Đồng thời ruột rất khó có thể đào thải hết phân ra ngoài. Loại thức ăn này kích thích tăng nhu động ruột, khiến cho các dây tĩnh mạch quanh hậu môn bị giãn nở quá mức, ảnh hưởng trầm trọng đến căn bệnh sau này. Ngoài ra, khi bị táo bón, thường xuyên lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho khả năng đi đại tiện khó khăn, đau rát. Bạn càng cố nhịn và sợ hãi, táo bón càng nặng, trong phân có thể lẫn máu, điều này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người bệnh, khiến họ bị mệt mỏi, xanh xao, giảm sút cân. Tất cả chúng tạo thành một vòng bệnh lý luẩn quẩn, lâu dần dẫn đến bệnh trĩ.
- Thói quen sinh hoạt: theo nghiên cứu cho thấy, đa số bệnh nhân mắc bệnh trĩ đều có thói quen sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động ảnh làm cho tuần hoàn máu không thể lưu thông, gây áp lực rất lớn lên vùng tĩnh mạch hậu môn Ngoài ra, cũng do tính chất công việc phải ngồi nhiều như nhân viên, tài xế lái xe, nhân viên văn phòng làm việc 8 giờ mỗi ngày hay công nhân, thợ may thì khả năng mắc bệnh trĩ rất cao, khó kiểm soát. Một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh trĩ do thói quen thường xuyên nhịn đại tiện. Khi nhịn đại tiện thường xuyên làm cho phân có thể bị tắc nghẽn, cứng khô, gây khó khăn cho việc đào thải, lâu dần cũng dẫn đến trĩ.
- Ngoài ra, còn do một số nguyên nhân khác như tiêu chảy kéo dài, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn hay phụ nữ trong thời kỳ mang thai và lâm bồn.
Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 1
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu tiên của trĩ nên các biểu hiện vẫn không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với căn bệnh táo bón. Cụ thể là các triệu chứng như:
- Thường bị đau hậu môn sau khi đi nặng.
- Hay bị đi ngoài lẫn máu, không có quá nhiều nên người bệnh chỉ phát hiện máu khi sử dụng giấy vệ sinh.
- Trong thời kỳ trí nội độ 1, túi trĩ vẫn còn nằm trong ống hậu môn, chưa bị sa ra ngoài nên rất khó phát hiện bằng triệu chứng lâm sàng mà chủ yếu là tình cờ phát hiện khi nội soi hậu môn trực tràng.
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn đầu còn nhẹ nên nhiều người thường bỏ qua, không để ý. Vì vậy mà rất dễ chuyển biến nặng, rất dễ chuyển biến sang giai đoạn trĩ nội độ 2, độ 3 và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Búi trĩ bị sa ra ngoài, rất dễ gây nhiễm trùng, hoại tử.
- Búi trĩ phát triển theo hướng tăng dần, xuất hiện các cục máu đông và có thể gây chèn ép tĩnh mạch, gây tắc mạch máu, cản trở tuần hoàn dẫn đến thiếu máu và hình thành cục huyết khối.
- Phù nề do tăng áp lực thẩm thấu, rất dễ bị nhiễm trùng.
- Bị táo bón, nứt kẽ hậu môn, hình thành nên các ổ apxe.
Bệnh trĩ nội độ 1 uống thuốc có khỏi không?
Trĩ nội độ 1 là giai đoạn còn sớm, nếu được phát hiện kịp thời thì có thể chữa khỏi một cách dễ dàng. Trong giai đoạn này điều trị thuốc là một biện pháp vô cùng cần thiết, tuy nhiên trong quá trình sử các cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng thuốc, bệnh nhân cần phải lưu ý:
- Thuốc tây y được sử dụng có tác dụng chủ yếu là làm giảm các cơn đau do trĩ và ngăn ngừa trĩ gia tăng kích thước.
- Việc sử dụng thuốc không có khả năng làm teo hay rụng búi trĩ.
- Để quá trình sử dụng thuốc có hiệu quả cao nhất, người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của chuyên gia, dược sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng, cách sử dụng thuốc vì có thể gây ra rất nhiều hậu quả không mong muốn, phản tác dụng, khiến búi trĩ có thể phát triển nhanh hơn, dị ứng thuốc hay nhờn thuốc.
Xem ngay: Công Trĩ Vương có tốt không? Giá bao nhiêu? Tác dụng, Cách dùng
Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 an toàn và hiệu quả tại nhà
Có rất nhiều cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà như sau:
Sử dụng các loại thuốc điều trị trĩ nội độ 1
Các thuốc điều trị trĩ nội hiện nay được phân thành 3 nhóm với 3 cơ chế khác nhau:
- Thuốc làm tăng sức bền của thành mạch, giúp tăng trương lực cơ thành mạch, làm cho bó trĩ bị co lại.
- Thuốc cầm máu trong trĩ.
- Thuốc nhuận tràng.
Chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng rau diếp cá
Rau diếp cá là một loại cây được sử dụng rất nhiều trong Đông y. Theo dân gian, đây là loại cây rau có vị chua, mùi tanh, có tính mát nên có công dụng rất lớn trong việc thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, bổ thận, giúp sát khuẩn, sát trùng vô cùng cao. Khi bị trĩ nội độ 1, nhiều người sử dụng rau diếp cá để chữa bệnh.
Mỗi người có một phương pháp khác nhau. người thì xay lá diếp cá lấy nước uống hoặc sử dụng lá diếp cá đun lấy nước để làm sạch hậu môn hàng ngày.
- Cách 1: chuẩn bị một bó rau diếp cá, rửa sạch, ngâm với một ít nước muối loãng để sát trùng, diệt khuẩn. Sau đó có thể ăn sống như một loại rau hoặc lấy cả thân và rễ cây xay sinh tố lọc lấy nước uống. Loại nước sinh tố này có công dụng rất tốt trong việc làm mát gan, điều trị mụn nhọt và chữa bệnh trĩ.
- Cách 2: chuẩn bị khoảng 300 gam lá rau diếp cá, sau đó rửa sạch, cho vào một nồi nước đun sôi, sau 30 phút lấy ra để nguội một lúc rồi xông hơi hậu môn. Khi nước bớt nóng thì lấy nước để rửa hậu môn.
Chữa trĩ nội độ 1 bằng lá lốt
Trong dân gian, lá lốt được biết đến là một loại cây có tính mát, vị hơi cay nóng, có công dụng trong việc cầm máu, kháng viêm và giảm sưng tấy. Bệnh nhân bị trĩ nội độ 1 có thể sử dụng lá lốt để làm giảm triệu chứng theo các cách dưới đây:
- Cách 1: chuẩn bị một nắm lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, sau đó cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn hoặc nếu không có máy xay sinh tố thì giã trực tiếp bằng cối. Chắt lấy nước cốt để uống. Bổ sung 2 ly lá lốt xay mỗi ngày sẽ đem đến công dụng rất tốt cho cơ thể.
- Cách 2: cho hỗn hợp lá ngải cứu, lá lốt, nghệ đã được rửa sạch vào một nồi nước đun sôi, hòa thêm một ít muối trắng. Lấy nước sôi này xông hơi hậu môn, đợi nguội rồi đem rửa hậu môn. Thực hiện hàng ngày để thấy được công dụng rõ rệt.
Chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng hoa hòe
Hoa hòe là một loại cây thuốc quý, vô cùng nổi tiếng với công dụng chính được thể hiện qua thành phần Rutin có trong nó. Rutin là hoạt chất có công dụng làm tăng sức bền của thành mạch và mạch máu, giúp kháng viêm, giảm sưng hiệu quả, làm giảm được rất nhiều triệu chứng của bệnh trĩ.
Chính bởi công dụng này mà Rutin được sử dụng rất nhiều để điều trị xơ vữa động mạch, suy giãn tĩnh mạch, trong các bài thuốc điều trị xuất huyết, chảy máu cam. Để công dụng chữa trĩ nội đạt hiệu quả cao, các thầy thuốc đông y thường xuyên sử dụng kết hợp hoa hòe với đương quy, rau diếp cá làm nước sắc uống hoặc đơn giản hơn có thể sử dụng ngay các thực phẩm chức năng chứa Rutin chiết xuất từ hoa hòe.
Chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng tỏi
Tỏi được coi là một loại kháng sinh rất quý trong các thực đơn hàng ngày. Nó có tính kháng viêm, kháng khuẩn và sát trùng cao, được nhiều bệnh nhân trĩ nội độ 1 sử dụng. Mỗi người có cách thực hiện khác nhau như sau:
- Cách 1: ngâm rượu tỏi
Bạn cần phải lấy nửa cân tỏi tươi đã bóc vỏ từng tép, rửa sạch để ráo nước, rồi thái lát hoặc giã nát, bỏ vào trong một hũ thủy tinh sạch. Sau đó ngâm trong 2 lít rượu trắng, đậy kín nắp lại để vào nơi khô ráo, thoáng mát. Sau 2 tuần có thể sử dụng. Bạn có thể sử dụng rượu tỏi để uống trực tiếp hoặc thoa lên hậu môn điều trị.
- Ngoài ra, uống hoặc bôi nước cốt tỏi tươi cũng là biện pháp khá đơn giản để điều trị trĩ nội tại nhà. Nó rất thuận tiện cho những người bận rộn, không có nhiều thời gian, cách thực hiện như sau:
Lấy khoảng 4 đến 5 tép tỏi tươi, lột vỏ, rửa sạch rồi cho vào máy xay sinh tố hoặc cối xay nhuyễn, bỏ vào 1 ly nước ấm, khuấy đều, lọc lấy nước cốt. Mỗi ngày uống một ly hoặc bôi lên hậu môn. Áp dụng thực hiện liên tục trong một vài tháng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng quả sung
Quả sung là một loại trái cây vô cùng quen thuộc với người nông dân Việt Nam. Nó rất ngon, bổ dưỡng, được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đông y, quả sung được biết đến là loại quả có vị ngọt, có tính chất giúp điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, sa trực tràng và trĩ.
Trong quả sung có chứa rất nhiều canxi, phốt pho, vitamin A, B hỗ trợ điều trị trĩ vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, nhựa xanh có trong quả sung cũng có công dụng kháng viêm rất tốt, chứa nhiều thành phần chống Oxy hóa, ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do. Lượng canxi dồi dào giúp tránh khỏi nguy cơ loãng xương. Dưới đây là các cách điều trị bệnh trĩ bằng quả sung có thể bạn chưa biết:
- Rửa hậu môn bằng nước quả sung: lấy 10 đến 20 quả sung xanh rửa sạch với nước muối loãng, thái lát. Sau đó cho vào nồi nước đun sôi nhỏ lửa, vắt lấy nước cốt để nguội rồi xông hơi. Trước khi xông hơi cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Khi nước sung đã nguội có thể rửa trực tiếp hậu môn rồi sử dụng khăn bông mềm để lau sạch.
- Canh lòng lợn nấu với quả sung chữa bệnh trĩ: đây là một phương pháp rất đơn giản, lại có thể thay cho một món ăn bổ dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Chỉ cần lấy từ 5 đến 7 quả sung xanh nấu với khoảng 200g thịt băm và lòng lợn sẽ đem đến cho bữa cơm gia đình bạn một món canh bổ dưỡng, giúp cải thiện các triệu chứng của trĩ nội.
- Chữa bệnh trĩ bằng sung muối: lấy một cân quả sung xanh, đường, muối, tỏi. Rồi rửa sạch sung, ngâm với nước muối loãng để ráo nước. Đập riềng, tỏi băm nhỏ và ngâm sung giống như ngâm cà muối.
Sử dụng đu đủ xanh chữa bệnh trĩ nội độ 1
Đu đủ được biết đến là một loại dược liệu có công dụng cung cấp axit amin, Vitamin và các chất khoáng, Beta-carotene nâng cao hệ miễn dịch, sửa chữa các tế bào bị tổn thương, làm lành các vết thương, từ đó giúp điều trị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn tại các búi trĩ gây nên. Trong Đông y, đu đủ được biết đến có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng. Vì vậy mà bạn có thể sử dụng đu đủ làm món ăn hay thuốc uống để điều trị bệnh trĩ.
Chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng lá trầu không
Rau lá trầu không có công dụng làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón, chữa lành các vết thương, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, cải thiện tiêu hóa nên có công dụng rất tốt trong điều trị các bệnh trĩ nội, giúp làm giảm cảm giác khó chịu, giảm bớt triệu chứng. Dưới đây là 2 cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng lá trầu không phổ biến nhất hiện nay:
- Cách 1: chuẩn bị lá trầu không và quả bồ kết và quả cau. Sau đó rửa sạch lá trầu không với nước muối loãng, rồi cho vào cối giã nát tất cả các nguyên liệu chung với nhau, cho thêm một chút muối, cho vào nồi nước đun sôi. Xông hơi với hậu môn, đợi nước nguội thì rửa sạch hậu môn. Kiên trì thực hiện sau 3 ngày sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt.
- Cách 3: rửa sạch lá trầu không bằng nước muối loãng, sau đó cho vào nồi nước đun sôi nhỏ lửa, lấy nước lá trầu không để xông hơi vào hậu môn.
Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng thầu dầu tía
Thầu dầu tía là một loại cây có màu sắc rất đa dạng, sử dụng để điều trị trĩ hóa hiệu quả. Bạn có thể thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này bằng các bài thuốc sử dụng cầu dầu tía dưới đây:
- Xông, rửa hậu môn trực tiếp bằng lá thầu dầu tía. Đây là cách giúp ngăn chặn viêm nhiễm hoặc hạn chế sự tăng sinh của các vi khuẩn gây viêm nhiễm, loét hậu môn, búi trĩ. Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá thầu dầu tía tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, rồi cho vào nồi nước đun sôi nhỏ lửa cho các hoạt chất tan vào trong nước rồi đổ ra một cái chậu, chờ cho bớt nóng, xông hơi hậu môn. Đợi nguội thì rửa sạch lại hậu môn. Mỗi ngày sử dụng một lần, kiên trì thực hiện sẽ làm giảm đáng kể các triệu chứng nhói, đau rát của trĩ.
- Đắp trực tiếp lá thầu dầu tía để chữa bệnh trĩ. Chuẩn bị từ 3 đến 5 lá thầu dầu tía, sau đó ngâm sạch với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và diệt khuẩn, rồi để ráo nước. Thái nhỏ, cho vào cối giã nát. Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm, lau khô rồi lấy bã thầu dầu tía giã đắp trực tiếp vào hậu môn. Lấy băng hoặc khăn cố định. Sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ, để qua đêm, sáng hôm sau bỏ ra, rửa sạch lại bằng nước ấm, thực hiện hàng ngày.
- Kết hợp lá thầu dầu tía với lá vông nem chữa bệnh trĩ. Chuẩn bị 3 lá thầu dầu tía và 3 lá vông nem. Sau đó rửa hai nguyên liệu trên, ngâm với nước muối loãng, bỏ vào nồi nước đun sôi nhỏ lửa, đổ ra chậu, đợi nước bớt nóng, xông hơi hậu môn rồi rửa hậu môn. Ngoài ra, phần bã lọc có thể được sử dụng để đắp lên hậu môn, khử trùng, diệt khuẩn.
- Kết hợp lá thầu dầu tía với lá dừa cạn để điều trị bệnh trĩ. Chuẩn bị 2 lá thầu dầu tía và 10 lá dừa cạn. Cũng rửa sạch bằng nước muối loãng, vớt ra rá để cho khô, rồi thái nhỏ, giã nát, cho vào một túi vải lọc, đắp lên búi trĩ. Thực hiện vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Dầu dừa chữa bệnh trĩ nội độ 1
Dầu dừa có công dụng rất tốt trong việc làm dịu da, giúp bổ sung rất nhiều chất chống oxy hóa và axit béo cho cơ thể nên được nhiều người ưa dùng để chữa trĩ nội độ 1 theo các phương pháp dưới đây:
- Uống nước có chứa dầu dừa. Đây là cách thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần lấy một vài giọt dầu dừa cho vào ly nước ấm sau đó khuấy đều rồi uống trực tiếp.
- Trực tiếp lấy dầu dừa thoa lên hậu môn, trước đó cần phải vệ sinh sạch sẽ hậu môn và lau khô.
Thực hiện lối sống lành mạnh chữa bệnh trĩ nội độ 1
Để quá trình điều trị trĩ nội có thể diễn ra suôn sẻ, đạt hiệu quả cao thì lối sống là một yếu tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể. Bạn cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý và một chế độ vận động khoa học.
Thường xuyên cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, ngũ cốc, uống đủ nước mỗi ngày để tăng chuyển hóa và đào thải độc tố, chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
Không ăn đồ cay nóng, uống các chất kích thích như rượu bia, cà phê, hạn chế uống nước ngọt có ga, không ăn đồ đóng hộp, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra, thường xuyên tập thể dục thể thao, sử dụng các môn vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội. Đồng thời giữ cho mình một thói quen đi nặng hàng ngày vào một giờ nhất định, tốt nhất là vào buổi sáng để hệ tiêu hóa có thể hoạt động tốt hơn.
Bệnh trĩ nội độ 1 nên và không nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Bạn nên uống nhiều nước bởi nước rất cần thiết cho cơ thể, giúp tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phân trở nên mềm và dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Nên uống 2 lít nước mỗi ngày vào các thời điểm khác nhau. Ngoài ra có thể bổ sung nước từ sinh tố, nước ép trái cây.
Ăn các thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ có công dụng rất tốt trong việc cải thiện hệ tiêu hóa, giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng, dự trữ nước trong phân, phân dễ mềm và dễ di chuyển ra ngoài hậu môn. Ăn các thực phẩm có tính nhuận tràng như dầu đậu nành, dầu vừng, đu đủ, lá lốt…
Bệnh nhân trĩ nội độ 1 nên kiêng ăn những loại thực phẩm có tính cay nóng bởi sẽ làm tăng thân nhiệt, giúp cho vi khuẩn hoạt động mạch, dẫn đến viêm, xung huyết, kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Các thực phẩm cay nóng ấy là tiêu, ớt…
Hạn chế ăn các chất kích thích, uống rượu bia, nước ngọt có ga. Vì chúng làm tăng áp lực thành mạch, tăng nhu động ruột, khiến phân trở nên khó ra ngoài hơn.
Không nên ăn mặn, hạn chế ăn đồ ngọt để tránh béo phì, táo bón.
Xem ngay: Combo An Trĩ Khang có tốt không? Giá bao nhiêu? Công dụng, Cách dùng
Lưu ý khi chữa bệnh trĩ nội độ 1
Trĩ nội độ 1 rất khó phát hiện và hơn nữa rất dễ nhầm nhẫn với táo bón. Vì vậy mà nhiều bệnh nhân thường bỏ qua và không điều trị căn bệnh này. Trĩ cũng chỉ được phát hiện một cách tình cờ thông qua nội soi dạ dày ruột. Chính vì thế để có thể phòng trĩ nội, tốt nhất là bạn nên thăm khám y tế khi thấy có các triệu chứng táo bón lặp đi lặp lại nhiều lần. Đến ngay cơ sở y tế nội soi để xác định chính xác căn bệnh.
Duy trì lối sống khoa học, chế độ ăn uống phù hợp để tăng cường sức khỏe và hạn chế búi trĩ phát triển, gây biến chứng nặng.
Các biện pháp chữa trĩ nội độ 1 tại nhà chỉ áp dụng đối với trĩ nội giai đoạn 1 còn nhẹ. Còn đối với các cấp trĩ nội ở mức độ nặng hơn thì nên đến thăm khám và chữa trị tại cơ sở y tế.
Cho mình hỏi: Bị táo bón thường xuyên có thể gây nên trĩ nội không ạ?
Chào bạn, 1 trong những nguyên nhân gây nên trĩ nội là do bị táo bón lâu ngày thường xuyên.