Sẹo lồi là gì? Nguyên nhân, 10 phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả

Cách trị sẹo lồi
Cách trị sẹo lồi
5/5 - (2 bình chọn)

Đối với cuộc sống hiện đại ngày nay, hình thức bên ngoài ngày càng trở nên quan trọng hơn. Chính vì thế, mưu cầu làm đẹp bản thân của xã hội tăng lên dẫn đến xuất hiện rất nhiều cách để các bạn cải thiện ngoại hình, đặc biệt là sẹo lồi – một điểm xấu phổ biến thường gặp. Bài viết này Nhà thuốc Vinh Lợi sẽ phân tích vài khía cạnh liên quan tới sẹo lồi, đồng thời đề cập tới một số cách trị sẹo lồi để điều trị chúng an toàn và hiệu quả.

Sẹo lồi là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về sẹo lồi, nhưng để hiểu một cách đơn giản và rõ ràng nhất thì sẹo lồi chính là kết quả của quá trình tăng sản sinh collagen ở da, đây là sự tăng sinh lành tính. Sẹo lồi hình thành thường là do quá trình đáp ứng thừa của mô đối với sự tổn thương da và biểu bì da, tuy nhiên có trường hợp sẹo lồi tiên phát từ những vị trí không có tiền sử chấn thương. Đúng với tên gọi, sẹo lồi phát triển chồi lên so với bề mặt da, cảm nhận bằng xúc giác sẽ thấy hơi cứng như cao su có thể tạm gọi là “cục thịt thừa”. Sẹo lồi không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng sẽ gây mất tính thẩm mỹ, khiến chúng ta tự ti về ngoại hình.

Sẹo lồi là gì?
Sẹo lồi là gì?

Vậy quá trình hình thành sẹo diễn ra như thế nào?

Về cơ bản, ai trong chúng ta cũng biết sẹo được xuất hiện do các mô sợi mới thay thế cho mô sợi bị mất đi ở khối da bị tổn thương. Sẹo xuất hiện sau khi cơ thể trải qua giai đoạn hồi phục liền vết thương. Đi vào chi tiết hơn, quá trình phục hồi của cơ thể con người sau tổn thương được y học chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn phản ứng viêm; giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo cấu trúc. Bình thường, sẽ tốn khoảng 3 đến 6 tháng để cơ thể hoàn thành cả ba giai đoạn này từ tổn thương ban đầu, nhưng chẳng may có bất kì rối loạn nào xảy ra thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sự hình thành sẹo, tuỳ theo tình trạng như mức độ tổn thương, vị trí tổn thương, loại tác động… mà có các loại sẹo khác nhau hình thành.

Có những loại sẹo nào ảnh hưởng tới thẩm mỹ con người?

Như đã đề cập ở trên, chúng ta sẽ thường gặp ba loại sẹo như sau:

  • Sẹo bình thường: là vết sẹo khá giống với hình dạng và kích thước của vết thương. Sẹo này hoàn toàn trông giống như một lớp da mới vì nó có màu sắc gần giống với vùng da lành bên cạnh vết thương, không biến dạng lồi lõm gì so với bề mặt da và cũng không gây cảm giác đau.
  • Sẹo phì đại: là vết sẹo ban đầu nổi lên trên bề mặt da, cũng giống sẹo lồi là hình dạng, kích thước tương tự với vết thương, có màu hồng đậm. Nhiều người lầm tưởng đây chính là sẹo lồi, nhưng nó sẽ tự tiến triển về sẹo bình thường chỉ sau 6 – 12 tháng mà không cần phải điều trị.
  • Sẹo lồi: là vết sẹo xuất hiện sau vài tháng khi bị thương. Tổn thương sẹo lồi không như hai loại sẹo trên, nó bất tiện ở chỗ có phần bề mặt phát triển lan rộng hơn so với phần gốc vì bản chất sẹo lồi là do sự tăng sinh không kiểm soát về số lượng lẫn trật tự của các mô sợi trong lớp bì.

Xem thêm: Thuốc Kenacort Retard 80mg/2ml tiêm trị sẹo lồi: Liều dùng, Giá bán, mua ở đâu

Một số đặc điểm của sẹo lồi

  • Sẹo lồi có hình dạng giống một khối cầu có màu đỏ hồng, kích thước của nó biến đổi phụ thuộc vào mức độ tổn thương ban đầu hoặc vị trí tổn thương.
  • Bề mặt sẹo rõ ràng, căng, các mạch máu bên dưới cũng lộ ra có thể dễ dàng nhìn thấy.
  • Trong vòng năm đầu tiên sau tổn thương, khi vết thương đã lành sẹo, sẹo sẽ phát triển không kiểm soát và có xu hướng lây lan ra các vùng da lân cận. Lúc này vết sẹo có hình dạng bất thường, bề mặt vẫn căng và nhẵn bóng, màu sắc chuyển sậm hơn và cứng hơn so với da lành vùng xung quanh sẹo. Tổn thương này thường có phần bề mặt phát triển lan rộng hơn so với phần gốc.
  • Quá trình hình thành và tăng sinh của sẹo lồi cũng có liên quan nhiều bởi yếu tố di truyền, cơ địa và chế độ dinh dưỡng của mỗi người.
  • Sẹo lồi thường hình thành phổ biến ở một số vùng da trên cơ thể như vùng trước xương ức, dái tai, da mặt, bụng, lưng, vai, cổ,…
  • Một số trường hợp sẹo lồi gây ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí có thể đau và căng cứng khi tiếp xúc bằng tay.
  • Hầu hết các vết sẹo lồi đều làm mất thẩm mỹ cá nhân, ảnh hưởng lớn tới tâm lý cũng như đời sống sinh hoạt.

Nguyên nhân hình thành sẹo lồi

  • Nguyên nhân trực tiếp đầu tiên là do vết thương không được xử lý đúng cách và kịp thời. Ngay khi xảy ra tổn thương, chúng ta cần nhanh chóng xử lý sạch sẽ, sát trùng bằng muối I-ốt để tránh nhiễm trùng và loại bỏ tất cả những dị vật cũng như chất bẩn ra khỏi vùng tổn thương.
  • Do còn sót lại bụi bặm, cát, lông tóc… trong vết thương biến thành nhân của vết sẹo lồi, hoặc vết thương bị nhiễm khuẩn.
  • Ảnh hưởng từ di truyền thế hệ ở những người cơ địa có sẹo lồi. Những người sở hữu cơ địa sẹo lồi có tỉ lệ bị sẹo lồi từ các vết thương cao hơn so với những người bình thường. Cho nên cần lưu ý quá trình phòng ngừa cũng như chế độ ăn uống của những người này sát sao hơn vì cách điều trị sẹo lồi sẽ khó khăn hơn.
  • Do quá trình xử lý mụn nhọt chưa chính xác, nếu nặn mụn sai cách rất dễ hình thành sẹo từ vùng da bị mụn. Nguyên nhân là do vết thương chưa được sát trùng nên vi khuẩn xâm nhập vào da gây tổn thương thêm.

    Xử lý mụn không đúng cách là nguyên nhân dẫn tới sẹo lồi
    Xử lý mụn không đúng cách là nguyên nhân dẫn tới sẹo lồi
  • Một nguyên nhân gián tiếp khác là trong trường hợp khi vết thương đang hồi phục, bạn lại có chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng một vài thực phẩm “tối kỵ” như rau muống, lòng trắng  trứng, hải sản, thịt gà…
  • Ngoài ra, khi xử lý vết thương, nếu để vết thương căng quá hoặc chùng quá cũng dễ dàng hình thành sẹo lồi.

Sẹo lồi có chữa trị được không?

Rất nhiều ý kiến thắc mắc rằng: “Sẹo lồi có điều trị dứt điểm được không?”. Xin thưa với độc giả rằng có thể chữa được sẹo lồi nhưng không hoàn toàn, quá trình chữa ở đây chỉ khiến vết sẹo thu nhỏ lại hơn, mềm hơn và phẳng hơn so với ban đầu. Sau một thời gian điều trị có thể khiến vết sẹo trở lại thành vùng da ban đầu nhưng vẫn sai khác ít nhất là về màu sắc. Hơn nữa, quá trình chữa trị sẹo nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của từng người cũng như pháp đồ điều trị. Tuy nhiên các bạn cũng đừng nên lo lắng quá vì y học ngày nay phát triển hơn nên sẽ rút ngắn thời gian chữa trị.

Các phương pháp điều trị sẹo lồi hiện đại cho hiệu quả cao

Tiêm Corticosteroid vào vết sẹo lồi

Corticosteroid là một nhóm chất kháng viêm có tác dụng bất hoạt α-2-macroglobulin là chất ức chế quá trình tổng hợp collagenase. Collagenase có nhiệm vụ phân giải collagen, nói một cách đơn giản hơn nghĩa là corticosteroid có tác dụng kích thích quá trình phân giải collagen, ngăn chặn quá trình hình thành sẹo lồi.

Tiêm sẹo lồi chữa sẹo lồi tận gốc
Tiêm sẹo lồi chữa sẹo lồi tận gốc

Phương pháp này thường sử dụng cho những vết sẹo lồi có kích thước nhỏ. Thông thường, bác sĩ sẽ tiêm Triamcinolone acetonide với liều 10 – 40 mg/ml vào lớp nhú bì, nơi tổng hợp collagenase. Phương pháp này đòi hỏi phải được thực hiện đúng kỹ thuật vì nếu tiêm nhầm steroid vào mô dưới da vì dễ làm teo lớp lipid dưới mô.

Tuỳ theo diễn biến của vết sẹo mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp điều trị, có thể tiêm lặp lại 2 – 3 lần cách nhau từ một đến hai tháng. Tuy nhiên, còn phải xác định vào mức độ những tác dụng phụ xảy ra với bệnh nhân ví dụ như vùng da tiêm corticosteroid sẽ bị mất sắc tố; có thể gặp tình trạng teo và giãn mao mạch.

Phẫu thuật cắt sẹo lồi

Đây là một phương pháp dễ dàng nhất và được áp dụng phổ biến nhất. Bệnh nhân chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ khối sẹo thừa rồi xử lý như một vết thương hở. Ngoài ra sau khi phẫu thuật, bệnh nhân nào cũng cần phải điều trị phụ trợ thêm tiêm corticosteroid vào trong vết thương và để yên vết khâu trong vòng 10 – 14 ngày.

Đối với trường hợp ngoài ý muốn, vết cắt mổ không lạnh lại, bác sĩ phải bổ sung vào bên dưới vết sẹo hợp chất bành trướng mô có tác dụng đóng sẹo lại và không làm căng da.

Xem thêm: [REVIEW] Kem trị sẹo Klirvin 25g của Nga có thực sự hiệu quả không?

Điều trị sẹo lồi bằng tia LASER

Một phương pháp khác dùng để điều trị sẹo lồi là sử dụng các loại tia LASER, tuy nhiên không phải lúc nào phương pháp này cũng có hiệu quả. Về bản chất, tia LASER là khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích (viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation). Những loại tia Laser được dùng điều trị sẹo lồi thường gặp là:

  • Laser Argon.
  • Laser CO2.
  • Laser nhuộm màu tia dạng xung PDL (Pulsed Dye Laser).Xóa sẹo lồi bằng tia laser an toàn, hiệu quả

Tuy nhiên, nhược điểm còn tồn tại của phương pháp này là rất tốn kém nhưng hiệu quả không cao sau một thời gian áp dụng, không ngăn chặn được sẹo tái phát và phát triển.

Xóa sẹo lồi bằng tia laser an toàn, hiệu quả
Xóa sẹo lồi bằng tia laser an toàn, hiệu quả

Liệu pháp áp lạnh Cryotherapy

Phương pháp áp lạnh điều trị sẹo lồi là quá trình làm đông lạnh bề mặt vết thương để huỷ hoại tế bào và các mao mạch. Mô sẹo không được cung cấp oxy sẽ bị hoại tử, bong tróc và giảm kích thước. Hỗn hợp thường dùng trong áp lạnh là Nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 oC, CO2 hay còn gọi là đá lạnh ở -78,5 oC và Dimethyl Ete ở -57 oC.     Áp lạnh hoặc phun trực tiếp lên vết sẹo khoảng 8 – 10 lần, mỗi lần cách nhau từ hai đến ba tuần sẽ cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Các bạn nên lưu ý, nếu vết thương bị sưng tấy và đỏ, các bạn có thể bôi corticosteroid tại chỗ 1 lần duy nhất, hoặc uống Aspirine để giảm đau. Ngoài ra, khu vực da điều trị có thể bị phồng rộp kéo dài tuỳ vào thời gian và độ sâu áp lạnh. Các bạn nên vệ sinh nhẹ nhàng vùng da sau điều trị bằng nước ấm sạch 1 – 2 lần/ngày, nên mặc quần áo rộng để tránh cọ sát lên vết thương.

Trị sẹo lồi bằng phóng xạ

Liệu pháp hiệu quả nhất là chiếu xạ sau khi phẫu thuật khoảng 2 tuần (thời gian các nguyên bào sợi phát triển) với pháp đồ thường dùng như sau: 300 rads (5Gy) 4 lần/ngày trong bốn đến 5 ngày hoặc 300 rads (5Gy) 4 lần/ngày trong 3 ngày bắt đầu từ ngày phẫu thuật.

Có thể nói đây là phương pháp có hiệu quả nhất ngăn ngừa sự tái phát của sẹo lồi, hiệu quả lên tới khoảng 88% và đem lại sự an toàn. Tuy nhiên nguy cơ xảy ra ung thư cũng tồn tại.

Cách trị sẹo lồi lâu năm ngay tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên

Đối với những người chưa đủ tài chính hoặc đang e ngại những nguy cơ tiềm ẩn khi điều trị sẹo lồi có sự can thiệp của hoá chất, vậy bài viết xin chia sẻ một số phương pháp điều trị khác an toàn và kinh tế hơn, các bạn có thể tiến hành ngay tại nhà.

Trị sẹo lồi hiệu quả với chanh

Trị sẹo lồi hiệu quả bằng chanh
Trị sẹo lồi hiệu quả bằng chanh

Chanh là một loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, có tính sát khuẩn, kháng viêm cao, có khả năng tái tạo tế bào da. Ngoài khả năng làm trắng da, chanh còn có thể chữa sẹo lồi rất hiệu quả. Cách thực hiện hết sức đơn giản, bạn chỉ cần lấy một chút nước cốt chanh, rửa sạch vùng bị sẹo lồi bằng nước ấm rồi thoa đều nước chanh lên, vừa thoa bạn vừa kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút rồi thư giãn khoảng 20 phút và cuối cùng rửa sạch lại với nước mát. Chúng ta tiến hành thực hiện cách này 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tối ưu, các bạn nhớ kiên trì áp dụng liên tục trong 2 tháng bạn sẽ thấy vùng da bị sẹo lồi dần phẳng và đều màu trở lại.

Trị sẹo lồi đơn giản bằng mật ong

Tương tự như chanh, mật ong cũng có tính sát khuẩn và kháng viêm cao, đồng thời có khả năng làm mềm da phần sẹo lồi cứng, làm trắng vùng da sẹo bị sẫm màu và từ từ làm mờ sẹo. Cách tiến hành cũng đơn giản không kém dùng chanh, trước tiên bạn chỉ cần rửa sạch khu vực sẹo bằng nước ấm, rồi thoa mật ong lên; tiếp đó để yên trong vòng 10 phút rồi cuối cùng rửa sạch lại bằng nước mát. Phương pháp này có thể áp dụng hàng ngày.

Mật ong chữa sẹo lồi đơn giản
Mật ong chữa sẹo lồi đơn giản

Chữa sẹo lồi bằng cây rau má

Ngoài khả năng cải thiện tình trạng làn da, dưỡng ẩm, trị mụn, cũng như là 1 thức uống mát, rau má còn có thể làm mờ và lành sẹo nhờ chứa nhiều hợp chất triterpenoids. Công thức chế mặt nạ rau má cực kì đơn giản: rau má được rửa sạch, giã nát vừa đủ. Trước khi đắp bã rau má lên vết sẹo các bạn nhớ rửa sạch với nước ấm trước nhé! Có thể đắp từ 1-2 lần/ngày trong vòng 2 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.

Xem thêm: Công nghệ Laser CO2 Fractional trị sẹo rỗ (sẹo lõm) có hiệu quả không?

Cách làm hết vết sẹo lồi bằng khoai tây

Thành phần khoai tây có chứa nhiều vitamin và các hoạt chất có khả năng sát trùng, giảm viêm và thâm. Khoai tây không chỉ làm lành vết thương mà còn làm mờ sẹo. Cách làm rất đơn giản, bạn lấy 1 củ khoai tây rồi nghiền nát, trước khi đắp bã khoai tây lên nhớ rửa vết sẹo và đắp 1 chiếc mặt nạ giấy lên. Để yên khoảng 25 phút rồi rửa lại với nước nhé!

Khoai tây làm mờ sẹo lồi
Khoai tây làm mờ sẹo lồi

Chữa sẹo lồi lâu năm bằng gừng tươi

Gừng tươi mang tính nóng có rất nhiều tác dụng như giải cảm, giải rượu bia và cả chữa sẹo lồi rất hiệu quả nhờ hàm lượng khoáng chất và vitamin rất cao bên trong như  Canxi, Kali, Sắt, Magie, vitamin B, vitamin C và các carotein. Bạn chỉ cần giã nhuyễn gừng lấy nước, nước đó hoà đều với 1 muỗng cà phê mật ong rồi thoa lên vết sẹo, vừa thoa vừa mát xa nhẹ nhàng. Nên thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày bạn nhé.

Chữa sẹo lồi an toàn bằng gừng tươi
Chữa sẹo lồi an toàn bằng gừng tươi

Như vậy, bài viết đã nêu lên một cách tổng quát về nguyên nhân và các cách điều trị sẹo lồi. Đây là một vấn đề thường gặp ở tất cả mọi người nên bạn đừng lo lắng quá. Hãy cùng kiên trì thực hiện theo liệu pháp mà các bác sĩ chỉ định để có một ngoại hình hoàn hảo nhé.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn