Viêm niệu đạo: Các dấu hiệu, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh

Viêm niệu đạo: Các dấu hiệu, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh
Viêm niệu đạo: Các dấu hiệu, phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh
Đánh giá post

Viêm niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới trong nhiều độ tuổi, nhưng tỷ lệ cao mắc phải tình trạng này là ở độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm có liên quan đến các tác nhân gây bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục. Tình trạng niệu đạo bị viêm nhiễm gây ra bất tiện cho cuộc sống cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.

Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và lây lan viêm nhiễm sang các vùng lân cận. Cùng Nhà thuốc Vinh Lợi tìm hiểu thêm trong bài viết sau.

Bệnh viêm niệu đạo là gì?

Viêm niệu đạo là bệnh lý do vi khuẩn xâm nhập vào trong lỗ niệu đạo và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và giới tính tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới do ống niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Viêm niệu đạo là bệnh lý do vi khuẩn xâm nhập vào trong lỗ niệu đạo
Viêm niệu đạo là bệnh lý do vi khuẩn xâm nhập vào trong lỗ niệu đạo

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm niệu đạo là những người thường có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình và có thói quen vệ sinh bộ phận sinh dục không đảm bảo sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi quan hệ tình dục. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào lỗ niệu đạo gây ra viêm nhiễm.

Bệnh viêm niệu đạo nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ chuyển thành mãn tính, có thể gây ra các biến chứng và lây lan viêm nhiễm sang các bộ phận khác trong đường tiết niệu như: bàng quang, thận, tuyến tiền liệt,… Do đó, cần phải đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu và triệu chứng viêm niệu đạo để đến các cơ sở y tế thăm khám và chữa trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh

Nhận biết các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo càng sớm sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả và đơn giản hơn. Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm niệu đạo như:

  • Đi tiểu buốt, nóng rát khi tiểu: Triệu chứng điển hình dễ nhận biết nhất đó là người bệnh xuất hiện hiện tượng đi tiểu buốt, cảm giác đau rát khó chịu ở lỗ niệu đạo khi tiểu.
  • Tiểu rắt, tiểu nhiều lần, ngắt quãng: Ngoài đi tiểu đau buốt dọc niệu đạo thì người bệnh có biểu hiện đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng, hay buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần.
  • Đi tiểu ra máu: Đây cũng là một trong những dấu hiệu mà người bệnh không thể bỏ qua. Khi bị viêm niệu đạo, người bệnh sẽ thấy xuất hiện máu lẫn trong nước tiểu, ở nam giới còn có hiện tượng xuất tinh ra máu.
  • Đau khi quan hệ tình dục: Nhiều người mắc phải bệnh viêm niệu đạo thường cảm thấy đau rát khó chịu và cảm thấy khó khăn khi quan hệ tình dục.
  • Tiết dịch nhầy bất thường: Xuất hiện dịch nhầy tiết ra bất thường ở âm đạo và dương vật.
  • Ngứa và sưng đỏ ở lỗ niệu đạo: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu và sưng tấy đỏ ở lỗ niệu đạo, ống dẫn tiểu.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm niệu đạo

Hầu hết nguyên nhân viêm niệu đạo đều là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo từ phần da xung quanh lỗ niệu đạo ở phía đầu dương vật hay âm đạo. Vi khuẩn thường gây viêm niệu đạo là:

  • E.coli và các vi khuẩn khác có trong phân
  • Neisseria gonorrhoeae còn được gọi là Gonococcus là một loài vi khuẩn Gram âm lây truyền qua đường tình dục và gây ra bệnh lậu.
  • Nhiễm Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp, gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
  • Siêu vi trùng bệnh viêm da virus herpes simplex cũng có thể gây viêm niệu đạo. Trichomonas là một nguyên nhân khác của viêm niệu đạo. Nó là một sinh vật đơn bào lây truyền qua đường tình dục.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm niệu đạo
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm niệu đạo

Các yếu tố nguy cơ gây ra viêm niệu đạo:

  • Không vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ: Cơ quan sinh dục là khu vực nhạy cảm nhất của con người. Nếu không vệ sinh sạch sẽ hoặc không đúng cách có thể khiến cho vi khuẩn tích tụ nhiều rồi xâm nhập qua đường tiểu gây viêm niệu đạo.
  • Thói quen nhịn tiểu tiện: Nhịn tiểu lâu sẽ khiến cho đường niệu đạo dễ bị nhiễm khuẩn bởi các vi khuẩn có trong nước tiểu.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ với nhiều đối tượng hay không dùng biện pháp bảo vệ thì nam giới sẽ dễ bị lây nhiễm vi khuẩn, virus có hại.
  • Mắc các hội chứng về bao quy đầu: Điều này thường xảy ra ở nhiều nam giới do kết cấu bao quy đầu có vấn đề dẫn đến hẹp, nghẹt, dài bao quy đầu,… những hội chứng này có thể gây viêm bao quy đầu, viêm quy đầu và viêm niệu đạo.
  • Mắc các bệnh viêm nhiễm khác: Những người đang bị một số căn bệnh như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt (ở nam), viêm âm đạo (ở nữ),… có thể bị viêm niệu đạo do vi khuẩn lây lan chéo.

Bệnh viêm niệu đạo có nguy hiểm không?

Đây là căn bệnh liên quan tới nhiều chủng vi khuẩn khác nhau. Những chủng khuẩn này có tốc độ phát triển và lây lan nhanh, nhất là khi đi vào môi trường thuận lợi. Do đó, bệnh viêm niệu đạo được coi là căn bệnh khó để tự khỏi mà không có sự can thiệp y tế.

Nếu nhiễm trùng không được điều trị có thể dẫn tới kéo dài thời gian điều trị, làm cho bệnh viêm niệu đạo trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.Các biến chứng nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra như:

Bệnh viêm niệu đạo có nguy hiểm không?
Bệnh viêm niệu đạo có nguy hiểm không?
  • Gây hẹp niệu đạo: Những nốt mụn do tình trạng viêm nhiễm ở niệu đạo lâu ngày có thể để lại sẹo, khiến cho lỗ niệu đạo bị hẹp. Lúc này người bệnh sẽ có những triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt, ít nước tiểu,…rất khó chịu.
  • Lây lan viêm nhiễm: Một số vi khuẩn phát triển mạnh có thể di chuyển sang các vùng lân cận như tinh hoàn của nam giới, âm đạo của nữ giới, các bộ phận thuộc cơ quan sinh dục, bàng quang, tuyến tiền liệt,… ảnh hưởng tới chức năng sinh sản.
  • Nguy cơ vô sinh: Tình trạng viêm niệu đạo ở nam giới và nữ giới là nguyên nhân khiến cho tinh trùng không thể tiếp cận được với trứng như bình thường. Điều này khiến cho quá trình thụ thai gặp nhiều khó khăn, gây vô sinh, hiếm muộn ở người mắc bệnh.
  • Ảnh hưởng thai nhi: Trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo sẽ vô tình mang đến nhiều vấn đề ảnh hưởng tới thai nhi. Thai nhi có nhiều nguy cơ bị chết lưu, nhiễm trùng hoặc làm tăng cao khả năng mang thai ngoài tử cung.
  • Lây lan bệnh tình dục: Một trong số những tình trạng nguy hiểm khác đó là việc viêm niệu đạo khiến nam và nữ có nguy cơ mắc bệnh tình dục cao hơn. Đặc biệt, những người có thói quen quan hệ mạnh bạo, quan hệ tình dục không có biện pháp phòng tránh an toàn sẽ làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn cho bạn tình.

Khi mắc bệnh viêm niệu đạo, tốt nhất người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và có phương án điều trị hiệu quả. Viêm niệu đạo là bệnh rất khó để tự khỏi, vì vậy người bệnh không nên chủ quan hoặc tự điều trị để tránh dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Điều trị bệnh viêm niệu đạo

Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp thích hợp.

Điều trị bệnh viêm niệu đạo
Điều trị bệnh viêm niệu đạo
  • Điều trị bằng thuốc: Hầu hết các trường hợp bị viêm niệu đạo hiện nay đều được kê toa kháng sinh kết hợp với điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, hạ sốt để có kết quả khả quan. Người bệnh khi sử dụng thuốc chữa viêm niệu đạo cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn, liệu trình uống thuốc của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về điều trị hoặc tự ý ngừng thuốc khi chưa khỏi hẳn bệnh.
  • Điều trị bằng phẫu thuật: Thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh nặng, ủ bệnh quá lâu, vi khuẩn đã lây lan sang những bộ phận khác và cần mổ để điều trị triệt để, hạn chế bệnh tái phát. Người bệnh nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành phương pháp phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách phòng ngừa bệnh

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ. Nên lựa chọn dung dịch vệ sinh riêng, ưu tiên sản phẩm có thành phần nguyên liệu thiên nhiên, ít chất tẩy rửa.
  • Quan hệ tình dục an toàn. Sử dụng bao cao su để hạn chế việc lây nhiễm chéo vi khuẩn. Tốt nhất, trong thời gian điều trị viêm niệu đạo, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục để đảm bảo việc điều trị hiệu quả.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng /lần để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, không sử dụng thực phẩm có hại cho sức khỏe. Hạn chế rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,…
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục, thể thao vừa sức để nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất,…

Khi thấy cơ thể có những biểu hiện và triệu chứng bất thường nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn khắc phục.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn