Đi ngoài ra bọt bị bệnh gì? có nguy hiểm không? nguyên nhân và điều trị

Đi ngoài ra bọt
Đi ngoài ra bọt
5/5 - (1 bình chọn)

Hệ tiêu hóa bị rối loạn do một số tác nhân bên ngoài có thể dẫn đến đi ngoài ra bọt. Đây là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày. Hãy cùng Nhà Thuốc Vinh Lợi tìm hiểu rõ về nguyên nhân cũng như hướng điều trị.

Đi ngoài ra bọt là hiện tượng gì?

Đi ngoài ra bọt là hiên tượng gì
Đi ngoài ra bọt là hiên tượng gì

Đi ngoài ra bọt là hiện tượng phân ra ngoài kèm sủi bọt, thường phân sẽ mềm hơn bình thường. Hiện tượng này có thể gặp ở cả người lớn và trẻ sơ sinh.

Đi ngoài ra bọt ở trẻ nhỏ

Trong điều kiện bú mẹ, trẻ sẽ đi nặng khoảng 5-7 lần/ngày, phân sệt màu vàng sậm. Nếu trẻ có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng, có bọt, tần suất nhiều hơn thì có thể trẻ bị tiêu chảy. Trẻ có thể tự khỏi sau 1- 2 ngày, tuy nhiên cần theo dõi vì bệnh diễn biến nhanh có thể gây mất nước nhiều, dẫn đến suy thận, suy hô hấp.

Đi ngoài ra bọt ở người lớn

Phân của người khỏe mạnh thường không quá mềm cũng không quá cứng. Khi gặp một số bất thường dẫn đến tiêu chảy, người lớn cũng có thể đi ngoài ra phân có bọt, mềm hơn bình thường. Đi ngoài ra bọt ở người lớn phản ánh những rối loạn tiêu hóa, tâm sinh lý, bệnh lý đại tràng…

Có thể bạn quan tâm: Thuốc tiêu trĩ Safinar có hiệu quả không? Thành phần, Cách sử dụng, giá bán

Nguyên nhân gây nên hiện tượng đi ngoài ra bọt

Nguyên nhân gây đi ngoài ra bọt là những rối loạn đường tiêu hóa, hoặc các rối loạn tâm lý, các kích thích từ bên ngoài. Ở từng lứa tuổi khác nhau sẽ có những nguyên nhân khác nhau.

Đi ngoài ra bọt ở người lớn

Có rất nhiều nguyên nhân gây đi ngoài ra bọt ở người lớn, sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu:

  • Nóng trong, bốc hỏa: Do cơ địa, thức khuya, sử dụng thuốc kháng sinh (phân có mùi nồng). Để khắc phục, bạn cần uống nhiều nước và bổ sung thêm chất xơ.
  • Căng thẳng, stress: kích thích tăng nhu động ruột, kéo dài làm nước không kịp hấp thu vào ống tiêu hóa, dẫn đến đi ngoài ra bọt.
  • Rối loạn tiêu hóa: các thức ăn kém vệ sinh, đồ lạnh hoặc nóng quá mức gây các cơn co thắt bất thường trong ống tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy 3-4 lần/ngày kèm lớp bọt mỏng.
  • Viêm đại tràng/ viêm đại tràng co thắt: Làm bụng đau quặn, đầy hơi, mệt mỏi, đi ngoài ra bọt, tiêu chảy lẫn táo bón,… Lâu dần có thể dẫn đến tắc ruột, thủng đại tràng, ung thư đại tràng,…
Nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra bọt
Nguyên nhân dẫn đến đi ngoài ra bọt

Tóm lại, các nguyên nhân gây đi ngoài ra bọt xuất phát từ các tác nhân sau:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn quá nhiều tinh bột, đồ chiên xào, ăn quá cay, quá nóng/ lạnh, thiếu chất xơ,..
  • Các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá,..
  • Nguyên liệu, thực phẩm mất vệ sinh.
  • Căng thẳng thần kinh, stress,…
  • Sử dụng thuốc Tây thời gian dài gây tác dụng phụ.

Đi ngoài ra bọt ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh tiếp xúc với ít tác nhân hơn người lớn, nên nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nguồn sữa, chất lượng sữa và khả năng đề kháng của trẻ. Các nguyên nhân bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Nguồn sữa không hợp, không đảm bảo, dị ứng với sữa.
  • Khả năng hấp thu dưỡng chất kém, hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện.
  • Với trẻ bú mẹ, có thể do mẹ sử dụng chất nhuận tràng, sử dụng thuốc gây phản ứng phụ.

Biểu hiện triệu chứng đi ngoài ra bọt

Biểu hiện triệu chứng đi ngoài ra bọt ở người lớn

Tùy theo các triệu chứng đi kèm, tần suất đi ngoài mà có thể nhận định đây là trạng thái bình thường hay bất thường.

  • Bình thường
    Hiện tượng đi ngoài ra bọt ở người lớn xảy ra một cách bình thường nếu số lần đi ngoài trong ngày dừng ở mức 1-2 lần, đồng thời bụng không xuất hiện cảm giác đau tức và cân nặng vẫn duy trì ở mức ổn định.
  • Bất thường
    Bất thường khi đi ngoài ra bọt thường xuyên, kéo dài có thể là biểu hiện kèm theo của các bệnh lý đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng. Các triệu chứng đi kèm là đau bụng, chướng hơi, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân,…

Trẻ sơ sinh 1 tháng, 3 tháng, 5 tháng tuổi đi ngoài ra bọt

Nếu em bé đi ngoài ra bọt nhiều lần trong ngày hơn bình thường,phân loãng hơn bình thường thì có thể trẻ đã bị tiêu chảy. Tiêu chảy ở trẻ có những biểu hiện đi kèm sau:

  • Đi ngoài nhiều hơn, liên tục.
  • Bú kém, bỏ bú.
  • Quấy khóc do khó chịu, đau bụng.
  • Bé đi ngoài có bọt và nhầy, loãng, chuyển màu, có mùi lạ.
  • Sốt, nôn, trớ.

Khi trẻ có các dấu hiệu trên, cha mẹ cần chú ý quan sát bé và đưa tới các cơ sở y tế khám nếu sau 1-2 ngày bé vẫn còn tình trạng sốt cao và tiêu chảy.

Cách chữa đi ngoài ra bọt và nhầy ở người lớn hiệu quả

cách điều trị đi ngoài ra bọt
cách điều trị đi ngoài ra bọt

Dùng thuốc Tây

Với tình trạng đi ngoài ra bọt ở người lớn bình thường, người bệnh chỉ cần điều chỉnh lại khẩu phần ăn và chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì tình trạng này sẽ được cải thiện.

Với các trường hợp đi ngoài ra bọt bất thường kéo dài có các rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định như Smecta, Loperamid, Ciprofloxacin,… Đồng thời bổ sung nước và điện giải bù lại lượng đã mất.

Nếu sử dụng thuốc Tây mà tình trạng vẫn tiếp diễn, hoặc phân lẫn nhầy máu, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn, tránh các biến chứng bất lợi cho cơ thể.

Dùng thuốc Đông y

Y học cổ truyền có một số bài thuốc dân gian đem lại tác dụng tốt trong việc chữa đi ngoài ra bọt như sau:

  • Bài thuốc với búp ổi non: Dùng 7-9 búp ổi non trộn với ít muối trắng, nhai lấy nước cốt, bỏ bã. Ngày dùng 1-2 lần cho tới khi khỏi.
  • Bài thuốc với gừng tươi và vỏ quất: Đun hỗn hợp gồm 1-2 lít nước lọc, vài lát gừng tươi và vỏ quất. Uống liên tục 4-5 ngày, giúp kích thích tiêu hóa, trị tiêu chảy.
  • Bài thuốc với lá chè xanh: Dùng 5-6 lá trộn muối trắng, nhai hoặc ép lấy nước cốt, bỏ bã, giúp kháng khuẩn, cải thiện tình trạng phân sủi bọt.

Có thể bạn quan tâm:Đi ngoài ra máu đen có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa và điều…

Cách điều trị đi ngoài ra bọt và nhầy ở trẻ sơ sinh

Thông thường, trẻ sẽ tự khỏi trong khoảng 1-2 ngày, cha mẹ cần quan sát và bù nước, điện giải cho bé.

Nếu trẻ đi ngoài quá nhiều, thời gian kéo dài cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Không tự ý sử dụng các thuốc điều trị nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.

Cách phòng ngừa đi ngoài ra bọt hiệu quả cho người lớn và trẻ sơ sinh

Để phòng tránh đi ngoài ra bọt, cần bắt đầu từ việc thay đổi những thói quen ăn uống nhỏ nhất.

Cách phòng ngừa đi ngoài ra bọt
Cách phòng ngừa đi ngoài ra bọt
  • Hình thành thói quen ăn chậm nhai kỹ, sử dụng thực phẩm chín, đảm bảo vệ sinh giúp giảm áp lực lên ống tiêu hóa, kích thích tiêu hóa.
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không tự ý cho tay lên miệng, từ bỏ thói quen mút tay.

Với trẻ sơ sinh, nguồn dưỡng chất chủ yếu là sữa mẹ. Vì vậy để phòng ngừa bé sơ sinh bị đi ngoài ra bọt, đi ngoài ra chất nhầy và bọt cần chú ý đến chất lượng sữa của mẹ bằng việc chọn thức ăn lành tính như thịt nạc, rau ngót, trứng,… Đồng thời hạn chế đồ ăn chiên, thức ăn nhanh, đồ quá nóng, quá lạnh.

Đồng thời, để đảm bảo sức đề kháng tốt cho bé, nên cho bé bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời, tiêm phòng và chăm sóc đầy đủ, tránh để bé bị lạnh.

Địa chỉ chữa đi ngoài ra bọt uy tín ở Hà Nội, TpHCM

Đi ngoài ra bọt không phải là bệnh hiếm gặp. Thông thường bạn có thể tìm tới các nhà thuốc uy tín trên địa bàn để được tư vấn và mua thuốc điều trị.

Nếu bạn có nhu cầu khám chữa bệnh, hầu hết các cơ sở y tế địa phương đều có thể chữa đi ngoài ra bọt.

Trên đây là một số thông tin về bệnh đi ngoài ra bọt, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách phòng tránh cũng như điều trị triệu chứng này.

Có thể bạn quan tâm: Cao tiêu trĩ An Trĩ Nam có tốt không? Giá bao nhiêu và mua ở đâu?

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây