Rò hậu môn có nguy hiểm không? Nguyên nhân, hướng dẫn điều trị bệnh

Rò hậu môn
Rò hậu môn
5/5 - (1 bình chọn)

Hậu môn là vị trí cuối của đường tiêu hóa. Ở vị trí này thường xảy ra các bệnh như: trĩ, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, ngứa hậu môn… Trong bài viết này, Nhà thuốc Vinh Lợi sẽ cung cấp thông tin cho bạn về bệnh rò hậu môn cũng là một trong những bệnh thường xuyên xảy ra tại đây. Mức độ mắc của rò hậu môn đứng thứ hai chỉ sau mỗi bệnh trĩ.

Bệnh rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn là sự xuất hiện một con đường thông suốt bất thường từ bề mặt biểu mô của ống hậu môn tới một vùng khác trên cơ thể và thường là vùng da xung quanh hậu môn.

Các đường bất thường đó được gọi là lỗ rò hậu môn. Các lỗ rò này thường bắt nguồn từ một đợt nhiễm trùng không được chữa lành theo đúng cách.

Có thể nói rò hậu môn là hậu quả của một đợt áp – xe vùng hậu môn. Áp – xe hậu môn là đợt cấp tính còn rò hậu môn là mạn tính. Để đề phòng rò hậu môn ta cần điều trị tốt đợt áp – xe cấp tính.

Hình ảnh rò hậu môn

Sau đây là một số hình ảnh rò hậu môn:

Hình ảnh rò hậu môn
Hình ảnh rò hậu môn
Hình ảnh rò hậu môn
Hình ảnh rò hậu môn

Nguyên nhân gây bệnh rò hậu môn

Hậu môn chứa một số tuyến tiết ra chất lỏng. Đôi khi, chúng bị tắc lại và khi điều đó xảy ra, sự tích tụ vi khuẩn có thể tạo ra một túi chất lỏng và mô bị nhiễm trùng rồi sưng lên. Đây được gọi là các ổ áp xe.

Nếu bạn không điều trị áp xe, nó sẽ phát triển dần lên. Cuối cùng, nó sẽ đi ra bên ngoài và đục một lỗ trên da ở đâu đó gần hậu môn để chất bẩn bên trong đó có thể chảy ra. Và từ đó đường rò được hình thành. Có 90% trường hợp người mắc bệnh rò hậu môn bắt đầu từ tuyến hậu môn, điều này đã được Parks và Morson chứng minh.

Hầu hết, áp xe gây ra một lỗ rò. Hiếm gặp hơn, nhưng những lỗ rò cũng có thể xuất phát từ các tình trạng như bệnh lao, các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc một căn bệnh đang diễn ra ảnh hưởng đến ruột của bạn, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.

Phân loại các dạng bệnh rò hậu môn

Phân loại các dạng bệnh rò hậu môn
Phân loại các dạng bệnh rò hậu môn

Phân loại được sử dụng rộng rãi nhất là “Phân loại Parks” phân biệt bốn loại lỗ rò: giữa cơ thắt, xuyên cơ thắt, trên cơ thắt và ngoài cơ thắt.

  • Các lỗ rò phổ biến nhất là liên cơ và xuyên cơ thắt.
  • Đường rò ngoài cơ tử cung không phổ biến và chỉ gặp ở những bệnh nhân đã phẫu thuật nhiều lần.
  • Trong những trường hợp này, kết nối với đường rò ban đầu với ruột bị mất.
  • Đường rò bề ngoài là đường rò không liên quan đến cơ thắt hoặc các tuyến quanh hậu môn và không thuộc phân loại Parks.

Dấu hiệu triệu chứng của bệnh rò hậu môn

Tùy từng mức độ và tình trạng của bệnh mà bệnh rò hậu môn có các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết triệu chứng rò hậu môn đều có biểu hiện như sau:

  • Đau: mức độ đau thường khác nhau, đau tăng lên khi đứng lên ngồi xuống, ho, hắt hơi và khi đi đại tiện.
  • Kích ứng da quanh hậu môn: Dịch từ trong hậu môn qua các lỗ rò ra ngoài mang theo các vi khuẩn ở bên trong hậu môn theo. Các vi khuẩn này sẽ kích ứng các vùng da bên quanh hậu môn gây ngứa.
  • Khi trung đại tiện có hơi hoặc phân xì ra lỗ rò: khi đi đại tiện, ngoài ra theo đường hậu môn phân và hơi có thể ra theo lỗ rò. Nó có thể tích lại ở đây gây viêm nhiễm.
  • Dịch tiết ra từ gần hậu môn: Dịch tiết ra từ các ống tiết qua lỗ rò ra ngoài ở các vùng da gần hậu môn, có thể dính vào quần áo gây khó chịu.
  • Chảy mủ hoặc máu khi đại tiện: Máu và mủ có thể theo phân ra ngoài. Đây có thể được coi là một dấu hiệu để nhận biết bệnh.
  • Sưng và đỏ ở vùng xung quanh hậu môn, có thể gây sốt nếu bị áp – xe: phân tích tụ lại trong lỗ rò gây ra viêm nhiễm khiến vùng xung quanh hậu môn sưng đỏ. Các viêm nhiễm này nặng có thể phát triển thành các ổ áp xe gây sốt.
  • Đại tiện không tự chủ: Một vài trường hợp, bệnh nhân không kiểm soát được nhu động ruột dẫn tới đại tiện không tự chủ.
  • Để lại các lỗ rò bên ngoài vùng da gần hậu môn.

Chẩn đoán bệnh rò hậu môn

Chẩn đoán bệnh rò hậu môn
Chẩn đoán bệnh rò hậu môn

Hiện nay có nhiều cách để chẩn đoán rò hậu môn.

  • Chẩn đoán lâm sàng: Vùng hậu môn của bệnh nhân có hiện tượng chảy nước vàng kéo dài. Khám thấy cạnh hậu môn có nốt sần, giữa nốt sần có lỗ, ấn vào nốt sần có dịch vàng đục trào qua lỗ. Khi sờ phần da ở giữa nốt sần và hậu môn có thể thấy có 1 dây cứng. Bên trong trực tràng có thể có lỗ.
  • Với các đường rò đơn giản: không cần phải chẩn đoán bằng hình ảnh để xác định đường rò. Đường rò sẽ được đánh giá khi mổ.
  • Trong trường hợp đường rò phức tạp, bệnh nhân có thể được chỉ định để chẩn đoán bằng các cách sau: X – quang đường rò, đo áp lực cơ thắt, siêu âm qua ngã hậu môn – trực tràng.

Các phương pháp chữa rò hậu môn tốt nhất hiện nay

Các phương pháp chữa rò hậu môn tốt nhất hiện nay
Các phương pháp chữa rò hậu môn tốt nhất hiện nay

Có khá nhiều phương pháp chữa bệnh rò hậu môn hiệu quả hiện nay. Một nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt giữa tỉ lệ tái phát giữa các phương pháp. Tuy nhiên có hai phương pháp điều trị rò hậu môn được dùng nhiều hơn cả đó là:

  • Một là, mổ cắt đường rò: Phương pháp này thường áp dụng với những lỗ rò đơn giản và không quá gần hậu môn. Phần da và cơ bên trong đường rò sẽ được cắt bớt đi sau đó tiến hành hút mủ. Phương pháp này giúp chữa tổn thương từ trong ra ngoài. Chú ý, với cách làm này trước khi tiến hành cần làm rỗng ruột bằng thuốc xổ và dùng thuốc gây mê toàn thân.
  • Đặt seton: Thường được dùng cho những ca có đường rò phức tạp. Seton sẽ dẫn các chất lỏng bị nhiễm trùng trước khi phẫu thuật. Quá trình này có thể mất tới 6 tuần hoặc hơn. Tuy nhiên quá trình này sẽ không làm tổn thương cơ thắt.
  • Ngoài ra có thể tiến hành khoét bỏ đường rò rồi khâu lại cơ thắt bị đứt hoặc có thể lấp lỗ trong đường rò bằng một loại keo đặc biệt (keo Fibrin) hay là dùng niêm mạc trực tràng khâu bít lỗ rò.

Cách điều trị bệnh rò hậu môn không cần phẫu thuật

Dùng thuốc Đông y

Khi khí trệ hoặc khí không thoát ra ngoài được sẽ dễ dẫn tới rò hậu môn. Ngoài ra nóng trong hoặc táo bón trong một thời gian dài cũng dễ sinh ra viêm nhiễm và gây rò hậu môn. Các vị thuốc giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm sẽ làm cho khí huyết lưu thông và giúp bệnh tiến triển tốt. 

Một số bài thuốc chữa rò hậu môn bằng Đông y thường dùng là:

  • Các trường hợp rò hậu môn nhẹ

Bài thuốc: Đương quy, Sài Hồ, Mộc Thông, Long Đờm Thảo, Kim Ngân Hoa, Cam thảo.

Mỗi vị lấy khoảng 12g, đem sắc lửa nhỏ. Ngày uống 1 – 2 lần. Duy trì khoảng 3 tuần các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần.

  • Các trường hợp rò hậu môn nặng:

Bài thuốc: Thục địa, Hoài Sơn, Tri Mẫu, Hạ Khô Thảo, Sơn Thù, Đan bì, Trạch tả, Bạch Linh, Liên kiều, Hoàng Bá.

Rửa sạch nguyên liệu, đem sắc với lửa nhỏ. Ngày uống 1 – 2 lần. Duy trì việc này từ 3 – 4 tuần các triệu chứng sẽ dần có khởi sắc. Uống tới khi các triệu chứng của bệnh biến mất hoàn toàn.

Thuốc Tây y

Sử dụng các thuốc Tây y là cách điều trị rò hậu môn mang lại hiệu quả nhanh hơn. Chủ yếu là thuốc có tác dụng chống viêm, nhiễm trùng, giảm sưng, đào thải các chất cặn bã trong đường rò ra ngoài và làm đầy đường rò.

Cách phòng ngừa rò hậu môn

Cách phòng ngừa rò hậu môn
Cách phòng ngừa rò hậu môn

Để phòng ngừa bệnh rò hậu môn tốt nhất bạn nên xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh.

  • Giữ một thói quen đi đại tiện đúng giờ: Táo bón là một nguyên nhân khá phổ biến gây ra rò hậu môn. Giữ cho mình một khung giờ nhất định để đi vệ sinh sẽ giúp bạn hạn chế được táo bón.
  • Ăn nhiều chất xơ, vitamin: Bạn cần bổ sung đầy đủ chất xơ như rau củ, ngũ cốc, dưa gang, cam, táo, nho… Chúng sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, giúp chống lại bệnh hiệu quả đặc biệt là táo bón.
  • Hạn chế các thực phẩm cay nóng: Các thực phẩm như ớt, tiêu, mù tạt, gừng,… hoặc các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy… vì chúng có thể gây kích ứng hậu môn và gây đại tiện nhiều lần. Lâu ngày có thể dẫn tới viêm nhiễm và hình thành các lỗ rò.
  • Uống đủ nước mỗi ngày: mỗi ngày bạn cần uống tối thiểu 2 lít nước. Chúng sẽ làm mềm phân và giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn.
  • Mặc quần áo thoải mái: Mặc quần áo thoải mái sẽ giúp bạn hạn chế ma sát với vùng hậu môn và tránh gây ra các tổn thương.

Một số câu hỏi liên quan đến rò hậu môn

Rò hậu môn uống thuốc gì tốt nhất?

Hiện nay trên thị trường có một vài sản phẩm đang được tin dùng như:

  • Kem bôi Glyceryl Trinitrate: Kem giúp ngăn chặn các vết nứt kẽ hậu môn và các tình trạng do rò hậu môn gây ra.
  • Thuốc mỡ Nitro Glycerin: Thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị rò hậu môn, ngăn ngừa viêm nhiễm, ngừa các cơn đau. Mặt khác, nó còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, giúp lưu thông máu vùng hậu môn.
  • Kem bôi Diltiazem: Thuốc tăng hình thành các mô và mạch máu giúp hạn chế hình thành lỗ rò từ các vết nứt. Mặt khác còn có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa các tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy quanh vùng hậu môn.

Phẫu thuật rò hậu môn hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay có khá nhiều phương pháp phẫu thuật rò hậu môn. Mỗi phương pháp lại có một giá khác nhau và từng cơ sở điều trị lại có một giá. Nhìn chung mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm nhất định.

Bạn nên tham khảo qua nhiều nơi để chọn cho mình cơ sở điều trị có giá tốt nhất. Tuy nhiên cũng đừng vì quá tham rẻ mà chữa trị ở những cơ sở không uy tín. Không chừng còn tiền mất tật mang nhé.

Phẫu thuật rò hậu môn bao lâu thì lành?

Tùy từng phương pháp và thể trạng thì thời gian lành sau phẫu thuật rò hậu môn cũng khác nhau.

Tuy nhiên nếu bạn chăm sóc tốt cơ thể sau phẫu thuật sẽ giúp cơ thể tăng khả năng hồi phục. Hãy tuân thủ tối đa theo lời dặn của bác sĩ để có thể hồi phục một cách nhanh nhất. Thông thường sau 1 – 2 tháng cơ thể sẽ trở về bình thường.

Phẫu thuật rò hậu môn có nguy cơ gì không?

Hiện nay, các công nghệ hiện đại được áp dụng rất nhiều nên phẫu thuật rò hậu môn không có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng khác. Tuy nhiên hãy chọn những cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn nhất có thể.

Rò hậu môn có nguy hiểm không?

Bản thân rò hậu môn không nguy hiểm tới tính mạng mà chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời nó có thể gây ra nhiều biến chứng như: tăng số lượng lỗ rò, ung thư trực tràng,…

Vì vậy hãy điều trị sớm nhất có thể sau khi phát hiện bệnh để ngăn ngừa được các biến chứng trên.

Chữa bệnh rò hậu môn ở đâu tốt nhất?

Như đã nói, bệnh rò hậu môn không hề nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Vậy điều trị ở đâu là tốt? Hiện nay tại các bệnh viện lớn cũng đã có thể phẫu thuật rò hậu môn. Nếu bạn ngại việc đông đúc khi tới bệnh viện bạn có thể tham khảo thêm nhiều phòng khám bên ngoài, hãy tham khảo cẩn thận để chọn được một phòng khám uy tín.

Rò hậu môn có tái phát được không?

Rò hậu môn hoàn toàn có thể tái phát được nếu chăm sóc sau phẫu thuật không tốt hoặc có lối sống không lành mạnh sau khi khỏi. Vì vậy sau khi khỏi hãy tuân thủ lối sống khoa học để tránh tái phát.

XEM THÊM:

2 BÌNH LUẬN

    • Chào Cuong Quy, bệnh rò hậu môn hoàn toàn có thể tái phát được nếu chăm sóc sau phẫu thuật không tốt hoặc có lối sống không lành mạnh sau khi khỏi. Vì vậy, bạn cần tuân thủ lối sống khoa học để tránh tái phát. Với tình hình của bạn, bạn cần đến cơ sở uy tín để khám khi có những triệu chứng biểu hiện của bệnh.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn