Top 9 những thực phẩm gây sảy thai mà mẹ bầu cần biết

Thực phẩm dễ gây sảy thai
Thực phẩm dễ gây sảy thai
5/5 - (2 bình chọn)

Trong thời kỳ mang thai, việc đảm bảo có một chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ dưỡng chất để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé gây ra rất nhiều khó khăn cho chị em.Ngoài những thực phẩm bổ dưỡng ra thì các mẹ bầu cũng cần hết sức lưu ý đến các loại thực phẩm gây sảy thai. Cùng nhà thuốc Vinh Lợi tìm hiểu về vấn đề này.

Những món ăn gây sảy thai từ rau củ quả

Phụ nữ mang thai cần cẩn trọng với các loại thảo mộc

Sau khi biết mình có thai. nhiều người thường có thói quen đến nhà các thầy lang để cắt thuốc an thai hoặc tự ý đi mua các loại thuốc bổ về sử dụng. Tuy nhiên việc tự ý sử dụng các loại thảo mộc khi mang thai lại không được phần lớn các chuyên gia khuyến cáo. Nguyên nhân là do một số loại thảo mộc có chứa Steroid- một chất chống viêm tự nhiên có thể gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình tăng trưởng của thai nhi trong bụng.

Ai trong chúng ta cũng biết đến rau má với nhiều lợi ích cho sức khỏe.Rau má có tác dụng thanh nhiệt rất thích hợp cho những người phải làm việc ngoài trời, tác dụng lợi tiểu dẫn đến hạ huyết áp.Ngoài ra còn có tác dụng giải độc trong trường hợp người bị ngộ độc sắn tàu. Tuy có nhiều công dụng như vậy, nhưng khi sử dụng rau má cho phụ nữ có thai có thể dẫn đến sảy thai, đầy bụng,.. Phụ nữ bình thường uống nước rau má nhiều thì cơ hội đậu thai thấp .

Đương quy có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết,… nhưng khi sử dụng cho phụ nữ có thai thì có thể gây sẩy thai hoặc đẻ non.

Chính vì vậy, nếu muốn sử dụng các loại thảo mộc để dưỡng thai hoặc an thai thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Sẩy thai ăn gì tốt? Sảy thai cần kiêng những gì?

Mang thai không nên ăn nhiều đào

Mang thai không nên ăn đào
Mang thai không nên ăn đào

Tại sao khi mang thai lại không nên ăn đào? Đào có vị ngọt, tính nóng do đó quả đào có thể sinh ra một lượng nhiệt lớn trong cơ thể nếu như bạn sử dụng chúng với một lượng lớn trong suốt thai kỳ.Lượng nhiệt lớn này có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết bên trong.

Lông trên vỏ quả đào có thể gây ngứa, bỏng rát cổ họng do đó trước khi dùng bà bầu nên rửa sạch và gọt vỏ để loại bỏ hết lông .

Rau chưa rửa và rau chưa chín

Có rất nhiều loại rau được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên dùng cho bà bầu. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại rau này cần phải chế biến thật kỹ vì rau sống hoặc chưa rửa kỹ thường có chứa toxoplasma gondii – một loại ký sinh trùng phổ biến nhất trên thế giới. Khi nhiễm phải, người bệnh thường có những triệu chứng giống như cúm.

Phụ nữ mang thai nếu ăn phải các loại rau chưa chín hoặc chưa rửa sạch có chứa ký sinh trùng này, nguy cơ cao sẽ gặp phải tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu. Do vậy, bạn nên rửa rau dưới vòi nước chảy, ngâm rau trong nước muối và rửa sạch lại trước khi chế biến. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo các dụng cụ cắt, gọt rau cũng đã được vệ sinh kỹ lưỡng.

Rau mầm sống là một món ăn yêu thích của một số phụ nữ trong thời gian thai kỳ vì chúng rất dễ ăn và có hàm lượng chất xơ cao. Nhưng những mầm sống như cỏ ba lá, cỏ linh lăng, củ cải và giá đỗ… chúng có thể chứa trực khuẩn Salmonella .Khi nhiễm loại vi khuẩn này người mẹ có khả năng sảy thai tương đối cao trên 50%. Do đó các mẹ yêu thích ăn rau mầm cần nấu chín để đảm bảo an toàn khi mang thai

Tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai

Không ăn khoai tây mọc mầm
Không ăn khoai tây mọc mầm

Tại sao không nên ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai?

Khoai tây để trong một thời gian dài sẽ phát triển những mầm nhỏ từ các mắt trên thân. Việc sử dụng những loại khoai như vậy trong nấu nướng lại rất có hại cho sức khỏe của mọi người, nhất là với thai phụ. Nguyên nhân là loại thực phẩm này có chứa một chất độc có tên là solanin có thể cản trở quá trình phát triển của thai nhi và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà chúng ta chưa lường hết được, nhất là nguy cơ gây sảy thai. Trong những tháng cuối của thai kỳ, việc dùng phải khoai tây mọc mầm có thể dẫn đến ngộ độc, nghiêm trọng hơn là nguy cơ sinh non.

Mang thai không nên ăn dứa

Các mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu của thai kỳ không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì trong  loại quả này có chứa nhiều Bromelain – dưỡng chất có tác dụng làm mềm cổ tử cung, tạo ra các cơn co thắt chuyển dạ dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, dứa còn có thể gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nếu sử dụng với một lượng lớn dứa trong bữa ăn thì tử cung của bạn có thể bị kích thích co thắt gây đau và chảy máu.

Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, các bà bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải do dứa là nguồn cung cấp vitamin C và nhiều dưỡng chất đa dạng khác rất cần thiết cho sức khỏe của bà bầu.Nên chọn những trái dứa chín ngọt, mềm không nên ăn dứa chua, Tuyệt đối không ăn các quả dứa còn sống vì chúng chứa lượng Bromelain lớn hơn dứa chín rất nhiều. Trung bình mỗi ngày thai phụ chỉ nên ăn  khoảng 2 – 3 miếng dứa là đã cung cấp đủ lượng vitamin cho cơ thể.

Xem thêm: Thuốc an thần Mimosa có hại không? Tác dụng phụ, Xử lý quá liều

Mang thai nên ăn ít vừng

Mang thai nên ăn ít vừng
Mang thai nên ăn ít vừng

Trong thời kì đầu của quá trình mang bầu, thai phụ bao giờ cũng sẽ được khuyên là nên tránh xa vừng. Bởi lẽ, theo quan niệm Đông y, hạt vừng dù là vừng đen hay trắng khi được tiêu thụ chung với mật ong có thể dẫn đến sảy thai rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, hạt vừng đen lại được cho là có lợi cho thai phụ lúc sinh. Nếu được dùng trong những giai đoạn sau của thai kỳ thì việc sinh nở của mẹ sẽ dễ dàng hơn.

Nha đam gây sảy thai

Nha đam từ lâu đã được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Có nhiều trường hợp mẹ bầu ăn nha đam vì nghĩ tốt cho con nhưng cuối cùng lại dẫn đến sảy thai. Nguyên nhân là vì nha đam có thành phần anthraquinone, một hợp chất có tác dụng nhuận tràng gây ra các cơn co thắt tử cung và chảy máu vùng chậu. Vì vậy, bạn nên tránh hoàn toàn việc tiêu thụ các sản phẩm từ lô hội khi mang thai 3 tháng đầu, kể cả việc dùng gel nha đam thoa lên mặt .

Đu đủ xanh dễ gây sảy thai

Đu đủ xanh dễ gây sảy thai 
Đu đủ xanh dễ gây sảy thai

Đu đủ là loại trái cây có chứa nhiều Vitamin A, C và các khoáng chất khác, điều này chỉ đúng với đu đủ chín thôi nhé.Còn riêng với đu đủ xanh, nó là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong danh mục những thực phẩm gây sảy thai, nhất là khi bạn dùng để chế biến các món gỏi.

Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng đã được nghe việc dùng đu đủ xanh hầm với chân giò có tác dụng kích thích tiết sữa, cung cấp nhiều đạm cho phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.

Tuy nhiên, đu đủ xanh lại rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Do trong đu đủ xanh có chứa các thành phần hoạt động như thuốc nhuận tràng dễ dẫn đến chuyển dạ sớm.Nếu mẹ bầu ăn phải hạt đu đủ có thể dẫn đến sảy thai do trong hạt đu đủ có các enzym gây ra các cơn co thắt tử cung.

Vì vậy,các thai phụ tuyệt đối không ăn đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín nhất là trong những món gỏi, nộm,… trong vòng 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, mà chỉ nên ăn đu đủ chín như là một món tráng miệng sau bữa ăn.

Thực phẩm phá thai từ thịt

Cá giàu thủy ngân dễ gây sảy thai

Cá là loại thực phẩm có chứa chất đạm và các axit béo cần thiết như Omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển của em bé, nên được khuyên dùng cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, cần phải hết sức cẩn trọng khi lựa chọn các loại cá cho mẹ bầu ăn, tốt nhất nên lựa chọn các loài cá nước ngọt: cá chép, cá trôi, cá trắm,…, hoặc cá nước mặn ở tầng nông. Bởi lẽ, các loài cá ở tầng sâu có nguy cơ nhiễm các chất độc đặc biệt là thủy ngân.Đây là loại chất độc có nguy cơ gây tổn thương hệ thần kinh, hệ miễn dịch và thận.Nhiễm độc thủy ngân trong thai kỳ có thể khiến thai nhi phát triển chậm và tổn thương não. Do đó, phụ nữ có thai tuyệt đối không nên ăn các loại cá ở những vùng biển nhiễm độc thủy ngân cao: cá mập, cá ngừ, cá kiếm, cá thu vua, cá ngói,…

Phụ nữ mang thai hạn chế ăn cua

Phụ nữ mang thai hạn chế ăn cua
Phụ nữ mang thai hạn chế ăn cua

Cua được xem là nguồn cung cấp canxi dồi dào, một khoáng chất rất cần thiết cho mẹ bầu trong quá trình mang thai.Tuy nhiên, trong thịt cua có chứa hàm lượng cholesterol cao. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tử cung bị co thắt, từ đó gây hiện tượng xuất huyết bên trong và nguy cơ sảy thai là rất cao.

Vì vậy,  nên hạn chế thêm cua vào thực đơn hàng ngày của mẹ bầu, đặc biệt là giai đoạn đầu của thai kỳ.

Gan động vật

Mặc dù gan động vật có chứa một lượng sắt, đạm và vitamin A khá cao rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta tiêu thụ một lượng lớn gan động vật được. Nếu thai phụ sử dụng hàng ngày với một lượng lớn có thể dẫn đến sự tích tụ Retinol trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé. Ngoài ra, gan cũng là nơi tập trung nhiều độc tố nếu động vật bị nhiễm bệnh do đó nếu sử dụng cho mẹ bầu thì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, để lấy được hết các dưỡng chất trong gan mà không gây ảnh hưởng xấu đến em bé, không gây sảy thai thì bạn chỉ nên ăn các món ăn chế biến từ gan 1-2 lần / tháng thôi nhé.

Ăn trứng sống trong thai kỳ

Hạn chế ăn trứng sống
Hạn chế ăn trứng sống

Trứng là được coi một thực phẩm rất tốt cho bà bầu, tuy nhiên nó chỉ tốt khi mà chúng ta chế biến đúng cách thôi nhé.Bạn sẽ phải gặp rắc rối nếu bản thân có thói quen ăn trứng sống hoặc trứng chưa được nấu chín đấy.

Nguyên nhân là do trứng sống, trứng lòng đào, hoặc trứng tái có thể bị nhiễm Salmonella, sau khi ăn phải sẽ xuất hiện một số triệu chứng ở mẹ:  sốt, buồn nôn, nôn,co thắt dạ dày và tiêu chảy, một số trường hợp có thể dẫn đến sảy thai do co thắt tử cung. Ngoài ra, Salmonella có thể đi qua nhau thai và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tử vong ở thai nhi.

Để được an toàn nhất, mẹ bầu nên tránh những món ăn với trứng chưa được nấu kỹ như salad, kem tự chế, mayonnaise…Các mẹ có thói quen ăn trứng sống hoặc trứng chưa chín thì nên tạm biệt thói quen này ngay nhé. Khi chế biến trứng để ăn, mẹ bầu cũng cần lưu ý để trứng chín cả lòng đỏ và lòng trắng.

Thịt chế biến sẵn không phù hợp với bà bầu:

Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, pate, thịt xông khói, salami, thịt nguội…  là những loại thực phẩm không nên ăn trong thời gian mang thai. Điều này là do các loại thịt này có thể chứa vi khuẩn như toxoplasma gondii, listeria hoặc salmonella… là những tác nhân gây ngộ độc thực phẩm

Ký sinh trùng toxoplasmosis có khả năng ký sinh trong thịt tái hoặc nấu chưa chín, và có thể gây các biến chứng như sẩy thai, thai chết lưu và các triệu chứng khác đặc biệt nếu mẹ bầu ở trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên thai kỳ.Do đó các mẹ nên đặc biệt tránh sử dụng các loại thịt sống, thịt chưa được chế biến ở nhiệt độ cao .Khi chế biến thức ăn dành cho mẹ bầu thì phải chú ý nấu chín thịt và các món ăn cũng chế biến kỹ để tiêu diệt bất kỳ loại ký sinh trùng nào ẩn náu nhé.

Lưu ý gì tránh dễ gây sảy thai

Đồ uống chứa chất kích thích

Không sử dụng chất kích thích
Không sử dụng chất kích thích

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ,caffeine khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải là khá an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ bầu dùng thường xuyên các loại đồ uống có chứa cafein như cafe, chè, coca, soda, nước tăng lực,… có thể đối mặt với nguy cơ tăng nhịp tim, áp lực máu dẫn đến mất ngủ, đau đầu. Không chỉ vậy, đồ uống có chứa cafein còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi,gây sảy thai, sinh non hoặc trẻ sinh ra thiếu cân.

Thuốc lá, chất gây nghiện

Trong quá trình mang thai nên tránh tối đa việc sử dụng thuốc lá. Do trong thành phần của khói thuốc lá có rất nhiều chất độc ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi đồng thời làm tăng nguy cơ sảy thai .

Sử dụng thuốc

Không sử dụng thuốc tuỳ tiện
Không sử dụng thuốc tuỳ tiện

Trong quá trình mang thai nên tránh tối đa việc sử dụng thuốc. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì phải có hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Do trong thành phần của thuốc có một số chất có khả năng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ cũng như có khả năng gây sảy thai, sinh non.

Trong quá trình mang thai, các mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, điều này áp dụng với cả các loại thuốc bổ, vitamin và khoáng chất.

 Xoa bụng khi mang thai

Việc xoa bụng của người mẹ như một hành động giao tiếp thân mật, thể hiện tình cảm yêu thương của mẹ với con. Tuy nhiên, nếu bạn xoa bụng quá mạnh hoặc quá lâu điều này gây tác động đến thành bụng, có thể làm động thai do tử cung bị co lại.

Vì vậy, nếu người mẹ vừa muốn gia tăng tình cảm khăng khít giữa 2 mẹ con vừa đảm bảo an toàn cho con thì bạn nên xoa nhẹ, không xiết mạnh, không nên xoa lâu quá và không xoa nhiều lần trong ngày. Nếu trước đây đã từng bị động thai, sảy thai… thì không nên xoa, vỗ bụng.

Vận động thể lực mạnh

Không nên vận động mạnh
Không nên vận động mạnh

Đi bộ nhiều sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng hơn là kinh nghiệm lâu đời được các bà bầu truyền tai nhau, nhưng thực tế là nếu bạn đi bộ quá nhiều thì vùng chậu và vùng bụng của bạn sẽ chịu áp lực lớn, có thể gây sinh non, sảy thai đặc biệt là những phụ nữ có tử cung bị hở. Do đó bạn hãy bắt đầu tập luyện nhưng hãy tập từ từ,tập nhẹ nhàng, đi bộ từ từ, không cần quá gắng sức. Sau khi đã quen dần thì có thể tăng dần dần cường độ. Tuyệt đối không tham gia các môn thể thao vận động mạnh, tốn sức, bê nặng, hay vận động thể lực nhiều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục trong khi mang thai là hoàn toàn có thể, tuy nhiên việc này chỉ nên thực hiện sau khi thai nhi đã được ổn định.Đối với phụ nữ đã từng bị sảy thai hoặc động thai trong quá khứ thì càng không nên quan hệ tình dục đặc biệt là 3 tháng đầu để tránh các cơn co thắt tử cung và va chạm vùng bụng, do những đối tượng này có nguy cơ sảy thai cao.Sau 3 tháng đầu của thai kì,bạn có thể gặp bác sĩ để có những lời khuyên, tư vấn chi tiết hơn cho những tháng về sau có thể quan hệ được hay không.

Khi quan hệ, động tác phải nhẹ nhàng, nếu thấy có bất cứ biểu hiện nào khác thì phải dừng lại ngay và đi khám bác sĩ.

Trên đây là những loại thực phẩm gây sảy thai trong giai đoạn đầu thai kỳ mà các mẹ bầu cần biết. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho các bà mẹ tương lai có thể nắm rõ để hạn chế tối đa những nguy hại không đáng có tới sức khỏe của các thiên thần nhỏ nhé!!!

2 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn