Sâm Ngọc Linh: Tác dụng, Cách dùng, Lưu ý, Phân biệt hàng giả, Giá bán

Sâm Ngọc Linh - một trong những loài sâm tốt nhất trên thế giới
Sâm Ngọc Linh - một trong những loài sâm tốt nhất trên thế giới
5/5 - (2 bình chọn)

Là một người dân Việt Nam thì chắc hẳn bạn đã nghe đến Sâm Ngọc Linh, một loại sâm có giá khoảng vài chục triệu hoặc lên đến cả tỷ đồng. Vậy Sâm Ngọc Linh là gì và có công dụng ra sao mà nhiều người sẵn sàng chi một số tiền không hề nhỏ để sở hữu nó? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những thông tin của cây Sâm Ngọc Linh trong bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Vinh Lợi.

Sâm Ngọc Linh là gì?

Sâm Ngọc Linh (tên khoa học: Panax Vietnamensis) là một loại dược liệu vô cùng quý hiếm của Việt Nam và trên thế giới, chúng đứng thứ 5 trong danh sách những loại nhân sâm tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại . Sâm Ngọc Linh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1973 bởi một tổ Y tế do dược sĩ Đào Kim Long làm trưởng đoàn, địa điểm tìm thấy là vùng đất phía Tây của núi Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh (tên khoa học: Panax Vietnamensis) là một loại dược liệu vô cùng quý hiếm của Việt Nam và trên thế giới
Sâm Ngọc Linh (tên khoa học: Panax Vietnamensis) là một loại dược liệu vô cùng quý hiếm của Việt Nam và trên thế giới

Sâm Ngọc Linh được xếp vào họ Araliaceae – họ Cuồng Cuồng, chúng còn có các tên gọi khác như Sâm khu 5, Sâm Việt Nam, cây thuốc giấu, sâm trúc hay củ ngải rọm con. Sau này, người ta phát hiện ra chúng không chỉ mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh – Kontum mà còn ở một vùng núi tỉnh Quảng Nam, bởi vậy có các loại Sâm Ngọc Linh Kon TumSâm Ngọc Linh Quảng Nam.

Sở dĩ Sâm Ngọc Linh được thế giới công nhận là loại cây quý hiếm, có tác dụng thần kỳ đối với sức khỏe con người bởi chúng thuộc một trong những loài sâm chứa hàm lượng hợp chất saponin cao nhất và đa dạng nhất về cấu trúc hóa học. Saponin chính là hoạt chất sinh học làm nên những công dụng của Sâm Ngọc Linh và được coi là chỉ số đánh giá chất lượng của 1 cây nhân sâm.

Vào năm 1984, do số lượng ngày càng khan hiếm và đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, chính phủ Việt Nam đã đưa Sâm Ngọc Linh vào Sách Đỏ, trở thành loại nhân sâm được bảo tồn và nhân giống.

Đặc điểm cây Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh thuộc dạng cây thân thảo khí sinh thẳng đứng, mọc dày dưới các tán cây rừng, tập trung ở vùng núi có độ cao từ 1200m đến 2000m. Điều kiện thích hợp để cây sinh trưởng là lớp đất đó phải có nhiều mùn, nhiệt độ ban ngày khoảng 23°C và ban đêm là 17°C.

Sâm Ngọc Linh là loại cây sống lâu năm, tuổi thọ có khi lên đến 100 năm nên phát triển khá chậm. Khi nhìn qua sẽ thấy có vẻ giống sâm cao ly nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy ở phần thân rễ của cây có nhiều sẹo và chia thành các đốt dài khoảng gần 1cm, trông giống như đốt trúc. Cây có chiều cao từ 40 đến 100cm, màu xanh lục hoặc tím. Thân trên nhỏ, chia nhánh, có đường kính khoảng 0,4cm còn thân rễ (gồm củ) cũng chia nhiều nhánh khác nhau, nằm dưới lòng đất hoặc bò ngang trên mặt đất và có đường kính 1-2cm. Còn lại là các bộ phận lá, hoa và quả, có đặc điểm nhận biết như sau:

Đặc điểm cây Sâm Ngọc Linh
Đặc điểm cây Sâm Ngọc Linh
  • Lá Sâm Ngọc Linh:

Cây ít năm tuổi chỉ có 1 lá không rụng, cây từ 4 năm tuổi trở đi sẽ có thêm 2 đến 3 lá nữa. Ở phần đỉnh thân, lá có dạng chân vịt, tức là từ đỉnh thân cây chia thành khoảng 4-5 nhánh lá. Mỗi nhánh có 5 lá nhỏ dạng bầu dục, có răng cưa xung quanh và phần chóp lá nhọn, còn cuống lá dài cỡ 1cm, lá ở giữa sẽ lớn nhất. Hai bề mặt là có lớp lông nhỏ, nhìn sẽ sẽ thấy.

  • Bộ phân hoa:

Hoa mọc hướng thẳng với thân cây và nở thành tán đơn. Tán hoa có cuống dài từ 10 đến 20 cm và dưới tán chính có các tán phụ. Mỗi tán hoa có đến 50-100 hoa nhỏ li ti màu vàng nhạt.

  • Bộ phận quả:

Mọc chủ yếu ở trung tâm, giữa các nhánh lá. Quả dài khoảng 1 phân và rộng nửa phân. Theo thời gian, quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng lục hoặc thẫm, khi chín quả màu đỏ cam và có chấm đen nhỏ ở đỉnh quả. Trung bình mỗi cây Sâm Ngọc Linh có khoảng 15 đến 30 quả, bên trong mỗi quả có 1 – 2 hạt.

Bạn có thể tham khảo những hình ảnh Sâm Ngọc Linh để thấy rõ hơn về đặc điểm hình dáng của cây, giúp bạn dễ dàng phân biệt Sâm Ngọc Linh với các loại nhân sâm khác.

Thành phần

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học, trong Sâm Ngọc Linh có chứa hàm lượng lớn những hợp chất vô cùng hữu ích cho sức khỏe con người, cụ thể như sau:

  • Chứa tổng cộng 52 hợp chất saponin, trong đó có 24 saponin pammaran mà các loại nhân sâm khác không có, chỉ được thấy duy nhất ở Sâm Ngọc Linh, còn lại là các saponin triterpen. Không chỉ ở phần củ và thân rễ, lá sâm cũng chứa tới 19 saponin pammaran.
  • 14 axit béo.
  • 17 axit amin như lysine, valine, methionine, tryptophan…
  • Tinh dầu hàm lượng 1%.
  • 20 nguyên tố vi lượng, đa lượng như K, Co, Cu, Fe…
  • Các loại vitamin B12, B2, E…
  • Một số hợp chất polyacetylen.

Với thành phần là các hoạt chất đa dạng và rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta, Sâm Ngọc Linh có công dụng tuyệt vời trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, trở thành loại nhân sâm đắt giá và được mọi người yêu thích.

Cách tính tuổi Sâm Ngọc Linh

Theo quan niệm của mọi người thì Sâm Ngọc Linh có tuổi thọ tỉ lệ thuận với giá trị dinh dưỡng, cây càng già thì sẽ càng bổ dưỡng và quý hiếm. Do đó, tuổi Sâm Ngọc Linh trở thành thước đo định giá, là yếu tố xác định giá thành, giá cây lâu năm có thể lên đến cả tỷ đồng. Vậy nên có rất nhiều người thắc mắc làm sao để biết được độ tuổi của Sâm Ngọc Linh. Dưới đây là cách xác định tuổi đời của cây, bạn có thể tham khảo:

Cách tính tuổi Sâm Ngọc Linh
Cách tính tuổi Sâm Ngọc Linh
  • Theo các chuyên gia nghiên cứu nhiều năm, những vết sẹo ở phần củ là yếu tố cho biết tuổi Sâm Ngọc Linh. Mỗi vết sẹo sẽ là một tuổi của cây.
  • Dựa vào hình thái phát triển của cây theo từng năm, các chuyên gia thấy rằng hằng năm, vào khoảng tháng 10 – thời điểm mà thân khí sinh tàn lụi thì lá cây sẽ rụng và ở phần đầu củ sâm sẽ xuất hiện thêm 1 vết sẹo.
  • Như đã nói ở trên, cây 3 năm tuổi thì chỉ có 1 lá duy nhất và không rụng, vậy nên khi thấy trên củ sâm có 1 vết sẹo thì có nghĩa tuổi đời của sâm đã trên 3 năm. Và phải trên 5 năm tuổi thì Sâm Ngọc Linh mới có thể đưa vào sử dụng và đem lại giá trị.

Tác dụng của Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh được ví như là thần dược và xếp vào hàng hiếm trên thế giới mà ai cũng muốn được sở hữu với mục đích làm bài thuốc quý bồi bổ cho sức khỏe. Sâm Ngọc Linh được săn đón và so sánh như vậy là nhờ những hiệu quả thần kỳ mà các dưỡng chất trong củ và lá sâm đem lại cho sức khỏe con người. Sau đây là các tác dụng của Sâm Ngọc Linh:

  • Tăng cường đề kháng, phục hồi và nâng cao sức khỏe: hàm lượng saponin trong Sâm Ngọc Linh có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm trùng, ngăn sự xâm nhập của virus và vi khuẩn vào bên trong cơ thể, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe con người. Bên cạnh đó là những dưỡng chất có lợi cho đường tiêu hóa, nên rất phù hợp với những người bệnh mới ốm dậy, người già hay trẻ suy dinh dưỡng, bởi nó giúp mọi người ăn khỏe, ngủ ngon và đủ giấc, nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
  • Giúp hệ tim mạch ổn định và khỏe mạnh: Hoạt chất sinh học trong sâm Ngọc Linh có tác dụng điều hòa tim mạch và huyết áp người, ổn định hàm lượng glucose trong máu và giảm lượng cholesterol trong thành ruột, từ đó giúp phòng chống các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp đập của tim xơ vữa động mạch vành…
Tác dụng của Sâm Ngọc Linh
Tác dụng của Sâm Ngọc Linh
  • Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể: vitamin E có tác dụng chống oxy hóa và các loại saponin làm ức chế sự sản sinh MDA, Sâm Ngọc Linh giúp bạn lưu giữ tuổi thanh xuân với làn da trẻ đẹp và mái tóc đen óng, mượt mà.
  • Tăng cường lưu thông khí huyết, bổ máu: Sâm Ngọc Linh kích thích sự sản sinh tế bào tiểu cầu, hồng cầu, rất thích hợp cho những người thiếu máu và mắc bệnh suy tiểu cầu.
  • Chữa các bệnh về phế quản, hen suyễn: saponin trong Sâm Ngọc Linh có tác dụng trị ho, long đờm, kháng viêm ngừa khuẩn, từ đó hỗ trợ chữa các bệnh ho hen, giúp người bệnh giảm các cơn ho, dễ thở hơn, làm dịu cổ họng.
  • Tăng cường khả năng sinh lý của cả nam giới và nữ giới: Cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, thúc đẩy tuyến yên nhằm sản sinh hormone sinh dục, từ đó cải thiện sinh lực nam giới và sinh lý nữ giới.
  • Giảm stress và căng thẳng, giúp tinh thần luôn minh mẫn và hỗ trợ cải thiện, phục hồi trí nhớ: R2 – một saponin dammaran có trong Sâm Ngọc Linh, có khả năng chữa suy nhược thần kinh, nâng cao tinh thần và giảm căng thẳng, mệt mỏi cho người dùng, chống căn bệnh trầm cảm đáng sợ.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa, giảm nguy cơ mắc ung thư: hoạt chất saponin giúp phòng chống và ngăn ngừa sự tiến triển của tế bào ung thư, giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư ruột kết, ung thư đại tràng. Bên cạnh đó là phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị và truyền hóa chất.
  • Ngoài ra còn một số công dụng khác như giải độc gan, cải thiện thị lực, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường và các bệnh về đường tiêu hóa…

Xem thêm: [Review] Sìn Sú là gì? Có hại không? Tác dụng, Cách sử dụng và bảo quản

Sử dụng Sâm Ngọc Linh có tác dụng phụ không?

Là một loại thảo dược thiên nhiên, Sâm Ngọc Linh hoàn toàn lành tính, không gây hại hay chứa độc tố, mọi người đều có thể yên tâm sử dụng. Dựa theo những nghiên cứu về tác dụng của Sâm Ngọc Linh trên hệ thần kinh não bộ, hệ nội tiết, hệ tim mạch và trên cơ thể con người thì có thể thấy không xuất hiện những biểu hiện ngộ độc hay tác dụng phụ.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi sử dụng thì bạn cần tuân thủ theo đúng liều lượng, bởi nếu dùng quá nhiều có thể dẫn đến 1 số biểu hiện như:

  • Tiêu chảy (do Sâm Ngọc Linh có tính hàn nên nếu bạn dùng nhiều sẽ gây lạnh bụng), đầy hơi, chướng bụng.
  • Tinh thần hưng phấn quá mức gây mệt mỏi, mất ngủ.

Cách sử dụng Sâm Ngọc Linh hiệu quả

Phần thân rễ, củ và lá của Sâm Ngọc Linh được kết hợp với nhiều nguyên liệu theo nhiều cách khác nhau để tạo nên một vị thuốc quý, giúp bồi bổ cơ thể, nâng cao tinh thần. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số phương pháp sử dụng Sâm Ngọc Linh để đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe của bạn và người thân:

Ngâm với mật ong

Mật ong cũng là một nguyên liệu đến từ thiên nhiên vô cùng có lợi đối với sức khỏe con người. Mật ong và Sâm Ngọc Linh chắc chắn sẽ là một sự kết hợp hoàn hảo, đem đến bài thuốc quý và phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.

Cách sử dụng Sâm Ngọc Linh hiệu quả
Cách sử dụng Sâm Ngọc Linh hiệu quả

Nguyên liệu:

  • Củ Sâm Ngọc Linh
  • Mật ong nguyên chất đạt tiêu chuẩn (bởi như vậy mới có thể bảo quản sâm trong khoảng thời gian dài).

Cách làm:

  • Bước đầu tiên cần rửa sạch đất cát và bụi bẩn ở củ sâm tươi, sau đó để khô.
  • Tiếp theo, cắt củ sâm thành từng lát mỏng có độ dày chỉ 1 đến 1.5mm và xếp từng lát vào hũ thủy tinh. Vừa xếp vừa đổ mật ong vào hũ theo tỷ lệ mật ong – sâm là 2:1
  • Để tránh sâm bị chua, nên kiểm tra hũ và hớt bỏ phần bọt trắng trên bề mặt nếu thấy.

Cách sử dụng:

  • Khoảng 1 tháng sau khi ngâm là chúng ta đã có thể sử dụng.
  • Có thể dùng nước mật ong ngâm sâm pha với nước ấm để uống hoặc uống trực tiếp 1 thìa sau khi ăn, dùng 1 – 2 lần/ngày.
  • Còn lát cắt sâm thì ngậm trong miệng rồi nhai kỹ và nuốt, mỗi ngày dùng khoảng 2-4 lát và nên dùng vào sáng sớm, khi chưa ăn gì để dưỡng chất được hấp thu tốt hơn.
  • Cần chú ý bảo quản hũ sâm ở nơi khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp có thể gây hỏng, giảm tác dụng của thành phẩm.

Sâm Ngọc Linh ngâm với mật ong có vị ngọt, rất dễ sử dụng, tuy nhiên các đối tượng như người mắc bệnh tiểu đường, trẻ em và phụ nữ đang mang thai thì không nên sử dụng.

Ngâm Sâm Ngọc Linh với rượu

Đối với nam giới thì rượu là một nguyên liệu thích hợp để ngâm với Sâm Ngọc Linh.

Nguyên liệu:

  • Sâm tươi
  • Rượu trắng

Cách làm:

  • Củ sâm tươi đem rửa sạch và để ráo.
  • Chuẩn bị hũ, sau đó để nguyên củ sâm tươi rồi đổ rượu vào, 2 đến 3l rượu có thể ngâm với củ sâm có trọng lượng khoảng 100g. Mọi người có thể lựa chọn củ sâm tùy theo nhu cầu rồi mua thể tích rượu tương ứng.

Cách sử dụng:

  • Sau 3 tháng ngâm mới có thể sử dụng rượu Sâm Ngọc Linh.
  • Đàn ông uống khoảng 50-100ml rượu ngâm sâm mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và thể lực.
  • Chú ý không dùng rượu Sâm Ngọc Linh cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú hay những người mắc bệnh về tim mạch, huyết áp và ung thư.

Sử dụng lá

Nhờ chứa hàm lượng cao saponin, lá cây Sâm Ngọc Linh cũng được mọi người sử dụng phổ biến, bởi giá thành rẻ hơn củ sâm mà lá cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cách dùng thông thường của lá Sâm Ngọc Linh là hãm lấy nước hoặc ngâm với rượu nhẹ.

Cách hãm nước lá: rửa sạch 5g lá và cho vào ấm với nửa lít nước, đun sôi trong tầm 20 phút là bạn đã có thể uống.

Cách ngâm rượu với lá Sâm Ngọc Linh:

  • Lá lấy tầm 350g, đem rửa sạch và để cho khô, ráo nước rồi xếp vào bình thủy tinh có dung tích 18 lít.
  • Đổ đầy rượu loại nhẹ vào bình và đậy kín.
  • Có thể dùng rượu sau 3 tháng ngâm và mỗi ngày uống khoảng 50ml chứ không nên quá lạm dụng
  • Lưu ý: trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người có huyết áp cao hay sức khỏe kém thì không nên dùng rượu lá Sâm Ngọc Linh.

Hầm thuốc bắc

Sâm Ngọc Linh kết hợp với thuốc bắc có tác dụng rất tốt đối với đối tượng là người cao tuổi, có biểu hiện kém ăn, ngủ không đủ giấc, người bệnh mới ốm dậy hay người đang điều trị bệnh ung thư cần phục hồi sức khỏe, bồi bổ dưỡng chất cho cơ thể.

Cách làm khá đơn giản, khi hầm thuốc bắc bạn cho thêm 5 đến 6 lát Sâm Ngọc Linh xắt mỏng, hầm xong là bạn đã có thể sử dụng ngay. Nên dùng với tần suất 1-2 lần/tuần để thấy được hiệu quả của phương pháp.

Pha trà uống hàng ngày

Đây là cách chế biến Sâm Ngọc Linh đơn giản, dễ dàng tại nhà mà đem lại hiệu quả vô cùng tốt và phù hợp với mọi đối tượng. Trà Sâm Ngọc Linh giúp bạn xua tan mệt mỏi căng thẳng sau giờ học tập làm việc, nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch, cải thiện trí nhớ và đem đến cho bạn làn da, mái tóc khỏe đẹp.

Nguyên liệu: Sâm Ngọc Linh tươi hoặc khô.

Cách làm:

  • Với củ Sâm Ngọc Linh tươi bạn đem rửa sạch và thái mỏng, còn Sâm Ngọc Linh khô thì bạn xắt lát luôn.
  • Cho 5 – 6 lát sâm vào ấm ủ và rót nước sôi vào rồi để trong nửa tiếng là bắt đầu uống được. Khi hết nước có thể pha thêm nước sôi vào.

Cách sử dụng:

  • Uống trà Sâm Ngọc Linh mỗi ngày để thấy rõ sự thay đổi về sức khỏe thể lực và cả tinh thần.
  • Khi không uống nữa thì lấy phần bã sâm để ăn.

Trà Sâm Ngọc Linh phù hợp với mọi đối tượng trong gia đình bạn, ngoại trừ phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Xem thêm: Thực hư Kim kê đả thạch lừa đảo? Tác dụng có tốt không?

Đối tượng không nên sử dụng

Sâm Ngọc Linh là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe của con người khi được sử dụng đúng cách, đúng liều. Tuy nhiên có một số nhóm đối tượng không nên sử dụng bởi có thể gặp phải các tác dụng phụ, đó là:

  • Phụ nữ có thai: như ở phần công dụng đã đề cập đến, Sâm Ngọc Linh thúc đẩy sản sinh nội tiết tố nữ và điều này không tốt cho sức khỏe của em bé, do đó khi mang thai, phụ nữ không nên dùng Sâm Ngọc Linh hay Sâm Ngọc Linh kết hợp với các nguyên liệu khác.
  • Sâm Ngọc Linh có tính hàn, vì vậy không phù hợp với những người hay bị lạnh bụng.
  • Những người gặp chứng mất ngủ thì không nên dùng Sâm Ngọc Linh vào buổi tối.
  • Trẻ em khỏe mạnh cũng không nên sử dụng. Sâm Ngọc Linh phù hợp với đối tượng trẻ em gầy yếu cần bổ sung dưỡng chất và trẻ em bị thiếu máu.
  • Những người cao huyết áp không dùng Sâm Ngọc Linh bởi có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, có thể gây đột quỵ.

Những lưu ý cần tránh khi dùng

Để phát huy tốt nhất công dụng của Sâm Ngọc Linh thì bên cạnh việc sử dụng đúng người, đúng cách, đúng liều, bạn cần kết hợp với thay đổi thói quen ăn uống và có chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học:

Những lưu ý cần tránh khi dùng Sâm Ngọc Linh
Những lưu ý cần tránh khi dùng Sâm Ngọc Linh
  • Kết hợp tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn như thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có gas…
  • Kiêng ăn củ cải và các loại hải sản bởi chúng làm giảm tác dụng của Sâm Ngọc Linh vì sự thay đổi các hoạt chất, thậm chí khi dùng đồng thời còn có thể gây đau bụng đi ngoài.
  • Khi sắc trà củ hoặc lá Sâm Ngọc Linh, hầm Sâm Ngọc Linh với thuốc bắc thì nên dùng ấm thủy tinh hoặc ấm đất.
  • Không dùng đồng thời sâm với các loại trà khác vì có thể làm mất đi dược tính của sâm. Có thể uống trà sau 3 tiếng kể từ lúc dùng Sâm Ngọc Linh.

Cách trồng Sâm Ngọc Linh

Để trồng Sâm Ngọc Linh tuy không phải là dễ nhưng cũng không quá khó nếu bạn đáp ứng được các điều kiện cho cây sinh trưởng và chăm sóc cho cây đúng cách sau khi trồng.

Điều kiện cần cho cây

  • Trồng ở đất tơi xốp và có nhiều mùn, địa điểm trồng không bị úng nước.
  • Nhiệt độ thích hợp cho cây là 20-25°C ban ngày và 16-18°C ban đêm, do đó nên trồng cây vào tháng 8, khi mùa thu đến, có thời tiết mát mẻ.

Chọn cây giống: chú ý chọn những cây không có bệnh ở thân, rễ củ; lá cây màu xanh, không úa; thân cây cao 10cm đổ lên và rễ ít nhất chia làm 2 nhánh, đường kính củ sâm tối thiểu là 0,3cm.

Cách trồng Sâm Ngọc Linh

  • Trước tiên ta đào hố rộng khoảng 10cm và sâu cỡ 8cm.
  • Rải 1 lớp phân gà đã hoai mục xuống hố mới đào để làm nền.
  • Đặt cây giống vào và vun đất lên lấp kín hỗ.
  • Tưới 1 ít nước sau khi vun đất xong. Có thể rải lá khô để đất được giữ ẩm, và sau này lá sẽ phân hủy thành 1 lớp mùn cho đất.

Lưu ý: không để Sâm Ngọc Linh bị úng nước.

Sâm Ngọc Linh giá bao nhiêu 1kg?

Giá Sâm Ngọc Linh không cố định mà thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi sâm, trọng lượng và hình dạng của Sâm. Ngoài ra giá bán dao động tùy vào số lượng cung ứng trên thị trường. Giá Sâm tươi thường giao động từ 50 triệu đến hơn 200 triệu đồng 1 kg.

Bảng giá Sâm Ngọc Linh tham khảo
Bảng giá Sâm Ngọc Linh tham khảo

Mức giá cụ thể:

Sâm Ngọc Linh tự nhiên

  • Loại kích thước nhỏ, trọng lượng dưới 0,1kg giá từ 50 – 120 triệu VNĐ/1kg
  • Loại kích thước to hơn, củ nặng trên 0,2kg giá trên 200 triệu VNĐ/1kg
  • Trong trường hợp đặc biệt, đối với củ Sâm nhiều năm tuổi có trọng lượng lớn hơn 0,5kg giá rơi vào khoảng 100 – 200 triệu VNĐ/100g tùy thời điểm.

Sâm Ngọc Linh trồng

Sâm Ngọc Linh trồng giá sẽ rẻ hơn

  • 10 – 12 củ / 1kg giá 55 triệu VNĐ / 1kg
  • 8 – 10 củ / 1kg giá 65 triệu VNĐ / 1kg
  • 5 – 7 củ / 1kg giá 70 triệu VNĐ / 1kg
  • 4 – 5 củ / 1kg giá 75 triệu VNĐ / 1kg

Cây và giống Sâm Ngọc Linh mua ở đâu uy tín?

Hiện Sâm Ngọc Linh đang được bán tại rất nhiều nơi trên toàn quốc, bạn có thể mua dễ dàng mua Sâm Ngọc Linh chất lượng. Tuy nhiên bạn nên chọn những nơi uy tín và giá bán của Sâm không thấp hơn quá nhiều so với mức giá trung bình được bày bán trên thị trường để tránh mua phải Sâm Ngọc Linh giả.

Đối với những ai muốn tìm mua cây giống Sâm Ngọc Linh về trồng, các bạn có thể đặt mua cây giống hoặc hạt giống Sâm Ngọc Linh tại một số địa chỉ như “Hồng Đan Group”, “Trung tâm cây giống nông nghiệp Việt Nam”, ”Công Ty CP Sâm Ngọc Linh Tumơrông Kon Tum”,…

Xem thêm: Bỏ túi 101 Cách trị thâm mụn tự nhiên bằng mật ong nhanh cấp tốc tại nhà

Phương pháp nhận biết Sâm Ngọc Linh giả và thật

Vì là một loại cây có giá trị kinh tế cao nên hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều Sâm Ngọc Linh giả và đã có rất nhiều người bị lừa mua phải Sâm giả.

Vậy làm sao để phân biệt được đâu là Sâm Ngọc Linh thật, đâu là hàng giả mạo? Sau đây là một số phương pháp để nhận biết Sâm Ngọc Linh thật mà khách hàng nên biết để tránh bị lừa.

  • Sâm Ngọc Linh thật thường chỉ có một thân, có củ và nhiều rễ mềm mọc quanh thân.
  • Đối với Sâm Ngọc Linh thật, vỏ cây màu nâu đậm rất mỏng và nhẵn, cây càng lớn tuổi thì phần chân của Sâm càng to, rắn chắc nhìn cây có vẻ nhỏ bé nhưng khi cầm lên sẽ thấy rất nặng. Trong khi Sâm giả có vỏ dày, màu sắc nhạt hơn.
  • Khi quan sát, hãy chú ý đến các nốt của đầu củ và rễ củ sâm vì chúng sẽ cho bạn biết số tuổi của Sâm. Ở đầu củ Sâm, 2 đốt tương đương 4 tuổi, 5 tuổi có 3 đốt và 6 tuổi thì có 4 đốt trở lên,… Còn khi xác định tuổi của Sâm nhờ đốt ở rễ củ, chú ý từ chân sinh ra 1 đốt tương đương với Sâm 2 tuổi, 2 đốt là 3 tuổi,..
  • Cách nhận biết tiếp theo là dựa vào kích thước của đầu và thân củ Sâm. Vì Sâm Ngọc Linh lâu năm hàng thật thì kích thước của đầu và thân gần bằng nhau nên khi mua hàng giả người bán sẽ cắt bớt một phần đầu Sâm với ý đồ che mắt người mua.

Nếu bạn lo lắng rằng chỉ quan sát hình dáng bên ngoài là chưa đủ để phân biệt vì hàng giả ngày càng tinh vi thì bạn có thể cắt Sâm ra để kiểm tra.

  • Khi cắt Sâm thành lát mỏng ta sẽ thấy phần thân của Sâm có màu xám nhạt (giống màu da tê giác) hoặc tím trong khi phần của có màu vàng nhạt. Nếu nếm thử, vị đầu tiên bạn cảm nhận được là đắng, lát sau sẽ là vị ngọt đi kèm với mùi thơm đặc trưng của thảo dược.

Trên thị trường hiện nay, những kẻ lừa đảo thường dùng củ Ráy hoặc củ Tam Thất Vũ Điệp để làm giả Sâm Ngọc Linh. Đặc điểm chung của Sâm Ngọc Linh giả là giá rẻ hơn so với Sâm thật, đánh vào tâm lý ham đồ rẻ của người dân.

  • Với củ Ráy thì rất khó để nhận biết nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài của nó nhìn rất giống cây thật đi kèm với nhiều thủ thuật làm giả ngày càng tinh vi nên càng khó để người tiêu dùng phân biệt. Tuy nhiên thì vị của loại củ này đắng nghét không phải vị đắng thảo dược rồi ngọt bùi của Sâm Ngọc Linh thật.
  • Củ Tam Thất dài hơn Sâm Ngọc Linh, ở trên thân của nó có nhiều mắt và nó không có củ chính. Ngoài ra thì vị của Tam Thất cũng rất đắng, thân cứng và xơ.

Bài viết trên đây của Nhà Thuốc Vinh Lợi đã cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin hữu ích về Sâm Ngọc Linh. Hy vọng bạn đã giải đáp được cho mình những thắc mắc về loại sâm quý hiếm mang thương hiệu Việt Nam này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây