Cách xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa tại nhà là phụ nữ phải biết

Cách xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa
Cách xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa
4/5 - (1 bình chọn)

Viêm nhiễm phụ khoa là một bệnh khá thường gặp ở nữ giới, gây ra cảm giác tự ti, lo lắng, và đôi khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Từ lâu, trong dân gian truyền tai nhau cách chữa bệnh viêm phụ khoa bằng lá trầu không. Thực hư về bài thuốc này ra sao, và có thật sự đem lại hiệu quả hay không, bài viết dưới đây của nhà thuốc Vinh Lợi sẽ giúp làm sáng tỏ điều đó.

Những bệnh phụ khoa thường gặp

Bệnh phụ khoa đến từ rất nhiều nguyên nhân, có thể đến từ nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, đa số các trường hợp mắc bệnh phụ khoa liên quan đến: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm nội mạc tử cung,…

Dấu hiệu để nhận biết bệnh phụ khoa khá dễ dàng nhận ra như khí hư ra nhiều kèm theo có màu vàng đục, mùi hôi khó chịu; kinh nguyệt không đều, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh, tắc kinh, rong kinh,…

Một trong những điều cần lưu ý nhất là phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên, an toàn; tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng hoặc không an toàn đối với vùng kín. Thêm vào đó, cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tăng đề kháng cho cơ thể, để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm.

Xem thêm:Cách làm vùng kín trắng hồng tự nhiên tại nhà kết hợp với thuốc, kem bôi hiệu quả

Xông vùng kín bằng lá trầu không có tác dụng chữa bệnh gì?

Trước hết để tìm hiểu rõ hơn về công dụng chữa các bệnh của lá trầu không, cần làm rõ những thông tin cơ bản về loại lá này.

Đây là một loại lá rất quen thuộc trong văn hóa xa xưa của người Việt Nam, đặc biệt là tục ăn trầu. Trầu không là một loại cây có sức sống bền bỉ, thường được tìm thấy nhiều ở vùng nông thôn.

Đặc điểm nhận dạng của lá:

Đặc điểm lá trầu không
Đặc điểm lá trầu không
  • Mọc trên cây thân leo, mọc so le nhau.
  • Lá hình trái tim, màu đậm, bóng, lá to khoảng gần 15cm, rộng từ 5-10cm
  • Mùi tinh dầu rất đặc trưng, trên phiến lá có nhiều lỗ tỏa tinh dầu.

Thành phần và tác dụng:

Trong lá trầu không chứa rất nhiều thành phần hóa học, góp phần làm nên công hiệu trong các bài thuốc dân gian như:

  • Beta phenol tạo ra vị cay đặc trưng của trầu không
  • Methyl eugenol, Allylcatechol, P-cymen, Chavicol, …
  • Tanin, các vitamin, acid amin khác nữa…

Nhờ chứa những thành phần này mà từ lâu trầu không đã được dùng trong các bài thuốc chữa các bệnh như trị nấm, chữa hôi miệng, chữa đau xương khớp, hỗ trợ chữa lành các vết thương,… và đặc biệt là chữa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Khi gặp phải các tình trạng bất thường đối với vùng kín, chị em thường tìm đến trầu không để ngăn ngừa cũng như tự điều trị tại nhà.

Trên thực tế, rất nhiều chị em đã sử dụng trầu không để chữa các bệnh phụ khoa và đem lại những hiệu quả rất tích cực. Bởi lẽ trong thành phần của trầu không có chứa các chất có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, trị nấm và tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vùng kín.

Quả thực đã có những hiệu quả tích cực đem lại như vậy, thì điều trị bằng trầu không với cụ thể từng bệnh ra sao, hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!

Xem thêm:

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không

Tình trạng viêm nhiễm xảy ra khi âm đạo chưa được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn, virus, nấm men xâm nhập. Lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, ức chế hoạt động của nấm men, virus, giúp cho vùng kín thông thoáng, ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

Trị huyết trắng, khí hư bằng lá trầu không

Dùng lá trầu không sẽ giúp cải thiện vấn đề về huyết trắng, khí hư ra nhiều, giúp giảm ngứa ngáy khó chịu, đau tức bụng, và giảm lượng khí hư.

Người ta thường trị huyết trắng bằng cách xông hơi và rửa bằng lá trầu không. Ngoài ra, người ta còn kết hợp trầu không với phèn chua (nhờ khả năng ức chế hoạt động một số loại nấm), với gừng (có tác dụng chống viêm và ngăn chặn hoạt động của một số loại nấm gây hại), với lá lốt, với tỏi,…  Tất cả các nguyên liệu đi kèm sẽ tăng khả năng kháng viêm, tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn, virus, nấm men cực kỳ hiệu quả.

Lưu ý: huyết trắng và khí hư ra nhiều có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Nếu thấy tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm khi chữa trị bằng lá trầu không, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: [THẬN TRỌNG] Tại sao đau bụng kinh nhưng không ra máu? Cách điều trị

Chữa viêm cổ tử cung bằng lá trầu không

Viêm cổ tử cung là nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ. Việc vệ sinh vùng kín thường xuyên, an toàn, giúp tránh vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm. Những phương pháp xông và rửa bằng lá trầu không hoặc kết hợp với trà xanh, tỏi, gừng,… rất an toàn, hiệu quả và đem lại sự thông thoáng, dễ chịu đối với vùng kín nữ giới, từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây hại đối với vùng kín.

Tuy nhiên, việc vệ sinh bằng lá trầu không chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh khi bệnh đã trở nặng.

Chữa nấm âm đạo bằng cách rửa bằng lá trầu không

Chữa nâm âm đạo bằng lá trầu không
Chữa nấm âm đạo bằng lá trầu không

Lá trầu không được biết đến là một vị thuốc nam tiêu diệt các loại nấm men rất hiệu quả. Khi âm đạo người phụ nữ bị nấm, có thể sử dụng nước lá trầu không như một dung dịch rửa giúp ức chế hoạt động của nấm, ngoài ra còn có khả năng trị viêm, chữa lành các tổn thương vùng kín rất hiệu quả.

Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không

Ngứa rát vùng kín thường khiến chị em mất tự tin và khó chịu, có thể đến từ nguyên nhân vệ sinh chưa sạch sẽ, khiến vi khuẩn, nấm men xâm nhập. Vì thế, khi lau rửa bằng nước nấu từ lá trầu không có thể giúp vùng kín kháng khuẩn, khô thoáng, và dễ chịu hơn, giảm thiểu đáng kể tình trạng ngứa rát vùng kín.

Chữa viêm lộ tuyến bằng lá trầu không

Viêm lộ tuyến tử cung là do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập sâu gây ra các tình trạng viêm nhiễm. Với trường hợp này, xông hơi bằng lá trầu không chỉ là phương pháp hỗ trợ, giúp vùng kín luôn khô thoáng, hạn chế sự xâm nhập của virus, cải thiện tình trạng bệnh.

Trị hôi vùng kín bằng cách rửa vùng kín bằng lá trầu không

Trị hôi vùng kín bằng lá trầu không
Trị hôi vùng kín bằng lá trầu không

Vùng kín có mùi hôi đến từ việc vệ sinh không sạch sẽ, khí hư ra nhiều, tạo nên những mùi hôi rất khó chịu, mang đến cảm giác mất tự tin ở chị em.

Tinh dầu được tiết ra từ lá trầu không có tác dụng rất hiệu quả trong việc trị viêm nhiễm, ức chế hoạt động của nấm men xâm nhập vùng kín. Vì thế, khi dùng nước trầu không để rửa vùng kín giúp ngăn chặn các yếu tố gây ra mùi hôi vùng kín, khiến nó thơm tho, thông thoáng hơn, phòng ngừa các bệnh phụ khoa rất hiệu quả.

Cách xông lá trầu không chữa bệnh phụ khoa đơn giản tại nhà

Cách xông hơi vùng kín bằng lá trầu không được rất nhiều chị em lựa chọn bởi tác dụng hiệu quả của nó đem lại, giúp tinh chất thẩm thấu sâu và cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Nguyên liệu và cách làm thì cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện, không tốn quá nhiều chi phí, theo quy trình dưới đây:

Chuẩn bị: Nắm lá trầu không bánh tẻ, khoảng 8-10 lá và 1 ít muối sạch.

Cách làm: Rửa sạch kỹ lưỡng từng lá trầu, ngâm với nước muối loãng từ 10-15 phút để loại bỏ tất cả bụi bẩn, và các thành phần gây hại khác trên bề mặt cũng như bên trong lá. Tiếp đến, cho lượng lá đã rửa sạch vào nồi, vò nát, thêm 1 chút muối sạch, lượng nước xâm xấp vừa đủ, đun đến khi sôi 1-2 phút cho tinh dầu trong lá trầu thôi ra hết thì tắt bếp.

Đổ lượng nước vừa đun ra một cái chậu nhỏ, xông vùng kín trong khoảng 10-15 phút. Lưu ý, nên rửa sạch vùng kín bằng nước trước khi xông, khi xông nên giữ một khoảng cách vừa đủ, an toàn, tránh gây bỏng rát vùng kín.

Sau khi xông xong, để nước trầu không nguội hẳn rồi đem rửa lại vùng kín.

Cuối cùng, rau khô bằng khăn mềm.

Ngoài ra, để mang lại hiệu quả cao hơn, người ta thường kết hợp trầu không với các nguyên liệu khác như lá trà xanh, tỏi, gừng, … Tất cả những nguyên liệu này được vò nát hoặc đập dập được nấu chung với trầu không. Hỗn hợp tinh dầu thu được sẽ tăng khả năng trị viêm, kháng khuẩn và chữa lành các tổn thương.

Có nên rửa vùng kín bằng lá trầu không trong kỳ kinh nguyệt?

Có nên dùng lá trầu không trong chu kì kinh nguyệt không?
Có nên dùng lá trầu không trong chu kì kinh nguyệt không?

Lá trầu không được xem là một dược liệu lành tính, tuy nhiên các chuyên gia khuyên không nên dùng hàng ngày, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt. Chỉ nên sử dụng trầu không trước và sau kỳ kinh, vì trầu không tác động làm khô da và niêm mạc, làm thay đổi pH trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Vì vậy, tuy là trầu không rất lành tính và có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh viêm phụ khoa, chị em cũng không nên quá lạm dụng.

Rửa lá trầu không khi mang thai có được không?

Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, hormone tiết ra một lượng rất lớn và hoạt động mạnh hơn, khiến vùng kín của chị em luôn trong tình trạng ẩm ướt, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm men phát triển và xâm nhập, gây nên các bệnh phụ khoa. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa xảy ra đối với các trường hợp đang mang thai.

Tuy nhiên, khi các mẹ bầu phát hiện ra các dấu hiệu mắc bệnh phụ khoa, việc đầu tiên chị em nghĩ tới là đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh và điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh để tình trạng bệnh kéo dài và diễn biến nặng sẽ rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Bên cạnh đó, chị em có thể kết hợp xông, rửa vùng kín bằng lá trầu không để giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng, sẽ giúp tình trạng bệnh tốt hơn rất nhiều.

Xem thêm: Cách đặt thuốc phụ khoa vào âm đạo đúng cách cùng những thắc mắc liên quan

Một số lưu ý khi dùng lá trầu không xông vùng kín

Quy trình xông hơi vùng kín bằng lá trầu không như đã được giới thiệu ở trên rất dễ thực hiện, nguyên liệu thì dễ kiếm, tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất, chị em cần lưu ý những điều sau:

  • Nên chọn các loại lá thật kỹ lưỡng, không bị sâu, không có thuốc bảo vệ thực vật, và phải đảm bảo lá sạch 100% trước khi đem đi nấu nước.
  • Không được thụt rửa âm đạo quá sâu sẽ gây tổn thương và nhiễm khuẩn.
  • Nước trầu không chỉ đun đủ dùng trong ngày, tốt nhất là một lần. Không nên để quá lâu hoặc bảo quản trong tủ lạnh.
  • Không nên rửa vùng kín khi nước còn quá nóng, sẽ gây bỏng rát.
  • Với các trường hợp viêm nhiễm nặng, không nên chỉ lạm dụng nước lá trầu không, cần đến khám bác sĩ uy tín để tìm ra phương pháp điều trị hợp lý.
  • Khi phát hiện các trường hợp kích ứng khi sử dụng lá trầu không, cần ngưng sử dụng ngay và tìm hiểu phương pháp khác.
  • Chỉ nên xông rửa 2-3 lần/tuần, mỗi lần xông rửa không quá 15 phút.

Cuối cùng, xin được nhấn mạnh lại một lần nữa, viêm nhiễm phụ khoa là một tình trạng bệnh rất phổ biến ở chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang có thai. Các triệu chứng gặp phải luôn gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, mất tự tin, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Khi gặp phải các bệnh phụ khoa, cần tìm hiểu ngay các phương pháp điều trị, có thể áp dụng phương pháp sử dụng lá trầu không, đem lại hiệu quả rất cao mà tiện lợi.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây