Thuốc Ciprofloxacin 500mg là thuốc gì? Tác dụng, Liều dùng, Giá bán

Thuốc Ciprofloxacin 500mg
5/5 - (1 bình chọn)

Kháng sinh hiện nay được xem là một giải pháp cho con người trong việc kiểm soát các bệnh do nhiễm khuẩn gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng chưa hợp lý kháng sinh là hiện tượng rất phổ biến hiện nay mà người dùng không hề hay biết đến khả năng kháng thuốc cùng các tác dụng phụ của thuốc nếu sử dụng không hợp lý.

Vì vậy, ngày hôm nay Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin cũng như chỉ định, cách dùng hợp lý một loại thuốc kháng sinh khá mạnh trong điều trị nhiễm khuẩn – Ciprofloxacin.

Thuốc Ciprofloxacin 500mg là thuốc gì?

Thuốc Ciprofloxacin là thuốc thuộc nhóm kháng sinh Quinolon có phổ khá rộng dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như hô hấp, tiết niệu, sinh dục, ruột.

Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng dược dụng bao gồm: Viên nén, dung dịch nhỏ mắt, dung dịch tiêm truyền, thuốc mỡ tra mắt, viên đặt trực tràng.

Thành phần

Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin có thành phần chính là Ciprofloxacin.HCl với hàm lượng tùy dạng dược dụng và bào chế như sau:

  • Dạng viên nén bao gồm các hàm lượng ciprofloxacin.HCl là 100mg, 150mg, 300mg, 400mg, 500mg, 750mg.
  • Dạng dung dịch tiêm truyền bao gồm các hàm lượng ciprofloxacin.HCl là 100mg/10ml, 100mg/50ml, 200mg/100ml.
  • Dạng dung dịch nhỏ mắt có hàm lượng ciprofloxacin.HCl là 0.3%.

Cùng các tá dược đi kèm vừa đủ.

Công thức cấu tạo của Ciprofloxacin
Công thức cấu tạo của CiprofloCông thức cấu tạo của Ciprofloxacinxacin

Tác dụng dược lý

Dược lực:

Ciprofloxacin là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng sinh Quinolon. Khi vào trong cơ thể, Ciprofloxacin gây ức chế enzym ADN-gyrase (hoặc topoisoimerase IV) – enzym có vai trò tham gia vào quá trình hình thành acid nhân của vi khuẩn, từ đó làm cho vi khuẩn không tổng hợp được và chết đi.

Dược động học:

  • Thuốc được hấp thu với tốc độ khá cao và thuận lợi ở đường tiêu hóa với sinh khả dụng là khoảng 70 đến 80%. Việc sử dụng đường uống cùng các thuốc thức ăn và những thức ăn có tính kiềm, tốc độ hấp thu thuốc không thay đổi nhiều mặc dù có chậm lại một chút.
  • Thuốc sau khi đi vào cơ thể được phân bố rộng rãi nhưng tập trung ở những vị trí đích tác dụng nhiễm khuẩn như các dịch cơ thể và các mô. Nồng độ đạt được tối đa với thời gian tùy dạng dùng.
  • Thời gian bán thải của thuốc Ciprofloxacin từ 3 đến 5 giờ. Với dạng đường uống thì có khoảng 40 đến 50% liều được đào thải qua thận và có thể được chuyển hóa ở gan, bài tiết qua mật và thải qua niêm mạc ruột. Với dạng tiêm tĩnh mạch thì có khoảng 75% liều được đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu và 15% theo phân.

Phổ kháng khuẩn:

Ciprofloxacin có phổ tác dụng rộng, hoạt phổ trung bình của quinolon thế hệ II. Ciprofloxacin có tác dụng mạnh trên hầu hết trực khuẩn Gram(-) ngay cả với trực khuẩn mủ xanh và vi khuẩn đường ruột. Đối với vi khuẩn Gram(+), Ciprofloxacin tác dụng chủ yếu trên các vi khuẩn liên cầu như Streptococci, Enterococci, Staphylococci (trừ MRSA). Còn đối với vi khuẩn nội bào, Ciprofloxacin tác dụng trên các chủng vi khuẩn như Mycoplasma, Chlamydia, Brucella,…

Xem thêm: Itraconazole capsules 100mg là thuốc gì? Công dụng, Liều dùng, Lưu ý

Chỉ định của thuốc

Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đã kháng các thuốc thông thường:

  • Nhiễm khuẩn đường niệu.
  • Nhiễm khuẩn đường sinh dục như lậu, nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  • Nhiễm khuẩn hô hấp.
  • Nhiễm khuẩn mô mềm, xương khớp.
  • Nhiễm khuẩn huyết.

Dự phòng nhiễm trùng trên người bệnh có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Liều dùng và cách dùng thuốc Ciprofloxacin

Cách dùng:

  • Dạng đường uống: Uống cả viên với nước, không được bẻ đôi hay tán vụn viên thuốc. Thuốc có thể uống đi kèm với thức ăn hoặc không nhưng tốt nhất là không kèm thức ăn.
  • Dạng đường tiêm truyền tĩnh mạch: Dung dịch truyền có thể dùng trực tiếp hoặc pha với các loại truyền tĩnh mạch khác nhưng cần chú ý các loại thuốc đi kèm và sử dụng ngay sau khi pha. Cách dùng cho đường tĩnh mạch là khoảng 30 phút cho 100 hoặc 200mg.

Liều dùng:

Liều dùng và thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ của bệnh trên lâm sàng. Cơ bản cần điều trị một cách có hệ thống tối thiểu 3 ngày khi hết triệu chứng trên lâm sàng như sốt. Liều thường dùng là 1 ngày cho nhiễm khuẩn đường sinh dục, 7 ngày cho nhiễm trùng đường niệu và thận, toàn bộ thời gian suy giảm bạch cầu của người suy giảm miễn dịch, nhiều nhất 8 tuần cho viêm xương và 7-14 ngày cho các nhiễm khuẩn khác.

Liều dùng và cách dùng thuốc Ciprofloxacin
Liều dùng và cách dùng thuốc Ciprofloxacin

Xử lý quá liều

Nếu bạn uống phải một liều lớn, hãy đến gặp ngay bác sĩ để được hỗ trợ giải quyết. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận và suy xét các biện pháp áp dụng như là gây nôn, rửa dạ dày, lợi niệu. Nếu cần thiết phải truyền bù dịch cho người bệnh.

Chống chỉ định

  • Không được sử dụng thuốc Ciprofloxacin với tất cả những người có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không sử dụng thuốc Ciprofloxacin có tiền sử mẫn cảm với acid nalidixic và các dẫn chất quinolon.
  • Không dùng Ciprofloxacin cho phụ nữ mang thai và cho con bú, chỉ trừ trường hợp khi điều kiện bắt buộc phải dùng và cân nhắc lợi ích nguy cơ.

Thận trọng khi sử dụng

  • Cẩn trọng khi dùng thuốc Ciprofloxacin cho người có tiền sử rối loạn dẫn truyền thần kinh như động kinh.
  • Dùng Ciprofloxacin kéo dài có thể làm vi khuẩn giảm nhạy cảm, vì vậy cần theo dõi người bệnh thường xuyên.
  • Thận trọng dùng cho người bị suy giảm chức năng gan thận, người thiếu G6P dehydrogenase, bệnh nhân nhược cơ.
  • Thận trọng với người vận hành máy móc, Ciprofloxacin có thể gây cảm giác ảo giác, đầu óc rối loạn.
  • Chú ý lợi ích và nguy cơ khi sử dụng Ciprofloxacin cho trẻ em vì thuốc có thể gây thoái hóa sụn.

Xem thêm: Thuốc Grafort 3g có phải là kháng sinh không? Có tác dụng gì?

Phụ nữ có thai và cho con bú

Đối với bà bầu:

Các loại kháng sinh thuộc nhóm Quinolone như thuốc này không phải là lựa chọn phù hợp đối với các bà mẹ đang mang thai. Vì vậy nên lựa chọn kháng sinh nhóm khác thay thế. Chỉ sử dụng thuốc đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Đối với phụ nữ cho con bú:

Trường hợp này cũng tương tự đối với phụ nữ mang thai, không nên sử dụng. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì cần phải tránh để con bú trong khoảng 3 đến 4 giờ sau khi uống để hạn chế sự ảnh hưởng của thuốc đến trẻ.

Đồng thời, trong quá trình dùng thuốc cần phải liên tục theo dõi tình trạng đường ruột của trẻ xem có bị gây hại về hệ vi khuẩn đường ruột hay không như Nấm candida, tiêu chảy, phát ban tã…

Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được thuốc kháng sinh Ciprofloxacin
Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng được thuốc kháng sinh Ciprofloxacin

Tác dụng phụ của thuốc Ciprofloxacin

Thuốc Ciprofloxacin có những tác dụng phụ thường gặp ở tiêu hóa dạ dày – ruột, lên da và thần kinh trung ương, cụ thể như sau:

  • Thường gặp: Nôn, tiêu chảy, cảm thấy chướng và đau vùng bụng, tăng nồng độ enzym transaminase.
  • Ít gặp: Đau đầu, sốt, mệt mỏi cơ thể, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu lympho và đa nhân, giảm tiểu cầu; tim mạch đập nhanh; kích động thần kinh; rối loạn tiêu hóa; mẩn ngứa, phát ban da; đau nhức xương khớp.
  • Hiếm gặp: Phản vệ toàn thân; thiếu máu tan máu, tăng bạch cầu và tiểu cầu; co giật, hoang tưởng, lú lẫn, rối loạn các chức năng của giác quan; viêm đại tràng; hội chứng da – niêm mạc, hội chứng Lyell; phá hoại tế bào gan, viêm gan, vàng da; cơ đau nhức và viêm gân, có thể đứt gân; suy thận, viêm thận.

Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin giá bao nhiêu?

Giá của thuốc Ciprofloxacin tùy theo dạng sản xuất mà khác nhau và tùy từng cơ sở phân phối mà giá mỗi loại có thể chênh lệch một chút.

  • Thuốc Ciprofloxacin 500mg có giá khoảng 120.000 đồng mỗi hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thuốc Ciprofloxacin chai 200mg/100ml truyền dịch có giá khoảng 200.000 đồng mỗi chai.

Xem thêm: Nemydexan 8ml thuốc nhỏ mắt mũi tai: SĐK, công dụng, cách dùng, giá

Thuốc Ciprofloxacin mua ở đâu Hà Nội, TPHCM?

Thuốc Ciprofloxacin được phân phối khắp các cơ sở toàn quốc đặc biệt Hà Nội, TPHCM. Để mua được sản phẩm chất lượng và tránh hàng giả, bạn nên tìm đến các cơ sở bán thuốc hoặc các trang web uy tín để được giao hàng.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn