Thuốc mỡ bôi mắt Tetracyclin 1%/ 500mg là gì? Công dụng, cách dùng

Tìm hiểu về thuốc kháng sinh Tetracyclin
Tìm hiểu về thuốc kháng sinh Tetracyclin
5/5 - (1 bình chọn)

Nhắc kháng sinh có lẽ cái tên được ca tụng nhiều nhất về độ sử dụng phổ biến và thân quen nhất đó chính là Tetracylin. Tetracylin – Một loại kháng sinh có công dụng tốt, lành tính mà lại có thể điều trị được hầu hết các loại bệnh.

Tuy nhiên, chính vì độ phổ biến sử dụng của thuốc mà con người đã vô tình gây ra hiện tượng kháng thuốc do dùng thuốc để điều trị bệnh một cách bừa bãi và lạm dụng. Bên cạnh đó, những lầm tưởng hay những hiểu biết thiếu kém còn dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng Tetracylin.

Và để cung cấp và trang bị cho bạn đọc những hiểu biết đầy đủ về thuốc Tetracylin, Nhà thuốc Vinh Lợi xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Tetracylin là thuốc gì?

Tetracylin là một trong những kháng sinh có lịch sử lâu đời nhất, được phát hiện ra từ năm 1948. Đến nay nó vẫn là một loại kháng sinh tốt và sử dụng nhiều nhất.

Tetracylin là thuốc gì?
Tetracylin là thuốc gì?

Tetracylin là thuốc kháng sinh thuộc họ kháng sinh tetracycline. Đây là nhóm hợp chất có phổ cấu trúc rộng. Vì vậy chúng được phân lập trực tiếp thành các nhóm tương ứng với sự phân lập và tương thích với các loại vi khuẩn tương ứng, cụ thể là các vi khuẩn Streptomyces, vi khuẩn gram âm, gram dương, xoắn khuẩn,…

Tetracylin có thành phần cấu tạo chính là từ Tetracylin Hydrocloride.

Thuốc Tetracylin là một loại kháng sinh tự nhiên phổ biến và có tính ứng dụng cao nên có rất nhiều dạng bào chế khác nhau tùy vào mục đích sử dụng như: Viên nén bao đường, viên nang, lọ bột pha tiêm, mỡ bôi và tiêm tĩnh mạch.

Dạng bào chế – hàm lượng

Tetracylin có nhiều dạng bào chế khác nhau như viên nang, viên nén bao phin, thuốc mỡ, siro, thuốc pha tiêm.

  • Thuốc bột pha tiêm có hàm lượng 250mg và 500mg.
  • Thuốc mỡ hàm lượng 1%, 3%.
  • Viên nang và viên nén hàm lượng 250mg và 500mg.
  • Dạng Siro hàm lượng 125mg/ 5ml.

Sinh khả dụng của Tetracylin

Thuốc Tetracylin được hấp thụ và thải trừ thành một vòng tuần hoàn khép kín. Nếu xét theo đường uống thì sinh khả dụng chiếm khoảng 90%, đây cũng là đường cho hiệu quả đích cao nhất.

Nếu uống thuốc vào lúc đói thì sinh khả dụng của thuốc giảm chỉ còn 70%. Bởi thức ăn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hấp thu của thuốc vào cơ thể, yếu tố này quyết định tới 50%. Thuốc được chuyển hóa chủ yếu ở gan và thải trừ thành phân ra ngoài là chính. Thế nhưng chiếm một phần nhỏ lại, thuốc được thải trừ ra ngoài bằng đường tiểu tiện, thời gian bán thải kéo dài từ 6 – 12 giờ.

Thuốc bôi mỡ Tetracylin 1% có tác dụng gì?

Thuốc Tetracylin là loại kháng sinh có tác dụng trong điều trị nhiều loại nhiễm trùng do các loại vi khuẩn khác nhau. Đặc biệt thuốc còn có thẻ điều trị được nhiễm trùng do mụn nhọt bao gồm cả mụn trứng cá.

Sự hoạt động của loại kháng sinh này dựa trên cơ chế ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, nhằm ngăn cho chúng không thể phát triển được và bị cô lập.

Thuốc Tetracylin có tác dụng gì?
Thuốc Tetracylin có tác dụng gì?

Lưu ý rằng, Tetracylin không thể hiện tác dụng chữa bệnh khi bệnh đó là do tác nhân liên quan đến sự nhiễm trùng của virus gây ra như bệnh cảm thông thường và bệnh cúm mùa.

Việc sử dụng một cách lạm dụng, bừa bãi và tùy ý bất kì loại kháng sinh nào cũng dần làm giảm đi độ nhạy cũng như hiệu quả điều trị bệnh của thuốc. Người ta vẫn hay gọi nôm na đó là hiện tượng “nhờn thuốc”.

Bên cạnh đó, thuốc Tetracylin còn có tác dụng điều trị một số chứng bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày khi kết hợp với một số loại thuốc khác.

Chỉ định sử dụng thuốc Tetracylin

Thuốc Tetracylin được chỉ dịnh sử dụng điều trị cho các trường hợp cụ thể sau:

  • Bệnh do nhiễm khuẩn của vi khuẩn Rickettsia gây ra.
  • Điều trị bệnh dịch hạch (do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra).
  • Các bệnh do vi khuẩn Brucella gây ra các nhiễm khuẩn.
  • Điều trị bệnh dịch tả ( bệnh này do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra).
  • Các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Francisella Tularensis gây ra.
  • Các bệnh do vi khuẩn Mycoplasma và vi khuẩn Mycoplasma pneumonia gây ra.
  • Điều trị mụn nhọt.
  • Điều trị mụn trứng cá.
  • Ngoài ra còn có tác dụng trong điều trị bệnh về dạ dày, bệnh sốt rét, loét dạ dày tá tràng khi kết hợp điều trị cùng với các loại thuốc khác.

Cần lưu ý rằng, khi sử dụng Tetracylin, người bệnh cần xác định độ nhạy của loại vi khuẩn gây ra bệnh có thích hợp với thuốc không để quyết định sử dụng.

Chống chỉ định

Thuốc Tetracylin không được sử dụng cho những trường hợp và những đối tượng được liệt kê dưới đây:

  • Người mẫn cảm hay bị dị ứng với bất kì thành pahanf nào của thuốc, kể cả thành phần trong tá dược.
  • Người bị suy gan, suy thận nặng tuyệt dối không sử dụng thuốc này. Đối với người bị suy gan, suy thận mức độ nhẹ thì khi sử dụng cần cẩn trọng hết sức.
  • Người già, người cao tuổi.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 8 tuổi.
  • Bệnh nhân bị mắc bẹnh lupus ban đỏ.
  • Người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Xem thêm: Detoxic là thuốc gì? Thành phần, công dụng, giá bán

Cách sử dụng thuốc Tetracyclin

Thuốc Tetracylin được sử dụng phụ thuộc theo các dạng bào chế khác nhau:

  • Đối với thuốc tiêm pha bột: Pha hỗn hợp thuốc vào dung dịch. Sử dụng tiêm trực tiếp vào tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
  • Thuốc mỡ bôi: Bôi hoặc nhỏ trực tiếp vào khu vực mắt bị nhiễm khuẩn.
  • Đối với viên nang và viên nén: cách sử dụng uống thuốc như bình thường nuốt trọn thuốc với nước lọc hoặc đun sôi để nguội.
  • Dạng siro: Uống trực tiếp.

Dạng bào chế của Tetracylin được chia thành 3 nhóm lớn tương đương với 3 mục đích sử dụng. Đó là:

  • Thuốc sử dụng đường tiêm: được dùng cho trường hợp bị nhiễm khuẩn cấp tính.
  • Thuốc đường uống: có tác dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân.
  • Thuốc bôi: có tác dụng tại chỗ, sử dụng cho các nhiễm khuẩn vùng và khu vực.

Liều dùng của thuốc Tetracylin 500mg

Cách sử dụng – liều lượng
Cách sử dụng – liều lượng

Đối với người lớn

  • Điều trị mụn trứng cá

Bạn sử dụng loại thuốc Tetracylin viên nang hoặc viên nén uống loại hàm lượng 500mg. Sử dụng liên tục tối thiểu trong 2 tuần, ngày 2 lần vào sáng tối và uống sau ăn. Mỗi lần uống 1 viên.

  • Điều trị viêm phế quản

Người bệnh sử dụng loại thuốc Tetracylin viên nang hoặc viên nén uống với hàm lượng 500mg. Cách sử dụng: Uống liên tục thuôc strong vòng từ 7 – 10 ngày. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên cách nhau 6 tiếng.

  • Điều trị bệnh Brucella

Bạn sử dụng thuốc viên nang hàm lượng 500mg uống kết hợp với tiêm Streptomycin 1g, tiêm bắp. Uống Tetracylin uống liên tục trong 3 tuần, mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 1 viên.

  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia.

Bệnh này là bệnh thường xảy ra ở khu vực niệu đạo, trong cổ tử cung, trực tràng. Do bệnh có đặc thì là do vi khuẩn Chlamydia gây ra nên có thể lây từ người này qua người khác qua đường quan hệ tình dục. Khuyến cáo của các chuyên gia y tế là kể cả bệnh nhân hay những người có quan hệ tình dục với bệnh nhân cũng nên kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bệnh nhân nên sử dụng thuốc dạng viên uống hàm lượng 500mg, ngày uống 4 lần, mỗi lần 1 viên, cách nhau 6 tiếng và uống liên tục ít nhất là 7 ngày.

  • Điều trị bệnh nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori.

Người bệnh sử dụng thuốc Tetracylin dạng viên nang, viên nén hoặc siro hàm lượng 500mg. Bệnh nhân sử dụng liên tục trong vòng 14 ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tiếng. Để nâng cao hiệu quả chữa bệnh một cách tốt nhất, bạn nên uống kết hợp chung với Bismuth Metronidazole – đây là một loại thuốc kháng sinh H2.

  • Điều trị bệnh Lyme – chứng viêm khớp.

Bệnh nhân nên sử dụng thuốc bào chế dạng viên nén, viên nang hoặc siro hàm lượng 500mg. Cách sử dụng : Uống liên tục tối thiểu trong 14 ngày, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ.

  • Điều trị Lyme – chứng viêm tim.

Bệnh nhân sử dụng liều 500mg ở dạng viên uống, nén hoặc siro. Uống ngày 2 lần, mỗi lần lần cách nhau 6 tiếng, và uống liên tục tối thiểu 14 ngày và tối đa trong 30 ngày. Nếu sau 30 ngày không thấy bệnh tình tiến triển, cần phải báo cho các bác sĩ để can thiệp kịp thời.

Đối với trẻ em

Ngày sử dụng 4 lần/ ngày. Liều dùng mỗi lần đối với đường uống là = số kg cân nặng của trẻ × ( 25 – 50mg). Tùy vào tình trạng bệnh, và thể trạng của trẻ để đưa ra liều phù hợp. Mỗi lần sử dụng thuốc cách nhau 6 tiếng.

Xem thêm: Thuốc Madopar 250mg là thuốc gì? Tác dụng, Cách dùng, Liều dùng

Tác dụng phụ của mỡ Tetracylin

Thuốc Tetracylin có thể gây ra các tác dụng phụ có người sử dụng. Tuy nhiên còn phụ thuốc vào nhiều yếu tố về con người và yếu tố chủ quan, khách quan mà mức độ thể hiện tác dụng phụ có nghiêm trọng hay không. Các tác dụng phụ được chia thành 2 nhóm lớn. Đó là nhóm các tác dụng phụ bình thường và nhóm tác dụng phụ bất thường, nguy hiểm.

Tác dụng phụ của Tetracylin
Tác dụng phụ của Tetracylin

Nếu bạn thấy mình bị mắc phải một trong các dấu hiệu do tác dụng phụ gây ra gì cũng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời. Nhất là khi trong quá trình sử dụng, bạn gặp phải tình trạng như: khó thở, phát ban đỏ, sưng phù ở mặt, tê tấy ở môi lưỡi và vòng họng.

Đặc biệt, những tác dụng phụ nghiêm trọng trong danh sách dưới đây có thể gây ra cho bạn trong quá trình sử dụng thuốc dưới đây. Việc làm đầu tiên và xử trí kịp thời nhất là bạn phải ngưng sử dụng thuốc ngay và báo cho bác sĩ biết:

  • Ảnh hưởng lên tinh thần: mệt mỏi, choáng váng.
  • Ảnh hưởng lên thần kinh: đau đầu như búa bổ, đau nhức toàn thân, lú lẫn, tình trạng nhớ nhớ quên quên,…
  • Ảnh hưởng lên da: nổi mẩn đỏ, phát ban toàn thân, rộp da, ỏng da cấp đọ nặng, da xanh xao, nhợt nhạt, không có sức sống.
  • Ảnh hưởng lên thị giác: khả năng nhìn kém, nhận thức màu sai, thị lực yếu.
  • Ảnh hưởng lên thận: gây tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu giắt, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu trong thời gian dài, nước tiểu có màu vàng đậm bất thường.
  • Ảnh hưởng lên dạ dày: hay buồn nôn, đau dữ dội ở vùng dạ dày trên và lan đến lưng, ợ chua,…
  • Ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn: nhịp tim nhanh, đau tim từng cơn,…
  • Ảnh hưởng lên máu: chảy máu bất thường ở những khu vực như răng, miệng, chu kì kinh nguyệt, máu khó đông, dễ thâm tím, tụ máu bất do va đập nhẹ.
  • Các biểu hiện khác: chán ăn, sốt, các triệu chứng cúm.

Nhóm các tác dụng phụ ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng như sau:

  • Bộ phận sinh dục có chút sưng phù nhẹ ở trung khu trực tràng.
  • Người bệnh cảm thấy buồn nôn nhẹ và cảm giác đày bụng nhẹ, bị tiêu chảy.
  • Trong môi miệng xuất hiện các đốm trắng nhỏ li ty gây đau nhức nhẹ.
  • Khó nuốt, lưỡi bị sưng phù.
  • Bộ phận sinh dục bị viêm ngứa có tiết dịch màu, nhất là ở âm đạo của phụ nữ.

Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng quá về vấn đề có thể gặp phải do tác dụng phụ gây ra trong quá trình sử dụng thuốc Tetracylin. Bởi không phải ai cũng có thể gặp các biểu hiện trên, còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố về người bệnh nữa.

Ví dụ: cơ địa của bệnh nhân, giới tính, độ tuổi và đặc biệt là tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Do vậy, nếu gặp bất kì vấn đề gì, bạn không nên lo lắng mà phải thật bình tĩnh và báo cho các bác sĩ biết để tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Tetracylin có dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú không?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thì phụ nữ có thai và cho con bú hạn chế sử dụng Tetracylin.

Tetracylin có dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú không?
Tetracylin có dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú không?

Mặc dù, chưa có báo các đầy đủ về các nghiên cứu sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này, nhưng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé thì cần tuân thủ quy định chặt chẽ này.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tetracylin

Để tránh gây ra những đáng tiếc, những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả điều trị trong quá trình điều trị bệnh bằng Tetracylin, người bệnh cần  lưu ý :

  • Khi dùng thuốc không được sử dụng cùng với sữa, các muối khoáng bổ sung Ca, Al, Fe.
  • Khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi, cần lưu ý rằng đảm bảo người bệnh không bị suy thận.
  • Uống thật nhiều nước để tránh bị kích ứng dạ dày trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Khi uống thuốc cố gắng ngồi hoặc uống thuốc, tránh nằm uống thuốc.
  • Khi uống thuốc xong không được vận động mạnh, mà cần phải nghỉ ngơi, ngồi yên một lúc sau khoảng 30 phút.
  • Thuốc Tetracylin dạng thuốc bôi mỡ mắt 1%, khi sử dụng cần phải vệ sinh tay sạch sẽ rồi mới được lấy thuốc bôi vào chỗ cần điều trị.

Xem thêm: Thuốc Dostinex 0,5mg là gì? Công dụng, liều dùng, giá bán trên thị trường

Cách bảo quản thuốc

Nhằm đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, các bạn cần bảo quản thuốc đúng cách như theo tờ hướng dẫn sử dụng và lưu ý những lưu ý sau:

  • Bảo quản ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, không ẩm mốc, tránh ánh sáng mạnh cũng như không khí ẩm mốc.
  • Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản thuốc là từ 20 đến 30 độ C.
  • Tránh xa tầm tay của trẻ em, vì có thể trẻ uống nhầm hay nuốt nhầm thuốc.
  • Tránh xa thú nuôi, vì có thể chúng sẽ cắn nhai thuốc, làm biếng dạng thuốc.
  • Không tự ý vứt thuốc khi hết hạn sử dụng hay làm rơi xuống đường nước, nhà vệ sinh, tolet.
  • Cần tham khảo ý kiến của chuyên gia vệ sinh môi trường hoặc nhân viên môi trường để xử lý vứt thuốc đúng cách để không ảnh hưởng tới môi trường và những người xung quanh.

Tương tác thuốc Tetracylin 250mg

Tetracylin có thể tương tác với một số loại thuốc, thức ăn,… gây ra những tương tác, những mối quan hệ có thể là ức chế, kìm hãm,… ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Có nhiều chiều hướng khác nhau mà tương tác thuốc đem lại, có thể gia tăng tác dụng phụ của thuốc hoặc thay đổi khả năng hoạt động của thuốc.

Tương tác thuốc Tetracylin
Tương tác thuốc Tetracylin

Do đó, trước khi được quyết định có sử dụng thuốc Tetracylin hay không, bạn cần liệt kê ra tất cả các  loại thuốc, thực phẩm chức năng bạn đang và đã sử dụng gần đây, các loại thực phẩm sử dụng gần đây mà có liên quan tới yếu tố bạn bị dị ứng hoặc mẫn cảm.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới tetracyclin không?

Phần lớn thuốc Tetracylin được khuyên dùng sau bữa ăn. Tuy nhiên bạn lưu ý rằng, không đước sử dùng kết hợp cùng lúc với thức ăn. Vì cũng giống như sự tương tác của Tetracylin với các thuốc khác thì nó cũng có mối tương quan chặt chẽ với thức ăn.

Do vậy, để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất, bạn cần ăn vfa cung cấp đầy đủ cho cơ thể các chất dinh dưỡng, thực phẩm sạch, thực phẩm rõ nguồn gốc, ăn nhiều rau xanh, tránh các chất kích thích nhưu bia rượu, cafe, thuốc lá,…

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến tetracyclin?

Tình trạng sức khỏe của cơ thể cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ tới kết quả điều trị bệnh bằng Tetracylin. Do vậy, bạn cần báo lại tình trạng sức khỏe của mình cũng như những vấn đề về sức khỏe mình đang mắc phải cho bác sĩ biết, đặc biệt là:

  • Có tiền sử về bệnh thận, gan, dạ dày: những thuốc điều trị những bệnh này khi kết hợp với Tetracylin có thể gia tăng khả năng bị tác dụng phụ, hoặc làm cho tình trạng trở nên nặng hơn.
  • Bệnh nhân chớm bệnh đái tháo nhạt. Thuốc Tetracylin sử dụng cho trường hợp này sẽ làm bệnh tình nặng hơn.

Xem thêm: Thuốc Hepbest 25mg tác dụng có tốt không? Cách dùng, Tác dụng phụ

Quá liều, quên liều

Trường hợp khẩn cấp, quá liều

Vì một lý do nào đó, bạn vô tình hay cố ý sử dụng quá liều so với quy định, bạn cần gọi ngay cho trung tâm Y tế gần nhất, trung tâm cấp cứu 115 để xử lý kịp thời, tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, bạn hãy nahnh chóng sử dụng liều dùng càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, nếu liều kế tiếp gần với liều quên thì gộp sử dụng luôn. Bạn không được tự ý tăng liều, vì như thế có thể gây ra nguy hiểm cho cơ thể và cho sức khỏe.

Giá thuốc mỡ mắt Tetracylin là bao nhiêu?

Thuốc Tetracylin có nhiều dạn bào chế khác nhau nên vì vậy trên thị trường có nhiều sản phẩm khác nhau và giá thành khác nhau.

Chúng tôi xin cung cấp giá thành phẩm của một số dược phẩm về Tetracylin như sau. Dạng hộp viên uống 500mg có giá là 55.000VNĐ; Tetracylin thuốc mắt mỡ 1% có giá 7.000 VNĐ,…

Giá chúng tôi đưa ra chỉ có tính chất tham khảo, giá có thể dao động tùy thuộc vào nhà phân phối sản phẩm.

Mua thuốc Tetracylin chính hãng ở đâu? Hà Nội, Tp.HCM

Bạn có thể mua thuốc Tetracylin ở bất kì nhà thuốc, cơ sở y tế, bệnh viện, những nơi uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, thuốc kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả chữa bệnh.

Xem thêm: Thuốc Salazopyrine 500mg: Thành phần, công dụng, liều dùng, giá bán

Trên đây là những thông tin cơ bản về loại thuốc Tetracyclin. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Cung cấp thêm cho bạn các kiến thức về y tế cũng như cách sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

Cảm ơn bạn đã theo dõi! Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và niềm vui!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây