Zantac 150mg là thuốc gì? Thành phần, công dụng, giá bán?

Thuốc dạ dày Zantac 150mg
Thuốc dạ dày Zantac 150mg
5/5 - (1 bình chọn)

Zantac là thuốc được rất nhiều bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa lựa chọn cho bệnh nhân đau dạ dày sử dụng. Thuốc mang đến tác dụng nhanh, hiệu quả tốt, an toàn. Tuy nhiên để sử dụng thuốc đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất thì việc hiểu biết về thuốc vô cùng quan trọng. Cùng nhà thuốc Vinh Lợi tìm hiểu về sản phẩm.

Zantac là thuốc gì?

Zantac 150mg là một loại thuốc kháng thụ thể H2, có hoạt chất chính là Ranitidine.

Thuốc được chỉ định chính cho bệnh nhân đau dạ dày, tá tràng.

Thuốc đau dạ dày Zantac được đóng gói dưới dạng hộp 6 vỉ x 10 viên nén bao phim. Các dạng bào chế khác gồm có: Dạng viên sủi hay dạng tiêm.

Thuốc được sản xuất tại nhiều quốc gia như: Mỹ, Úc, Canada,..

Thành phần

Thành phần Zantac
Thành phần Zantac

Thành phần chính trong Zantac là Ranitidine dưới dạng Ranitidine Hydrochloride với hàm lượng 150mg mỗi viên, đây là một loại thuốc đối kháng thụ thể histamin H2. Thành phần này có tác dụng làm giảm tới 90% acid dịch vị chỉ sau 1 liều điều trị, từ đó tổn thương loét được làm lành nhanh hơn, ngăn chặn nguy cơ ổ loét tiến triển dẫn tới thủng dạ dày.

Ngoài ra, thành phần này ức chế cạnh tranh với thụ thể H2 của tế bào vách, acid dạ dày giảm ngay cả khi bị kích thích bởi thức ăn, pentagastrin, insulin, amino acid.

Tác dụng

Thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản thông qua việc làm giảm tiết dịch vị dạ dày, từ đó làm cho:

  • Giảm yếu tố tấn công. Chất nhầy và niêm mạc của dạ dày được bảo vệ khỏi sự tấn công của lượng lớn acid, nên ngăn chặn được vết loét mới tiến triển và phòng ngừa vết loét cũ tái phát.
  • Giảm tình trạng ợ chua, ợ hơi do hậu quả của việc mở lỗ tâm vị làm hơi acid dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Thực quản được bảo vệ khỏi sự tấn công của acid dạ dày.

Chỉ định

Đối với người lớn, thanh thiếu niên (trên 12 tuổi)

Thuốc được chỉ định điều trị cho các trường hợp như:

  • Loét dạ dày tá tràng, loét dạ dày tá tràng do thuốc chống viêm không steroid.
  • Loét dạ dày, tá tràng sau phẫu thuật.
  • Phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid.
  • Loét do vi khuẩn H.P.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison.
  • Dự phòng xuất huyết tái phát với những bệnh nhân đã từng bị xuất huyết tiêu hóa.
  • Chứng khó tiêu từng đợt mạn tính.
  • Dự phòng hội chứng Mendelson.

Đối với trẻ em (từ 3-11 tuổi)

  • Điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản.
  • Điều trị viêm loét đường tiêu hóa trong thời gian ngắn.

Chống chỉ định

Thuốc trị đau bao tử Zantac chống chỉ định cho những bệnh nhân bị dị ứng hay quá mẫn với bất kì thành phần nào có trong thuốc. Nếu có biểu hiện dị ứng, phản ứng với thuốc sau khi sử dụng, hãy đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế cần nhất để được xử trí kịp thời.

Cách dùng, liều dùng

Cách dùng thuốc Zantac
Cách dùng thuốc Zantac

Cách dùng

Viên nén

Uống thuốc cùng một cốc nước với liều dùng thích hợp. Lưu ý không nhai hay bẻ nhỏ thuốc ra để uống vì có thể làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương.

Viên sủi

Cho viên thuốc vào một cốc nước, chờ thuốc sủi, tan hết là có thể dùng được. Sử dụng lượng thuốc thích hợp với từng liều điều trị.

Thuốc tiêm

Zantac sử dụng tiêm bắp với liều lượng thích hợp cho từng đối tượng.

Liều dùng

Liều dùng Zantac 150mg cho người lớn

Với loét tá tràng và loét dạ dày lành tính
  • Điều trị ban đầu:

150mg x 2 lần/ngày với loét dạ dày. Sau khoảng 4 tuần, vết loét sẽ lành lại và khỏi.

300mg x 2 lần/ngày với loét tá tràng sẽ cho tỷ lệ lành vết loét cao hơn.

  • Điều trị lâu dài:

Liều thông thường 150mg dùng buổi tối

Với loét tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori

Liều dùng 300mg buổi tối hoặc 150mg x 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng với amoxicillin 750mg x 3 lần/ngày và metronidazole 500mg x 3 lần/ngày trong 2 tuần. 2 tuần tiếp theo điều trị chỉ với Zantac.

Với loét sau phẫu thuật

Liều dùng 150mg x2 lần/ngày. Hầu hết các vết loét sẽ được kiểm soát sau 4 tuần.

Với viêm loét do thuốc chống viêm không steroid
  • Điều trị ban đầu: 150mg x 2 lần/ngày hoặc 300g dùng buổi tối. Dùng điều trị trong 8-12 tuần.
  • Điều trị lâu dài: 150mg x 2 lần/ngày, sử dụng kết hợp với các thuốc kháng viêm không steroid đang dùng.
Với trào ngược dạ dày thực quản
  • Điều trị ban đầu: Liều 150mg x 2 lần/ngày hoặc 300mg vào buổi tối, điều trị trong vòng 8-12 tuần. Với những bệnh nhân nặng, có thể sử dụng liều 150mg x 4 lần/ngày, điều trị trong vòng 12 tuần.
  • Điều trị lâu dài: 150mg x 2 lần/ngày.
  • Điều trị triệu chứng: 150mg x 2 lần/ngày, điều trị trong 2 tuần.
Với hội chứng Zollinger – Ellison

Liều 150mg x 3 lần/ngày dùng điều trị khởi đầu. Với những bệnh nhân kém dung nạp có thể tăng liều.

Dùng dự phòng xuất huyết tái phát ở những bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa: Liều dùng 150mg x 2 lần/ngày.

Với chứng khó tiêu từng đợt mạn tính

150mg x 2 lần/ngày, điều trị trong vòng 6 tuần.

Liều dùng Zantac 150mg với trẻ em (từ 3-11 tuổi)

Với loét đường tiêu hóa
  • Điều trị ban đầu: 4-8mg/kg/ngày, chia làm 2 lần trong ngày. Liều tối đa có thể sử dụng là 300mg/ngày.
Với trào ngược dạ dày thực quản

Liều dùng 5-10mg/kg/ngày, chia làm 2 lần trong ngày. Liều tối đa có thể sử dụng là 600mg/ngày (chỉ áp dụng với trẻ nặng trên 30kg).

Liều dùng Zantac 150mg cho bệnh nhân bị suy thận

Với những bệnh nhân bị suy thận, có sự tăng tích lũy thuốc làm nồng độ thuốc trong huyết tương tăng cao. Vì thế, những bệnh nhân này được khuyến cáo điều trị với liều  150mg mỗi ngày.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc
Tương tác thuốc

Thành phần chính trong thuốc là Ranitidine có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, chuyển hóa, thải trừ qua thận của một số thuốc. Từ đó làm cho tính chất dược động học của các thuốc đó bị thay đổi, làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, thậm chí gây ra các tương tác thuốc có hại cho cơ thể. Sự tương tác xảy ra theo một số cơ chế như:

  • Thay đổi pH dạ dày
  • Khi sinh khả dụng của thuốc bị biến đổi có thể dẫn đến việc tăng hấp thu (VD: Triazolam, midazolam,…) hay làm giảm hấp thu (VD: ketoconazole, delavirdine,…).
  • Khi sử dụng sucralfate liều cao kết hợp với ranitidin đường uống, có thể làm giảm hấp thu ranitidine.
  • Ức chế hệ thống oxygenase hỗn hợp chức năng liên kết cytochrome
  • Ranitidine ở liều điều trị thông thường sẽ không làm tăng tác dụng của những thuốc như: Diazepam, lidocaine,…
  • Đã có một số nghiên cứu về việc thời gian prothrombin bị thay đổi đối với các thuốc chống đông máu nhóm coumarin. Do đó khuyến cáo cần kiểm soát chặt chẽ thông số này khi điều trị đồng thời với Ranitidine.
  • Cạnh tranh bài tiết qua ống thận
  • Sử dụng Ranitidine với liều cao có thể dẫn đến tình trạng giảm bài tiết N-acetylprocainamide làm cho nồng độ các thuốc này tăng lên trong huyết tương.

Tác dụng phụ của thuốc zantac

Bên cạnh những công dụng mà Zantac mang lại thì cũng không thể không kể tới một số tác dụng không mong muốn, đó là:

  • Rối loạn giấc ngủ (có thể mất ngủ).
  • Nổi ban đỏ.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Ngực sưng ở nam giới.
  • Buồn ngủ.
  • Buồn nôn, nôn hoặc đau dạ dày.
  • Viêm gan có hồi phục.
  • Đau cơ, đau khớp.

Tác dụng phụ có thể xảy ra nhưng với tỷ lệ rất nhỏ. Hãy tham khảo ý kiến dược sĩ hay trung tâm y tế gần nhất để có lời khuyên và cách xử lý thích hợp.

Thuốc Zantac 150mg giá bao nhiêu?

Thuốc Zantac 150mg hiện đã xuất hiện phổ biến trên thị trường với giá ban dao động khoảng 300.000 đồng/ hộp gồm 6 vỉ x 10 viên nén. Giá bán có thể chênh lệch do các cửa hàng khác nhau.

Thuốc dạ dày Zantac mua ở đâu?

Thuốc đau bao tử Zantac hiện được bán tại các cửa hàng thuốc tây trên toàn quốc. Bạn nên mua tại các cửa hàng thuốc bệnh viện hoặc các đại lý lớn để mua được hàng chính hãng, chất lượng, không nên mua ở những nơi không rõ nguồn gốc vì nguy cơ mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng rất cao.

Trên đây là một số thông tin về thành phần, công dụng và một số thông tin về thuốc Zantac. hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm thông tin về loại thuốc này và có cách sử dụng đúng để đạt hiệu quả cao nhất. Khi muốn sử dụng thuốc, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hay dược sĩ chuyên khoa.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn