Bệnh phụ khoa

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, ở Việt Nam có đến 90% nữ giới mắc bệnh phụ khoa và tăng dần theo các năm. Bệnh phụ khoa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người phụ nữ, trường hợp nặng có thể gây vô sinh hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới
Bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới

Bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ trang bị cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh phụ khoa, giúp bạn phòng tránh căn bệnh này và kịp thời điều trị nếu mắc bệnh.

Bệnh phụ khoa là gì?

Bệnh phụ khoa là để chỉ những bệnh lý liên quan đến vùng cơ quan sinh dục ở nữ giới, bao gồm các bệnh viêm nhiễm trùng, bệnh nội tiết và các khối u lành tính, ác tính. Vùng bị viêm thường là vùng âm đạo, cổ tử cung, nội mạc tử cung, vùng chậu, vòi trứng… Còn các khối u thường xuất hiện ở tử cung, buồng trứng.

Bệnh phụ khoa là bệnh xuất hiện ở hệ sinh dục nữ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản
Bệnh phụ khoa là bệnh xuất hiện ở hệ sinh dục nữ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản

Nguyên nhân gây bệnh phụ khoa

  • Người phụ nữ vệ sinh vùng kín không đúng cách, không thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục hoặc vệ sinh quá sạch sẽ, sâu bên trong.
  • Quan hệ tình dục không an toàn, lành mạnh dẫn đến bị lây nhiễm những loại vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh phụ khoa.
  • Do căng thẳng mệt mỏi làm hệ miễn dịch suy giảm, mất cân bằng hormone estrogen (nội tiết tố nữ), đặc biệt ở thời kỳ mãn kinh.
  • Nạo phá thai, đặt vòng tránh thai… bằng các thủ thuật không an toàn, ở những cơ sở không có uy tín, phương tiện kỹ thuật và dụng cụ không đầy đủ.

Các bệnh phụ khoa nữ giới ở mức độ nhẹ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nữ giới, đem lại các cảm giác khó chịu và khiến họ trở nên kém tự tin trong công việc hàng ngày. Nhưng nguy hiểm hơn, khi để lâu và không được kịp thời chữa trị, bệnh gây ra các biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và khả năng sinh sản của người phụ nữ, dẫn đến hệ lụy như sảy thai, thai lưu, khó sinh, vô sinh, thai nhi phát triển không bình thường…

Các bệnh phụ khoa nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ

Dưới đây là thông tin về nguyên nhân, cách chữa trị và dấu hiệu bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ.

Viêm âm đạo

Đây là bệnh phụ khoa nữ giới phổ biến nhất ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em gái và nó có nhiều nguyên nhân. Viêm âm đạo là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng âm đạo và âm hộ. Tuy bệnh dễ mắc phải nhưng không khó để điều trị, người phụ nữ khi mắc viêm âm đạo thì nên chữa trị sớm nhất có thể để tránh bị ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống hàng ngày.

Viêm âm đạo là bệnh phổ biến ở nữ giới trong mọi lứa tuổi
Viêm âm đạo là bệnh phổ biến ở nữ giới trong mọi lứa tuổi

Nguyên nhân viêm âm đạo

  • Nhiễm khuẩn ở vùng âm đạo:

Gardnerella là loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong âm đạo, sự sinh sôi và phát triển quá mức của chúng dẫn đến viêm âm đạo, làm khí hư có mùi tanh, màu xám trắng.

  • Nhiễm nấm men Candida albicans:

Khi bị nhiễm loại nấm men này, vùng kín sẽ có biểu hiện ngứa ngáy và tiết dịch âm đạo dày, có kết cấu như pho mát. Lý do dẫn đến nhiễm nấm có thể do sử dụng kháng sinh, vì thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn kháng nấm tự nhiên sống trong âm đạo.

  • Nhiễm virus:

Virus gây viêm âm đạo thường lây truyền qua đường tình dục, ví dụ như herpes, HPV (là virus gây u nhú ở người, khiến nữ giới mắc viêm âm đạo và sau thời gian có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung).

  • Do ký sinh trùng như giun kim, rận và ghẻ.
  • Do môi trường: Các nhân tố môi trường khác như vệ sinh vùng kín kém, dùng quần áo cọ xát, khiến vùng nhạy cảm bị bí, tạo kích ứng.
  • Do hóa chất:

Một số loại hóa chất có trong xà phòng, nước hoa và thuốc tránh thai bằng cách đặt vào âm đạo. Một số loại hóa chất có thể kể đến như triclosan, dioxane, natri sunfat, parabens. Khi chọn bột giặt hay xà phòng thì bạn nên dùng những loại không gây kích ứng và không chứa chất tạo mùi thơm.

  • Ở trẻ em gái trước tuổi dậy thì có tỷ lệ bị viêm âm đạo không cao, và nguyên nhân là do lượng hormone estrogen thấp. Sau tuổi dậy thì, vùng âm đạo sẽ có tính axit hơn và giảm tình trạng nhiễm trùng.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà viêm âm đạo sẽ có các triệu chứng khác nhau, gồm các dấu hiệu chung như sau:

  • Vùng bộ phận sinh dục bị kích ứng, cảm giác ngứa ngáy, sưng đau.
  • Dịch tiết âm đạo tăng, có màu lạ và mùi khác thường.
  • Nóng rát khó chịu khi đi tiểu.
  • Khi quan hệ tình dục thấy đau rát.

Cách điều trị viêm âm đạo

  • Khi bệnh ở mức độ nhẹ, bạn có thể dùng 1 số biện pháp chữa bệnh tại nhà như sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có tính sát khuẩn (tỏi nghiền, dầu dừa…). Ngoài ra khi ngâm vùng kín trong nước ấm có lá trà hoặc 1 ít giấm, muối biển sẽ tiêu diệt vi khuẩn, giúp bạn giảm một số triệu chứng của viêm âm đạo. Lưu ý là không ngồi quá lâu và cần lau khô vùng nhạy cảm ngay sau đó.
  • Trong trường hợp tình hình không cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp tại nhà, bạn nên đi khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ khoa để có cách điều trị hiệu quả nhất và được kê đơn thuốc. Đó có thể là thuốc kháng sinh uống, kem kháng sinh bôi trực tiếp lên da, kem chống nấm, kháng khuẩn, kem estrogen…

Tham khảo thêm: Bệnh hắc lào ở vùng kín: Triệu chứng, Cách chữa trị và phòng tránh

U xơ tử cung

Hiện nay, u xơ tử cung là căn bệnh phổ biến ở nữ giới mà nếu không chữa trị kịp thời thì có thể gây nhiều hệ quả như khó mang thai, thậm chí là vô sinh.

U xo tu cung có thể gây vô sinh
U xơ tử cung có thể gây vô sinh

U xơ là những khối u phát triển bất thường ở bên trong hoặc trên tử cung của người phụ nữ. Hầu hết các khối u là lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khối u lớn sẽ khiến bạn đau bụng dữ dội và ra nhiều kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, chúng không gây triệu chứng nên mọi người không biết mình bị bệnh này nếu không đi khám.

Phân loại u xơ tử cung

Việc phân loại u xơ tử cung sẽ dựa trên vị trí khối u phát triển, gồm 4 loại:

  • U xơ trong màng cứng: Khối u xuất hiện trong thành cơ tử cung và khi phát triển lớn hơn, chúng có thể kéo căng tử cung của bạn.
  • U xơ tử cung: Khối u hình thành ở bên ngoài tử cung, ở phần thanh mạc.
  • U xơ có cuống: Các khối u dưới sụn có thể phát triển thành phần gốc nâng đỡ cho khối u.
  • U xơ dưới niêm mạc: Không phổ biến như các loại trên, những khối u này thường phát triển ở trong lớp cơ giữa của tử cung.

Nguyên nhân gây ra u xơ tử cung

  • Nội tiết tố estrogen và progesterone: đây là các hormone được sản xuất ở buồng trứng và chúng tái tạo niêm mạc tử cung trong mỗi kỳ kinh nguyệt, làm kích thích tiến triển của khối u.
  • Tiền sử gia đình: nếu bà, mẹ hay chị gái của bạn từng mắc bệnh này thì có khả năng bạn sẽ bị u xơ tử cung.
  • Trong giai đoạn mang thai, cơ thể tăng sinh 2 hormone ở trên, khiến khối u phát triển nhanh chóng.

Các triệu chứng của bệnh u xơ tử cung

Những dấu hiệu của u xơ tử cung bao gồm:

  • Kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, đi kèm là đau bụng kinh dữ dội và ra các cục máu đông.
  • Đau ở lưng dưới hoặc xương chậu.
  • Tiểu nhiều, hay đầy bụng.
  • Bụng sưng to.
  • Cảm giác đau khi quan hệ.

Cách điều trị u xơ tử cung

  • Trước tiên, bạn nên đi khám phụ khoa, siêu âm để kiểm tra tình trạng của vùng tử cung, cũng như xác định vị trí, kích thước khối u nếu có. Sau đó dựa trên các yếu tố như sức khỏe tổng thể, kích thước u và độ tuổi để lên kế hoạch điều trị an toàn và hiệu quả.
  • Một số phương pháp điều trị tại nhà giúp kiểm soát khối u như tập yoga, châm cứu, massage, thay đổi chế độ ăn uống và làm việc.
  • Sử dụng thuốc do bác sĩ phụ khoa kê đơn, giúp giảm các triệu chứng của bệnh như đau ở vùng chậu, kỳ kinh kéo dài. Tuy dùng thuốc không thể loại trừ khối u nhưng có thể giảm kích thước của chúng.
  • Phẫu thuật loại bỏ khối u nếu chúng có kích thước lớn hay số lượng nhiều. Tuy nhiên u xơ có thể phát triển trở lại sau phẫu thuật.

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng cũng là căn bệnh phụ khoa thường gặp, hầu hết nữ giới có ít nhất 1 khối u nang nhưng không gây ra các triệu chứng và là khối u lành tính, đa số các khối u sẽ biến mất trong vòng vài tháng. Nhưng với phụ nữ đang ở thời kỳ tiền mãn kinh hoặc bị mất cân bằng nội tiết tố nữ thì khối u có thể tái phát.

U nang buồng trứng xảy ra với phụ nữ đang ở thời kỳ tiền mãn kinh hoặc bị mất cân bằng nội tiết tố
U nang buồng trứng xảy ra với phụ nữ đang ở thời kỳ tiền mãn kinh hoặc bị mất cân bằng nội tiết tố

Người phụ nữ có 2 buồng trứng để sản xuất các hormone sinh dục, và trứng sẽ phát triển trong nang trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Bình thường, các túi nang này sẽ vỡ ra, giải phóng trứng và tan sau khi trứng rụng. Nguyên nhân gây u nang buồng trứng là do các túi nang này không vỡ ra, chất lỏng bên trong túi sẽ tạo thành u nang trên buồng trứng.

Biểu hiện u nang buồng trứng

  • Bụng sưng to, bị chướng.
  • Đau vùng chậu trước hoặc trong ngày hành kinh.
  • Đau ở lưng dưới, ngực căng.
  • Đi tiểu đau.
  • Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, kéo dài hơn bình thường.
  • Khi quan hệ có cảm giác đau.
  • Ói mửa và buồn nôn.
  • Khi gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như đau vùng chậu quá mức, chóng mặt, ngất xỉu, sốt và thở nhanh thì cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất bởi đây có thể là dấu hiệu của xoắn buồng trứng hoặc vỡ u nang. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm như nhiễm trùng, đe dọa tính mạng của người bệnh.

Điều trị u nang buồng trứng

  • Trong trường hợp bạn u nang buồng trứng tái phát, bạn có thể sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để làm khối u nhỏ dần và ngăn chặn sự phát triển của các khối u mới.
  • Nội soi ổ bụng: nếu u nang có kích thước nhỏ và sau khi nội soi cho hình ảnh chính xác rằng đó không phải ung thư thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u nang bằng 1 vết rạch nhỏ ở vị trí gần rốn.
  • Nếu u nang kích thước lớn thì có thể phẫu thuật loại bỏ u nang bằng cách mổ bụng. Và trong trường hợp hiếm, khi khối u phát triển thành ung thư thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt tử cung để loại bỏ buồng trứng và tử cung của bệnh nhân.
  • Ngoài ra bạn nên đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm u nang buồng trứng, giúp dễ dàng hơn trong việc điều trị. Bên cạnh đó thì mặc dù khối u lành tính không phát triển thành ung thư nhưng các triệu chứng của u nang buồng trứng lại giống với ung thư buồng trứng, nên việc đi khám sẽ giúp bạn chuẩn đoán chính xác tình hình của mình.

Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là căn bệnh phụ khoa nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của người phụ nữ. Theo ước tính, tại Việt Nam cứ 100.000 nữ giới thì có 20 người mắc và 11 người chết vì bệnh này. Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi và sống trên 5 năm là 92%, nhưng để càng lâu thì khả năng gây tử vong sẽ càng cao.

Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm đến tính mạng
Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm đến tính mạng

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

  • Giai đoạn 1: Ung thư có thể đã lây lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa lây sang khác bộ phận khác trên cơ thể. Tỷ lệ chữa khỏi ở giai đoạn đầu lên đến 92%.
  • Giai đoạn 2: Bệnh tiến triển hơn, có thể đã lan ra bên ngoài cổ tử cung và tử cung, nhưng vẫn chưa đến các bộ phận khác.
  • Giai đoạn 3: Ung thư đã lan đến khung chậu hoặc phần dưới của âm đạo, có thể làm tắc ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang, tắc niệu quản. Đến giai đoạn này, tỷ lệ sống trên 5 năm giảm chỉ còn khoảng 55%.
  • Giai đoạn cuối: Bệnh lan ra ngoài khung chậu, đến các cơ quan khác của cơ thể như xương, gan, phổi. Lúc này, tỉ lệ sống sót chỉ còn 17%.

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân chính gây bệnh UTCTC là do virus HPV (là virus gây u nhú ở người và lây lan qua đường quan hệ tình dục). Có khoảng 100 chủng HPV khác nhau nhưng trong số đó chỉ có 2 loại thường gây ung thư cổ tử cung nhất là HPV-18 và HPV-16. Ngoài ra còn 1 số yếu tố là nguy cơ gây UTCTC như tiền sử gia đình có người từng bị bệnh này, chế độ ăn uống không khoa học (ăn ít rau củ quả, trái cây), lạm dụng thuốc tránh thai, béo phì…

Triệu chứng ung thư cổ tử cung

Do bệnh thường không gây ra triệu chứng cho đến khi bước vào giai đoạn cuối nên người phụ nữ không phát hiện sớm mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa định kỳ. Và khi các dấu hiệu xuất hiện thì chúng cũng rất dễ bị nhầm với các bệnh phụ khoa khác, điển hình như:

  • Chảy máu bất thường ở các thời điểm như sau khi quan hệ, giữa kỳ kinh hoặc sau thời kỳ mãn kinh.
  • Đau ở vùng xương chậu.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn và đi kèm là cảm giác đau.
  • Khí hư có màu bất thường, mùi lạ.

Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung

  • Phẫu thuật

Mục đích là loại bỏ càng nhiều tế bào ung thư càng tốt. Ở giai đoạn bệnh chưa lan ra khung chậu và các bộ phận khác thì bác sĩ sẽ phẫu thuật tách cổ tử cung, nơi chứa tế bào ung thư. Nhưng trong trường hợp bệnh đã lan ra, thì có thể sẽ phẫu thuật loại bỏ cả tử cung và các bộ phận khác trong khung chậu.

  • Hóa trị

Phương pháp này sử dụng thuốc dạng uống hoặc truyền hóa chất để loại trừ tế bào ung thư trên cơ thể. Bệnh nhân sẽ được hóa trị theo chu kỳ, sau đó ngừng điều trị 1 thời gian để cơ thể phục hồi sức khỏe.

  • Xạ trị

Dùng bức xạ là chùm tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể sử dụng thiết bị xạ trị ung thư từ bên ngoài cơ thể hoặc đặt 1 ống kim loại bên trong âm đạo hoặc tử cung để phát tia X.

  • Liệu pháp nhắm đích:

Phương pháp sử dụng thuốc (Bevacizumab) để làm ngăn chặn sự hình thành của các mạch máu mới, làm chậm tiến triển của bệnh, bởi các mạch máu này giúp tế bào ung thư tồn tại và phát triển. Liệu pháp nhắm đích sẽ thường được dùng đồng thời với hóa trị.

Tham khảo thêm: Cách xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa tại nhà là phụ nữ phải biết

Viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm nhiễm trùng phần cổ tử cung vì nhiều lý do khác nhau. Để điều trị viêm cổ tử cung, cần xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến viêm. Và nếu không chữa trị từ sớm, bệnh có thể lan ra và gây nhiễm trùng vùng chậu, tử cung, ống dẫn trứng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ sau này.

Viêm cổ tử cung
Viêm cổ tử cung

Nguyên nhân viêm cổ tử cung

Viêm cổ tử cung cấp tính nếu không chữa trị ngay từ sớm thì sẽ tiến triển thành mãn tính. Nguyên nhân dẫn đến viêm cổ tử cung cấp tính chủ yếu là do nhiễm trùng lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Các nguyên nhân nhiễm trùng có thể do vi khuẩn Chlamydia trachomatis, virus herpes simplex, herpes sinh dục, trùng roi âm đạo Trichomonas vagunalis… Ngoài ra còn 1 số tác nhân khác gây viêm cổ tử cung như dị ứng hóa chất có trong băng vệ sinh, thuốc diệt tinh trùng, vòng đặt tránh thai hoặc bao cao su.

Các triệu chứng của bệnh viêm cổ tử cung

  • Chảy máu bất thường ở âm đạo.
  • Khí hư có màu trắng xám, dai và có mùi lạ.
  • Đau âm đạo lúc bình thường và cả khi quan hệ.
  • Đau lưng, cảm giác có áp lực ở vùng chậu.
  • Dịch tiết âm đạo có kèm mủ (đây là biểu hiện của viêm cổ tử cung tiến triển nặng).

Phương pháp điều trị bệnh viêm cổ tử cung

Sau khi đi khám, dựa vào sức khỏe tổng thể và mức độ viêm cổ tử cung của bạn thì bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất:

  • Phương pháp chữa bệnh phổ biến là kê đơn thuốc kháng sinh để tiêu diệt, ngăn ngừa sự tiến triển của các nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào đó là loại vi khuẩn, virus nào thì sẽ sử dụng các loại thuốc tương ứng, ví dụ như do trùng roi âm đạo thì sẽ dùng metronidazol, do virus herpes sinh dục thì điều trị bằng acyclovir, famciclovir, valacyclovir… Ngoài ra, nếu bị viêm cổ tử cung do các hóa chất có trong băng vệ sinh, vòng tránh thai… thì cần kết hợp với việc ngưng sử dụng sản phẩm đó.
  • Sử dụng thuốc Đông y để chữa viêm cổ tử cung: đây là cách chữa trị hiệu quả và an toàn với trường hợp viêm ở mức độ nhẹ. Các dược liệu thường được dùng có thể kể đến như Đương quy, Trinh nữ hoàng cung, Ích mẫu… có tác dụng điều chỉnh độ pH tại âm đạo, tăng cường sức đề kháng cho vùng nhạy cảm và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này mà tình hình không thuyên giảm thì nên đến phòng khám và xin ý kiến của bác sĩ phụ khoa.
  • Điều trị bệnh nhờ các biện pháp can thiệp từ bên ngoài: có 2 biện pháp can thiệp ngoại khoa thường được sử dụng là phẫu thuật lạnh (tiêu diệt các tế bào bất thường trong cổ tử cung bằng cách đông lạnh chúng) và nhiệt trị liệu (hay còn gọi là đốt điện, bằng cách đưa que tỏa nhiệt vào bên trong  cổ tử cung để những tế bào viêm nhiễm bị đốt cháy). Ngoài ra còn liệu pháp dùng tia laser cường độ mạnh để loại bỏ các mô tế bào không bình thường.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Đây là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới đã từng quan hệ tình dục. Viêm lộ tuyến cổ tử cung gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và cũng là nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn, vô sinh, ung thư cổ tử cung nếu không được kịp thời chữa trị.

Viêm lộ tuyến tử cung
Viêm lộ tuyến tử cung

Bên trong cổ tử cung có lớp biểu mô phát triển và lấn ra phía ngoài lớp mạc, gọi là lộ tuyến cổ tử cung. Lớp này luôn tiết dịch và bị lộ ra bên ngoài cổ tử cung nên dễ bị viêm nhiễm bởi các loại nấm, vi khuẩn, virus, trùng roi âm đạo… dẫn đến tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Các yếu tố tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập dễ dàng và tiến triển gây viêm nhiễm bên trong vùng kín là vệ sinh vùng nhạy cảm không đúng cách, quan hệ tình dục không lành mạnh, nạo phá thai ở cơ sở không đạt chuẩn hoặc nạo phá nhiều lần…Ngoài ra, bệnh này cũng có thể là biến chứng của các bệnh lây qua đường tình dục và viêm nhiễm phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, sùi mào gà, bệnh lậu…

Các cấp độ của viêm lộ tuyến cổ tử cung

  • Cấp độ 1: Dịch tiết âm đạo có màu trắng đục, mùi hôi và ra nhiều hơn bình thường.
  • Cấp độ 2: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín và có mùi hôi, khí hư tiết nhiều, màu lạ như trắng đục hoặc xanh, vàng và có thể có bọt, kết thành mảng. Khi làm chuyện ấy có cảm giác đau rát và nặng là chảy máu bất thường. Bên cạnh đó là tiểu đau, tiểu buốt và đái rắt, đau ở vùng thắt lưng và bụng.
  • Cấp độ 3: Xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng như chảy máu âm đạo, đau vùng chậu, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi, đi tiểu nhiều, khó khăn và đau buốt…

Nếu phát hiện sớm ở cấp độ 1 thì sẽ không gây các biến chứng nguy hiểm và có thể chữa trị 1 cách triệt để. Ở mức viêm nhẹ, cách điều trị phổ biến nhất là sử dụng kháng sinh. Nhưng khi bị viêm trên diện rộng thì lựa chọn các biện pháp can thiệp y khoa hiện đại ngày nay sẽ giúp bạn giải quyết đơn giản và nhanh chóng bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, có thể kể đến như đốt laser, đốt điện, áp lạnh, dao Leep… Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp hiện đại thì chị em nên đồng thời sử dụng các vị thuốc Đông y lành tính như Diếp cá, Khổ sâm, Trinh nữ hoàng cung… để giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh, điều chỉnh pH vùng âm đạo và góp phần làm lành vùng bị tổn thương.

Viêm nội mạc tử cung

Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc nằm ở trong cùng của tử cung, nó xốp, mềm và khi bị viêm nhiễm trùng thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm nội mạc tử cung. Tuy bệnh này không đe dọa đến tính mạng người phụ nữ nhưng cần được chữa trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng như dính tử cung, nhiễm khuẩn huyết, viêm phần phụ, tắc vòi trứng, khiến tinh trùng không thể gặp trứng, dẫn đến hậu quả vô sinh, hiếm muộn.

Viêm nội mạc tử cung
Viêm nội mạc tử cung

Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung

Do bị nhiễm các loại vi khuẩn sau khi bị sẩy thai, sót rau sau sinh, đẻ mổ, đặt dụng cụ tử cung, nạo phá thai hoặc bị lây qua đường quan hệ tình dục (như Chlamydia trachomatis, song cầu khuẩn, liên cầu, tụ cầu, lậu cầu…).

Biểu hiện của viêm nội mạc tử cung

  • Bụng đau và sưng.
  • Xuất huyết âm đạo bất thường.
  • Khí hư đặc, kèm mủ, có mùi hôi và màu ngả màu xanh.
  • Táo bón, tiểu khó.
  • Đau ở vùng chậu, vùng trực tràng hoặc bụng dưới.
  • Cơ thể mệt mỏi, nôn mửa và sốt.

Cách điều trị viêm nội mạc tử cung

Về cách điều trị, biện pháp phổ biến nhất là sử dụng thuốc kháng sinh do bác sĩ phụ khoa kê đơn. Ở mức độ nhẹ, viêm nội mạc tử cung sẽ biến mất sau khi uống hết liều lượng thuốc được kê đơn.

Trong các trường hợp viêm phức tạp hơn, thường là sau khi sinh, bệnh nhân sẽ được truyền dịch tĩnh mạch và chăm sóc tại bệnh viện để được chữa trị hiệu quả và triệt để. Còn khi bệnh ở cấp độ nặng thì có thể sẽ phải cắt bỏ nội mạc tử cung, sau khi thực hiện kỹ thuật này thì khả năng mang thai sẽ rất thấp, tuy nhiên vẫn không phải là không được, và cần lưu ý chọn cơ sở uy tín để tránh gặp phải hậu quả không mong muốn.

Tham khảo thêm: Nổi hột ở vùng kín có nguy hiểm không? Triệu chứng, cách chữa và phòng tránh

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu (PID) là tình trạng nhiễm trùng vùng chậu, bao gồm ống dẫn trứng, vòi trứng, tử cung, cổ tử cung và 1 số bộ phận lân cận khác. Đây là 1 bệnh lý phụ khoa nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm, bởi nếu nhiễm trùng lan đến máu thì có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy nếu có bạn có biểu hiện và thấy nghi ngờ mình bị viêm vùng chậu thì cần đến phòng khám phụ khoa để kiểm tra và xử lý càng sớm càng tốt.

Viêm vùng chậu (PID) là tình trạng nhiễm trùng vùng chậu, bao gồm ống dẫn trứng, vòi trứng, tử cung, cổ tử cung
Viêm vùng chậu (PID) là tình trạng nhiễm trùng vùng chậu, bao gồm ống dẫn trứng, vòi trứng, tử cung, cổ tử cung

Nguyên nhân gây viêm vùng chậu

Nguyên nhân dẫn đến PID là do các loại vi khuẩn có trong vùng âm đạo và truyền qua đường tình dục (như haemophilus influenzae, gardnerella vaginalis, mycoplasma hominis, pneumococci, neisseria gonorrhoeae, chlamydia trachomatis) hoặc do các loại thực trùng ở đường ruột. Bên cạnh đó, có 1 số yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm vùng chậu như:

  • Bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Quan hệ sớm, không sử dụng các biện pháp an toàn.
  • Vệ sinh vùng kín kém, thụt rửa âm đạo.
  • Thực hiện các thủ thuật trên cổ tử cung, âm đạo.

Dấu hiệu nhận biết viêm vùng chậu

  • Cảm giác đau ở bụng dưới, bụng trên, có thể đau âm ỉ hoặc đau từng cơn.
  • Ra nhiều khí hư, dịch tiết âm đạo có mùi hôi, màu thay đổi sang ngả vàng hoặc xanh.
  • Sốt, mệt mỏi và lạnh toàn thân.
  • Đau khi làm chuyện ấy, đặc biệt đau nhiều khi ấn vùng hạ vị.
  • Đi tiểu đau.

Lưu ý, khi có những triệu chứng nghiêm trọng như đau dữ dội, nhói ở bụng, ngất xỉu, nôn mửa và sốt cao trên 38,3°C thì cần đến trung tâm y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời, vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng lan đến máu hoặc các cơ quan khác, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.

Điều trị viêm vùng chậu

  • Chủ yếu là dùng kháng sinh để điều trị tại nhà với bệnh ở mức độ nhẹ, sử dụng liên tục 14 ngày thuốc flagyl kết hợp với ofloxacin hoặc cefixim phối hợp với flagyl và doxycyclin.
  • Nếu bệnh ở thể nặng, hoặc bệnh nhân là nữ giới chưa đủ 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người bệnh có các triệu chứng nguy hiểm thì nên đến bệnh viện để được điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
  • Viêm vùng chậu cũng có thể phải phẫu thuật cắt khối áp xe nếu áp xe trong xương chậu bị vỡ hoặc có nguy cơ bị vỡ.

Viêm buồng trứng, vòi trứng

Buồng trứng, vòi trứng thuộc phần phụ của hệ sinh dục nữ. Viêm phần phụ không gây nguy hiểm cho tính mạng và có thể trị dứt điểm nếu chữa kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên có nhiều trường hợp vì các lý do như lơ là và để lâu, điều trị sai cách dẫn đến bệnh tái phát nhiều lần và có các biến chứng như dính tua loa vòi, tắc vòi tử cung 2 bên, tắc vòi trứng, thai ngoài dạ non…gây vô sinh, hiếm muộn và dễ sảy thai.

Viêm buồng trứng, vòi trứng gây vô sinh, hiếm muộn và dễ sảy thai
Viêm buồng trứng, vòi trứng gây vô sinh, hiếm muộn và dễ sảy thai

Phân loại viêm buồng trứng, vòi trứng

  • Viêm cấp tính.
  • Viêm mãn tính.

Khi bệnh không được điều trị kịp thời và tích cực thì hình thái cấp tính sẽ thành mãn tính, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và chuyện sinh hoạt vợ chồng.

Nguyên nhân

Các tác nhân gây viêm vòi trứng, buồng trứng là những loại vi khuẩn như Chlamydia trachomatis, lậu cầu, Helicobacter influenza, Bacterial Vaginosis, Mycoplasma hominis, Streptococcus agalactiae, E. coli… Chúng có thể lây qua các con đường sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, lành mạnh và không điều tiết. Khi quan hệ quá mạnh bạo, quan hệ trong kỳ kinh hoặc mới dứt kinh sẽ tạo thuận lợi cho các tác nhân xâm nhập và tiến triển gây viêm.
  • Dụng cụ đặt âm đạo không đảm bảo sát khuẩn, nạo phá hút thai tại các cơ sở kém chất lượng. Sau khi đặt vòng âm đạo hoặc phá thai thì chăm sóc vùng kín không tốt, dẫn đến vi khuẩn tự sinh sôi phát triển từ những tổn thương hoặc xâm nhập từ bên ngoài môi trường vào.

Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm phần phụ cũng có thể do viêm nhiễm ngược dòng, phát tác từ các bệnh phụ khoa khác như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo…

Triệu chứng của viêm vòi trứng, buồng trứng

Ban đầu sẽ là đau vùng chậu, vùng dưới rốn, ấn vào vùng trên vệ của bụng thì thấy đau và có 1 bên đau trội hơn, bên cạnh đó là hiện tượng sốt, rét run. Khi bệnh tiến triển thành mãn tính, các biểu hiện sẽ rõ ràng và nghiêm trọng hơn như vùng hạ vị đau khi hoạt động nhiều, dịch âm đạo tiết ra có mùi hôi kèm mủ, rong huyết, rong kinh, xuất huyết bất thường, ấn vào vùng âm đạo thấy đau và cảm giác cạnh tử cung có khối nề.

Liệu pháp điều trị

  • Khi bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ phụ khoa sẽ kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp thuốc đặt âm đạo cho bệnh nhân. Với người chưa quan hệ tình dục thì có thể không cần sử dụng đồng thời thuốc đặt và thuốc uống.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, có pH ≈ 5 để giúp điều chỉnh độ pH âm đạo và giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, lây lan. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên rửa bằng dung dịch vệ sinh 1 lần, không lạm dụng và không thụt rửa quá sâu bên trong âm đạo.
  • Ngoài ra, có thể dùng các thảo dược tự nhiên làm bài thuốc như diếp cá, khổ sâm, cây trinh nữ hoàng cung, hoàng bá… để giảm viêm từ bên trong, với những công dụng như cân bằng độ pH vùng kín, tái tạo hệ vi sinh trong âm đạo, giảm triệu chứng của bệnh và tỷ lệ tái nhiễm, giảm tác dụng phụ của kháng sinh, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến biến chứng vô sinh.

Hội chứng Vulvodynia (đau âm hộ mãn tính)

Vulvodynia là hội chứng đau âm hộ mãn tính, tức là đau ở vùng xung quanh cửa âm đạo vào 1 thời điểm nào đó, và cơn đau có thể kéo dài dai dẳng hơn 3 tháng. Đây là căn bệnh có tỷ lệ mắc không quá cao, theo thống kê, khoảng 10% nữ giới sẽ gặp phải hội chứng này trong đời. Và các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ trong độ tuổi 20 – 40 có tỷ lệ mắc căn bệnh này cao nhất.

Hội chứng Vulvodynia (đau âm hộ mãn tính)
Hội chứng Vulvodynia (đau âm hộ mãn tính)

Tuy hội chứng này không nguy hiểm và thường tự biến mất nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và gây đau rát ở phụ nữ, nên khi có các biểu hiện của đau âm hộ thì bạn vẫn nên đến phòng khám phụ khoa để có giải pháp cho vấn đề này.

Phân loại chứng đau âm hộ

  • Đau âm hộ theo chu kỳ kinh nguyệt

Tức là âm hộ bị đau vào ngày đèn đỏ và đặc biệt là vào trước những ngày đó. Sau khi qua những ngày hành kinh thì cơn đau cũng sẽ biến mất.

  • Đau âm hộ xuất phát từ chứng suy nhược toàn thân

Chứng suy nhược tự phát và gây đau âm hộ nói chung, cơn đau có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí là cả năm.

  • Đau âm hộ khu trú

Cơn đau tập trung ở 1 vùng nhất định trong âm hộ, như ở “môi” của âm đạo hoặc các nếp gấp… Và cơn đau này sẽ biến mất sau 1 thời gian.

  • Vestibulodynia: Là cơn đau xuất hiện ở tiền đình hoặc cửa âm đạo.

Một số yếu tố gây hội chứng Vulvodynia

Hiện tại, nguyên nhân của hội chứng đau âm hộ mãn tính chưa được làm rõ, Vulvodynia không lây qua quan hệ tình dục và các con đường khác, cũng không phải dấu hiệu của bệnh ung thư. Các yếu tố liên quan:

  • Dị ứng hóa chất có trong xà phòng, dung dịch vệ sinh, gây kích ứng và đau âm hộ.
  • Người phụ nữ đã từng sử dụng liệu pháp hormone có khả năng mắc hội chứng này cao hơn.
  • Nghiên cứu trên chuột bạch cho thấy chuột bị nhiễm trùng nấm men có nguy cơ bị đau vùng âm hộ cao hơn là không bị nhiễm.
  • Do rối loạn di truyền: Nữ giới có sự khác biệt về gen thì các tế bào sẽ phản ứng quá mức với chứng viêm, khi bị viêm nhiễm âm độ sẽ gây nóng, đau và khiến mô sưng lên.
  • Do chấn thương hoặc quan hệ tình dục không đúng cách: các dây thần kinh âm hộ bị tổn thương sau sinh, sau khi quan hệ mà âm đạo bị khô, không có chất bôi trơn hoặc do các hoạt động mạnh gây áp lực lên âm hộ như cưỡi ngựa, đạp xe…

Dấu hiệu của hội chứng Vulvodynia là cảm giác đau nhói, nóng rát khó chịu ở vùng âm hộ, đôi khi cơn đau sẽ liên tục, còn lại là cảm giác có áp lực lên vùng đó. Áp lực này có thể xuất hiện khi làm chuyện ấy, mặc quần áo bó sát, sử dụng tampon (băng vệ sinh dạng ống)…

Giải pháp giảm đau hội chứng Vulvodynia

  • Dùng kem giảm đau có chứa lidocain, cách sử dụng là bôi trực tiếp lên da.
  • Vật lý trị liệu: bằng cách đặt cảm biến trong âm đạo để gửi các xung động, giúp tăng cường cơ sàn chậu.
  • Áp dụng phương pháp massage, xoa bóp để làm dịu các vùng co cứng và các cơ bị căng, giúp giảm đau.
  • Kê đơn thuốc chống trầm cảm liều thấp, thuốc chống co giật để giúp ngăn các thụ thể đau.

Một số bệnh lây qua đường quan hệ tình dục

Bệnh lây qua đường tình dục (STDs – viết tắt của Sexually Transmitted Diseases) là những căn bệnh gây ra bởi các tác nhân lây truyền qua hoạt động như quan hệ bằng lưỡi, qua hậu môn, qua âm đạo. Hiện nay ở nước ta, do vốn kiến thức về quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn còn kém nên tỷ lệ mắc bệnh STDs là rất cao. Một số bệnh lây lan qua đường tình dục có thể kể đến như giang mai, lậu, sùi mào gà, hạ cam mềm, HIV/AIDS, Herpes…

Bệnh lây qua đường tình dục (STDs - viết tắt của Sexually Transmitted Diseases)
Bệnh lây qua đường tình dục (STDs – Sexually Transmitted Diseases)

Nguyên nhân gây ra STDs

  • Do các loại virus như viêm gan siêu vi B, herpes sinh dục, HPV, HIV, u mềm lây.
  • Do vi khuẩn: chlamydia trachomatis, neisseria gonorrhoeae, candida, dermatophytes, u hạt bẹn, giang mai, vi nấm cạn.
  • Do ký sinh trùng như ghẻ, trùng roi âm đạo, rận mu…

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường không có biểu hiện rõ ràng, đôi khi chỉ cho cảm giác khó chịu, ngứa ngáy ở vùng kín, nên nhiều người không hề biết mình bị nhiễm bệnh và từ đó làm tăng khả năng lây nhiễm cho người khác. Đa số bệnh STDs không gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể được chữa khỏi, nhưng chúng làm tăng nguy cơ bị vô sinh hoặc ung thư cho bạn. Đặc biệt có HIV/AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch gây tử vong ở con người. Hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này mà chỉ có thể giảm các triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Cách tốt nhất để không bị mắc STDs là trang bị cho bản thân những biện pháp phòng ngừa tình trạng lây nhiễm nguồn gây bệnh khi quan hệ tình dục, điển hình là sử dụng bao cao su chất lượng khi làm chuyện ấy. Việc sử dụng bao cao su đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh, lưu ý phải dùng BCS ngay từ ban đầu cho đến khi kết thúc cuộc vui, không lộn ngược BCS để sử dụng, không đeo bao quá rộng hoặc quá chật, chọn BCS đạt chuẩn (BCS làm từ nhựa tổng hợp sẽ không có tác dụng làm rào cản chống lại tác nhân gây bệnh).

Ngoài ra, biện pháp toàn diện nhất để bảo vệ người phụ nữ khỏi các bệnh STDs là làm xét nghiệm kiểm tra ở cả người nam và nữ trước khi quan hệ, tiêm phòng vaccine chống virus lây lan qua làm chuyện ấy như 1 số loại HPV, viêm gan siêu vi…

Cách phòng tránh bệnh phụ khoa nữ giới đơn giản và hiệu quả

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để tránh gặp phải các bệnh về bộ phận sinh dục nữ không mong muốn thì người phụ nữ cần nắm được các biện pháp phòng ngừa bệnh được đề cập dưới đây:

Cách phòng tránh bệnh phụ khoa nữ giới
Cách phòng tránh bệnh phụ khoa nữ giới
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách:

Để vùng nhạy cảm không bị nhiễm khuẩn, ra nhiều mồ hôi tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển, bạn nên vệ sinh 1 đến 2 lần mỗi ngày và có thể nhiều hơn vào ngày đèn đỏ. Khi rửa thì cần nhẹ nhàng, nên rửa từ bộ phận sinh dục rồi mới đến hậu môn và không vệ sinh sâu bên trong âm đạo, lưu ý chọn những loại dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, không có tính tẩy rửa mạnh.

Vào ngày hành kinh, cần thay băng vệ sinh cách nhau khoảng 6h / lần. Và đồ lót phải thay và giặt giũ sạch sẽ hàng ngày, trước khi mặc phải được phơi khô và nên chọn đồ có vật liệu cotton thoải mái, không bó sát, không dùng chung nội y với người khác.

  • Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục là dùng bao cao su để tránh bị các bệnh lây truyền như giang mai, lậu…Tránh quan hệ tình dục với nhiều bạn tình và liên tục trong thời gian dài, khi quan hệ, nên nhẹ nhàng, không mạnh bạo và người bạn tình không bị nhiễm STDs.
  • Khám sức khỏe cơ quan sinh dục định kỳ:

Cần đi khám phụ khoa khoảng 3 đến 6 tháng một lần để nắm bắt rõ nhất tình hình sức khỏe sinh sản và giúp bạn phát hiện, điều trị kịp thời bệnh phụ khoa ngay từ mức độ nhẹ. Độ tuổi nên đi khám phụ khoa là 21 tuổi trở lên hoặc phụ nữ đã từng quan hệ tình dục.

  • Tạo thói quen ăn uống lành mạnh và chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học:

Việc cung cấp cho cơ thể 1 thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, chất xơ và vitamin C giúp bạn tăng sức đề kháng. Và khi ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên (bạn có thể tham khảo các bài tập kegel và yoga rất tốt cho vùng chậu), điều chỉnh thời gian làm việc hợp lý, bạn sẽ tránh được những căng thẳng mệt mỏi, giảm stress, góp phần cân bằng nội tiết tố nữ.

  • Nên đi tiêm vắc xin HPV phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung ở độ tuổi từ 9 đến 26 và trước khi quan hệ lần đầu tiên.

Với người phụ nữ, bệnh phụ khoa là bệnh phổ biến mà khả năng cao là ai cũng mắc 1 lần trong đời. Nhưng bạn sẽ không gặp khó khăn nếu chữa trị khi bệnh ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu để lâu dài và không xử lý kịp thời, nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Hy vọng những thông tin hữu ích của Nhà Thuốc Vinh Lợi đã cung cấp về bệnh phụ khoa ở nữ giới sẽ giúp bạn chủ động trong việc phòng ngừa và chữa trị đúng cách căn bệnh dễ mắc phải này.

Cách xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa

Cách xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa tại nhà là phụ nữ...

Viêm nhiễm phụ khoa là một bệnh khá thường gặp ở nữ giới, gây ra cảm giác tự ti, lo lắng, và đôi khi...

Bài viết mới

0333 40 50 80