[Bật mí] 7 cách chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu tía an toàn và hiệu quả tại nhà

Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
4/5 - (2 bình chọn)

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dược liệu được chứng minh là rất tốt trong việc điều trị bệnh trĩ nhất là trĩ ngoại. Thầu dầu hay đu đủ tía đang là thảo dược sử dụng và tìm kiếm thông tin trên mạng nhiều nhất về cách sử dụng cũng như công dụng của nó. Bài viết dưới đây Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ để có thể sử dụng an toàn hơn.

Sơ lược về dược liệu thầu dầu tía

Thầu dầu hay còn có tên gọi khác nữa là đu đủ tía thuộc họ Thầu dầu và là thảo dược duy nhất của chi Ricinus.

  • Mô tả

Thầu dầu là một loại cây thân thảo, cây nhỏ cao từ 40-50cm còn những cây lớn hơn có thể cao từ 1-1,5m. Toàn bộ cây đều có phủ một lớp sáp trắng và cây có nhiều loại màu sắc  như xanh lá cây, đỏ tím hoặc là màu xám xanh. Thân thầu dầu có hình tròn và rỗng bên trong, cây có nhiều cành nhỏ mỗi cành đều có chứa các lá to mọc so le với nhau.

Lá thường có màu tía, phiến lá hình tròn, chứa nhiều thuỳ (khoảng 7-11 thuỳ). Các gân trên lá rất rõ ràng, cuống lá có kích thước rất dày và dài khoảng 30cm.

Hoa thường mọc thành cụm hình chuỳ ở trên ngọn hay ở bên các nách lá, cụm hoa chia thành hoa đực và hoa cái. Hoa đực nằm phía dưới, có chứa nhiều nhụy hoa và có chiều dài khoảng 7-10mm.Hoa cái ở phía trên mang hình trứng, hình bầu dục hoặc là hình chóp rất dễ nhận biết, có chiều dài từ 5-8mm và có nhiều lá bắc phủ ở ngoài.

Quả Thầu dầu có hai loại màu là màu lục hoặc màu khác là màu tím nhạt. Quả thường có hình nang, hình trứng, có gai mềm xung quanh vỏ quả và trong mỗi quả đều có chứa 3 hạt, độ dài của quả khoảng 1,5-2,5cm.

Hạt Thầu dầu có màu nâu xám, trên bề mặt hạt có các vân màu đỏ hay màu xám trắng rất nổi bật. Độ dài của hạt khá to từ 8-18mm.

  • Bộ phận sử dụng

Tất cả các bộ phận như thân, rễ, lá và hạt của Thầu dầu tía đều được nghiên cứu làm thuốc có tác dụng để chữa các loại bệnh khác nhau.

Hạt của Thầu dầu khi phơi khô trong Đông y còn được gọi là Bế ma tử.

Sơ lược về dược liệu thầu dầu tía
Sơ lược về dược liệu thầu dầu tía
  • Phân bố

Thầu dầu tía có nguồn gốc từ Ai Cập, Ấn Độ. Sau đó các nước nhiệt đới cũng trồng và sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh . Hiện nay ở nước ta Thầu dầu tía được trồng và phát triển tại các vùng núi có thời tiết ấm ở Tây Bắc như tại khu vực Hà Giang, Vĩnh Phúc và Hoà Bình…

  • Thu hái

Thời gian thu hái các bộ phận Thầu dầu tía là khác nhau. Lá thì có thể thu hái cả bốn mùa, rễ thì nên thu vào mùa có không khí lạnh còn hạt thầu dầu thì có thể thu hái vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 6.

  • Thành phần hoá học

Nghiên cứu cho biết trong lá của Thầu dầu chứa rất nhiều các hoạt chất khác nhau đặc trưng như ricin, axit amin,….

Trong hạt có chứa từ 40-50% là tinh dầu, 25% là anbummoi và 0,15% ricin.

  • Độc tính của cây Thầu dầu tía

Thầu dầu tía được các nhà chuyên gia nghiên cứu cho là một dược liệu được sử dụng rộng rãi để điều trị trĩ và các bệnh lý khác trong các bài thuốc dân gian. Hầu như tất cả  bộ phận của cây Thầu dầu tía đều được sử dụng để làm thuốc.

Tuy có nhiều công dụng tốt để chữa bệnh nhưng bên cạnh đó là độc tính của vị thuốc này cũng có ảnh hưởng  đến sức khỏe của mọi người. Nên khi sử dụng mọi người nhất định phải chú ý và tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia.

Người ta thường dùng lá Thầu Dầu để chữa bệnh trĩ vì nó có chứa khá ít độc tính (lá non chứa khoảng 1,4%, lá già úa có khoảng 2,6%). Trong lá có chứa 1 loại protein rất độc đã được nghiên cứu đó là ricin.

Giáo sư Đỗ Tất Lợi cũng đã có nói rất nhiều về chất ricin này, chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ cũng có thể dẫn đến chết người. Nên thường sử dụng lá thầu dầu dùng để điều trị các bệnh ngoài da.

Theo như các nghiên cứu thì trong hạt Thầu Dầu tươi có chứa rất nhiều độc tố. Sử dụng chỉ 1 hạt cũng có thể gây ra nôn mửa, sử dụng với số lượng lớn hơn sẽ dẫn đến tử vong do trong hạt Thầu Dầu chứa rất nhiều độc tố ricin sẽ gây đông hồng cầu.

Vì vậy mà trong Đông y khi sử dụng hạt thầu dầu không được sử dụng đường uống hay tiêm trực tiếp mà chỉ sử dụng làm thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên ricin sẽ bị phá huỷ ở nhiệt độ cao nên bạn có thể sử dụng hạt thầu dầu khi đã được nấu chín.

Vì sao thầu dầu tía được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ?

Bệnh trĩ có các triệu chứng thường gặp rất khó chịu như sưng phù, ngứa ngáy, đau rát hậu môn do tĩnh mạch cạnh trực tràng  bị phình giãn quá mức tạo thành các búi trĩ. Vì thế khi muốn khắc phục các tình trạng trên thì phải sử dụng các dược liệu có tính sát khuẩn, tiêu viêm.

Vì sao thầu dầu tía được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ?
Vì sao thầu dầu tía được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ?

Thầu dầu tía là một dược liệu có đặc tính tiêu độc, chống ngứa, hoạt huyết và giảm đau rát rất tốt được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y, vì Thầu dầu tía có vị ngọt, cay mang tính bình nên khi sử dụng có thể loại bỏ các triệu chứng khó chịu mà bệnh trĩ gây ra (khi bị táo bón dùng Thầu dầu có thể tránh nhiễm khuẩn, đau rát và đặc biệt là làm mềm phân giúp dễ dàng đi đại tiện).

Cách chữa bệnh trĩ bằng Thầu dầu tía an toàn và hiệu quả tại nhà

Có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng Thầu dầu tía như sử dụng đơn hoặc là kết hợp với các loại dược liệu  với nhiều cách khác nhau giúp ngăn ngừa vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm búi trĩ và làm teo nhỏ búi trĩ . Ngoài ra còn làm giảm các triệu chứng bên ngoài của trĩ như ngứa ngáy, đau đớn, chảy máu…

Xông hơi hậu môn bằng nước lá Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

Nguyên liệu: 1 nắm lá Thầu dầu tía khoảng 9-10 lá và ½ thìa cà phê muối tinh.

Cách làm:

  • B1: Rửa sạch lá Thầu dầu tía bằng nước muối pha loãng.
  • B2: Cho tất cả các lá Thầu dầu tía và muối tinh vào nồi có chứa khoảng 1 lít nước sạch.
  • B3: Khi nồi sôi thì  tiếp tục đun với lửa nhỏ trong khoảng 10-15 phút để tinh dầu từ Thầu dầu có thể chiết ra hết.
  • B4: Rửa sạch hậu môn và các búi trĩ bằng nước muối ấm. Sau đó xông hơi bằng nồi nước lá Thầu dầu đã được chuẩn bị sẵn . Xông đến khi nước chỉ còn ấm thì dừng lại, sau đó bạn có thể ngâm thêm 20 phút để tinh chất thấm sâu rồi rửa lại bằng nước sạch.

Kiên trì thực hiện phương pháp này 1 lần/ngày thì sau khoảng 1 tuần các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát sẽ giảm đáng kể.

Đắp lá Thầu dầu tía vào hậu môn chữa bệnh trĩ

Chữa bệnh trĩ bằng lá Thầu dầu tía bằng cách này rất đơn giản và dễ sử dụng.

Nguyên liệu: 3-4 lá Thầu dầu tía và 1 vài hạt muối tinh.

Cách làm:

  • B1: Ngâm và rửa sạch lá Thầu dầu tía trong nước muối khoảng 10 phút để làm sạch khuẩn sau đó để ráo nước.
Xông hơi hậu môn bằng nước lá Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Xông hơi hậu môn bằng nước lá Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
  • B2: Giã nát lá Thầu dầu tía đã được rửa sạch cùng với vài hạt muối tinh .
  • B3: Vệ sinh sạch sẽ búi trĩ và hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối. Rồi dùng hỗn hợp lá Thầu dầu tía và muối giã nát đã được chuẩn bị từ trước đắp trực tiếp lên búi trĩ sao cho hỗn hợp  tiếp xúc trực tiếp với cả các búi trĩ.
  • B4: Cố định lại lá Thầu dầu trên búi trĩ bằng băng gạc hay miếng vải.
  • B5: Để nguyên khoảng 1 tiếng rồi gỡ xuống và rửa sạch lại vùng hậu môn, các búi trĩ và tay bằng nước ấm.
Đắp lá Thầu dầu tía vào hậu môn chữa bệnh trĩ
Đắp lá Thầu dầu tía vào hậu môn chữa bệnh trĩ

Tần suất thực hiện: khoảng 1-2 lần/ngày để đạt hiệu quả cao trong việc làm co các búi trĩ.

Nên sử dụng phương pháp này vào buổi tối rồi để đến sáng hoặc những lúc rảnh tránh tình trạng di chuyển nhiều khi đắp gây rơi rớt.

Chữa bệnh trĩ bằng lá Thầu dầu tía và lá Vông nem

Vông nem cũng là 1 loại thảo dược được biết đến với khả năng sát khuẩn và điều trị trĩ tốt. Chính vì vậy khi kết hợp 2 loại lá này thì việc điều trị trĩ càng có hiệu quả.

Có 2 cách để có thể điều trị trĩ từ sự kết hợp của lá Thầu dầu tía và lá Vông nem.

  • Cách 1

Nguyên liệu: 2-4 lá Thầu dầu tía, 2-3 lá Vông nem và có thể thêm 1 vài hạt muối tinh.

Cách làm:

Đầu tiên rửa sạch lá Thầu dầu tía và lá Vông nem với nước sạch hay nước muối pha loãng. Cho cả 2 và vài hạt muối vào khoảng 300ml nước đun sôi và vặn nhỏ lửa đến khoảng 15 phút. Tắt bếp rồi gạn bã và đổ nước ra chậu, xông trực tiếp hậu môn và búi trĩ sau khi đã vệ sinh sạch sẽ khoảng 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm sạch.

Chữa bệnh trĩ bằng lá Thầu dầu tía và lá Vông nem
Chữa bệnh trĩ bằng lá Thầu dầu tía và lá Vông nem

Ngoài ra bạn có thể dùng bã sau khi đun sôi của lá Thầu dầu và lá Vông nem giã nát rồi dùng tấm vải mỏng đắp trực tiếp lên búi trĩ.

Thực hiện đều đặn và liên tục phương pháp này trong khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy chuyển biến rõ ràng của bệnh trĩ.

  • Cách 2

Nguyên liệu: Chuẩn bị lá Thầu dầu và lá Vông nem với tỉ lệ 1:1 và vài hạt muối tinh.

Cách làm:

  • B1: Rửa sạch và ngâm lá Thầu dầu, lá Vông nem trong nước muối khoảng 10 phút.
  • B2: Đem giã nát 2 loại lá cùng vài hạt muối tinh.
  • B3: Rửa sạch hậu môn và búi trĩ bằng nước ấm hoặc nước muối
  • B4: Dùng hỗn hợp gã nát trên cho vào một miếng vải mỏng bọc lại và đắp lên hậu môn khoảng 5 phút (không đắp quá lâu). Sau đó dùng khăn sạch lau khô hậu môn mà không cần rửa lại với nước sạch.

Thực hiện 1 lần/ngày liên tục và đều đặn để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng bột thầu dầu chữa bệnh trĩ

Sử dụng bột mua sẵn hoặc có thể thu hoạch hạt, phơi khô rồi tán nhuyễn ra thành bột mịn bỏ vô lọ thuỷ tinh dùng dần. Tuy nhiên do trong hạt Thầu dầu có chứa khá nhiều độc tố nên khi xay thành bột bạn cũng nên sử dụng bột Thầu dầu để điều trị trĩ khi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

Nguyên liệu: 1 ít bột hạt Thầu dầu.

Cách làm:

Cho 1 ít bột hạt Thầu dầu vào 250ml nước ấm. Dùng trong ngày, tham khảo hàm lượng chính xác nhất để không gây độc từ các chuyên gia,

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá Thầu dầu và lá dừa cạn

Nguyên liệu: 2-3 lá Thầu dầu và 7-8 lá dừa cạn.

Cách làm:

  • B1: Rửa sạch lá Thầu dầu và lá dừa cạn với nước muối, ngâm khoảng 10 phút rồi lấy ra để ráo nước.
  • B2 Giã nát lá Thầu dầu và lá dừa cạn.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá Thầu dầu và lá dừa cạn
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá Thầu dầu và lá dừa cạn
  • B3: Vệ sinh sạch sẽ hậu môn và búi trĩ.
  • B4: Cho hỗn hợp 2 lá vào miếng vải mỏng rồi cố định tại hậu môn.
  • B5: Giữ nguyên khoảng 60 phút sau đó tháo ra rồi rửa sạch lại với nước.

Thực hiện ngày 1 lần. Có thể sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ và tháo ra vào buổi sáng để đạt hiệu quả cao hơn.

Sử dụng hạt Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

  • Cách 1

Nguyên liệu: Hạt Thầu dầu.

Cách làm:

  • B1: Hạt Thầu dầu phơi khô kĩ càng sau đó tán thành bột mịn.
  • B2: Dùng khoảng 1 thìa cà phê bột hạt Thầu dầu cho cùng 250ml nước vào ấm sắc. Sau khi sắc xong đổ ra bình dùng luôn trong ngày (sắc ở nhiệt độ trên 115 độ C để độc tố ricin trong hạt Thầu dầu được loại bỏ).
  • Cách 2

Dùng hạt Thầu dầu ép ra thành dầu rồi sử dụng dầu Thầu dầu đó xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vùng hậu môn và búi trĩ giúp vùng hậu môn trở nên mềm hơn dễ cho việc đi tiện để tránh táo bón khiến bệnh trĩ khó chịu hơn.

Chữa bệnh trĩ bằng Thầu dầu tía và học trò nước

Nguyên liệu: hạt Thầu dầu tía và con học trò nước với tỉ lệ 1:1

Cách làm:

  • B1: Rửa sạch hạt Thầu dầu và con học trò nước rồi đem giã nát.
  • B2: Cho hỗn hợp vào chảo rồi thêm ít giấm đun nóng lên thì tắt.
  • B3: Cho hỗn hợp ra miếng vải mỏng rồi đắp lên huyệt Bắc hội nằm trên đỉnh đầu.

Đắp đến khi búi trĩ co dần dần vào trong thì tháo xuống ngay tránh để quá lâu ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Đánh giá hiệu quả phương pháp chữa bệnh trĩ bằng Thầu dầu tía

Tuy Thầu dầu tía có độc nhưng hiệu quả mà nó mang lại khá cao nên các phương pháp trị trĩ từ Thầu dầu tía được mọi người sử dụng rất nhiều và để lại rất nhiều phản hồi tốt.

  • Chị H ở Tp HCM chia sẻ: “Tôi mới có biểu hiện của trĩ cách đây khoảng 1 tháng. Lúc ý tôi bị táo bón và thấy có xuất hiện máu. Sau khi tìm hiểu và nghe những lời giới thiệu từ người thân tôi đã sử dụng thử phương pháp đắp lá Thầu dầu. Sử dụng được cũng hơn 1 tuần nay rồi và tôi thấy giảm dần tần suất táo bón, khi đi cũng không bị khó chịu nữa. Tôi sẽ kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng khỏi hẳn”.
Đánh giá hiệu quả phương pháp chữa bệnh trĩ bằng Thầu dầu tía
Đánh giá hiệu quả phương pháp chữa bệnh trĩ bằng Thầu dầu tía
    • Anh Hoàng ở Hà Nội phản hồi:” Hôm nọ tôi có đi đại tiện và thấy có xuất hiện búi trĩ. Sau khi đi khám và kiểm tra thì bác sĩ có kết luận là tôi bị trĩ cấp độ 1. Sau đó tôi sử dụng các thuốc bôi ngoài và không thấy có tác dụng rồi tôi tìm kiếm trên các trang mạng, nghe từ những ý kiến khác của mọi người thì thấy cây Thầu dầu tía được trồng tại nhà tôi lại có công dụng trị trĩ. Tôi sử dụng hạt của nó sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ tại bệnh viện tán thành bột mịn và sắc uống hàng ngày với một lượng vừa đủ, dùng lá Thầu dầu với lá Vông nem giã nát. Khi dùng được gần 1 tuần tôi thấy cảm thấy búi trĩ co dần lên một cách nhanh chóng. Tôi sẽ review lại để mọi người cùng biết đến.

Bạn có thể tham khảo thêm về phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía ở video dưới đây:

Ngoài ra Thầu dầu tía còn được các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về dược liệu đánh giá là có hiệu quả rất tốt không chỉ trong trị bệnh trĩ mà còn các bệnh khác như: viêm tai giữa, đau nhức, mỏi cơ xương khớp, chữa khô mắt… và hơn thế nữa còn được ứng dụng trong làm đẹp với chế phẩm dầu Thầu dầu: giúp chữa trị mụn, cung cấp độ ẩm cho da, chữa các vết rạn da, làm tóc phục hồi trở nên chắc khỏe…

Lưu ý khi sử dụng Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ

  • Thầu dầu tía có tác dụng chữa trị rất tốt nhưng mang độc tính cao nên cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia. Không tự ý uống hay ăn Thầu dầu tía gây nguy hiểm tính mạng.
  • Không dùng Thầu dầu chung với các loại thuốc khác. Không dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ cho con bú.
Lưu ý khi sử dụng Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Lưu ý khi sử dụng Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
  • Không dùng cho những người có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong Thầu dầu.
  • Các phương pháp điều trị trĩ đều mang lại hiệu quả cao nhưng chỉ trong trường hợp nhẹ như cấp độ 1 còn từ cấp độ 2 thì nên đến thăm khám bác sĩ.
  • Đây là bài thuốc dân gian nên khi sử dụng cần sử dụng liên tục, đều đặn và kiên trì mới mang lại được hiệu quả cao nhất
  • Khi sử dụng bất kì phương pháp nào đều phải vệ sinh sạch búi trĩ và hậu môn .Các loại dược liệu được sử dụng kèm đều cần được rửa sạch với nước muối. Bạn có thể ngâm với nước muối một khoảng thời gian để diệt khuẩn, tráng gây tình trạng nhiễm khuẩn  khiến bệnh nặng hơn.
  • Bệnh nhân nên thay đổi lối sống tích cực hơn như tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh, không ăn nhiều đồ cay nóng, không nên ngồi quá lâu một chỗ và uống nhiều nước hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: