Cây dược liệu Cốt Toái Bổ – Sử dụng vị thuốc bổ gân cốt hiệu quả

Cốt toái bổ
Cốt toái bổ
5/5 - (1 bình chọn)

Cốt Toái Bổ hay còn gọi là cây tắc kè đá, là một trong những vị thuốc Nam quý hiếm, được sử dụng chữa bệnh trong Đông y. Rất nhiều bài thuốc Cốt Toái Bổ chữa các bệnh như xương khớp, phong thấp, bong gân, tụ máu, đau răng, chai chân,…được ông cha ta lưu truyền và phát triển đến bây giờ. Bài viết của nhà thuốc Vinh Lợi sẽ giup bạn tìm hiểu rõ hơn về Cốt Toái Bổ.

Cốt Toái Bổ là cây gì?

Hình ảnh cây cốt toái bổ
Hình ảnh cây cốt toái bổ

Cốt Toái Bổ là thuộc họ Dương Xỉ thường mọc hoang, bám vào hốc đá hoặc thân cây gỗ lớn, thân rễ dạng dẹt, mọng nước, được phủ một lớp lông mày nâu, dạng vảy nến. Lá có 2 loại: lá hứng mùn, xoan, gốc hình tim, mép có răng nhọn, dài 3-5cm, không cuống, phủ kín thân rễ; lá thường sinh sản, có cuống ngắn 4-7cm, phiến dài 10-30cm, thành 7-13 cặp thuỳ lông chim, dày, chia thùy sâu, không có lông. Hạt bào tử vàng nhạt, hình trái xoan. Túi bào tử xếp hai hàng giữa gân phụ mặt dưới lá.

Xem thêm: Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn là dấu hiệu bệnh gì? Cách điều trị

Bộ phận dùng làm thuốc

Bộ phận dùng là rễ. Có thể thu hoạch Cốt Toái Bổ quanh năm, nhưng theo người dân làm nghề lâu năm thì thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9 là thời điểm cho kết quả tốt nhất. Sau khi được thu hoạch, cốt toái bổ được đem đi rửa sạch, phơi khô cho dễ bảo quản.

Cốt Toái Bổ sử dụng với mục đích tăng cường sự hấp thu canxi, phốt pho vào xương. Giúp cho xương nhanh chóng liền. Ngoài ra người ta còn dùng Cốt Toái Bổ cho những người bị bệnh huyết áp cao, phòng ngừa loãng xương và ngăn ngừa lipid, mỡ máu.

Rễ cây cốt toái bổ nhiều công dụng
Rễ cây cốt toái bổ nhiều công dụng

Thành phần hóa học

Các nghiên cứu khoa học đã kết luận dược liệu Cốt Toái Bổ có những thành phần hóa học thông dụng sau đây:

  • Tinh bột
  • Glucose
  • Hesperidin
  • Flavonoid
  • Narigin

Công dụng của dược liệu Cốt Toái Bổ

Theo Đông y, vị thuốc Cốt Toái Bổ ôn hòa với cơ thể nên không gây độc. Vị đắng. Có tác dụng bổ thận, điều trị chứng ù tai, tiêu chảy, đau xương, chảy máu, làm thuốc sát trùng, giảm đau và an thần. Theo y học hiện đại, Cốt Toái Bổ giúp làm tăng cường sự hấp thu Canxi, Phospho, giúp nhanh lành các vết thương ở xương. Có tác dụng rõ trong việc phòng ngừa lipid trong máu và phòng ngừa chứng xơ mỡ mạch. Cụ thể:

  • Chữa các bệnh về xương khớp: Từ xa xưa, dân gian ta đã sử dụng cây Cốt Toái Bổ để hỗ trợ ngăn ngừa, điều trị bệnh loãng xương, đau xương, đau lưng mỏi gối, khớp sưng đau. Điều trị ngã chấn thương, bong gân, tụ máu, sai khớp, gãy xương, thận hư và chảy máu chân răng. Cụ thể:
  • Có tác dụng chữa bong gân tụ máu: Cốt Toái Bổ có tác dụng chữa bong gân, chống tụ máu, giúp giảm đau. Thích hợp với bệnh nhân bị sưng đau và bị chấn thương.
  • Giúp bổ thận, điều trị chứng ù tai, tiêu chảy do thận hư: Một trong những công dụng không thể bỏ qua khi nhắc đến Cốt Toái Bổ là giúp bổ thận, điều trị chứng ù tai, tiêu chảy do thận hư. Thích hợp cho người bị mắc chứng thận hư. Người bị suy yếu chức năng thận, có biểu hiện đau mỏi lưng, ù tai, khó nghe.
  • Giúp giảm lipid trong máu: Làm giảm mạnh lượng lipid dư thừa trong máu, phòng ngừa hội chứng xơ mỡ động mạch, giúp cải thiện tốt cho sức khỏe.
  • Ngoài ra, Cốt Toái Bổ còn có những công dụng tuyệt vời như: chống viêm, ổn định tế bào máu, tế bào hồng cầu, tăng cường chức năng nội tiết, sinh dục,…

Xem thêm: Thuốc Celecoxib 100mg, 200mg là thuốc gì? Tác dụng, Liều dùng, Giá bán

Một số bài thuốc từ Cốt Toái Bổ giúp bổ gân cốt hiệu quả, hữu ích cho cơ thể

Rượu ngâm Cốt Toái Bổ là một trong những bài thuốc chữa phong thấp xương khớp tốt nhất.

Có 2 cách ngâm rượu Cốt Toái Bổ: ngâm củ khô và ngâm củ tươi:

  • Ngâm củ khô: Các loại rễ gắm (0,120kg), vỏ chân chim khoảng (0,1kg), thêm ít rễ rung rúc (0,08kg), rễ bươm bướm (0,06kg), rễ chiên chiến (0,06kg), rễ bưởi bung (0,04kg), xích đồng nam (0,04kg), bạch đồng nữ (0,04kg), quy bầu (0,04kg), ô dược (0,04kg), cây cỏ xước (0,04kg), và Cốt Toái Bổ (0,04kg). Thái nhỏ tất, cho vào một túi vải rồi bỏ vào trong hũ đã có rượu, làm kín miệng sao cho không thoát hơi, nấu lên trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, đem chôn xuống đất 3 ngày đêm, uống trước khi ăn.
Dùng cốt toái bổ ngâm rượu
Dùng cốt toái bổ ngâm rượu
  • Ngâm củ tươi: Rửa sạch củ, cạo sạch lông bên ngoài. Rửa sạch, để ráo. Có thể bổ đôi hoặc để nguyên cả củ, cho vào bình ngâm rồi đổ rượu vào theo tỷ lệ 1kg Cốt Toái Bổ với 4 lít rượu. Đậy kín lắp rồi ngâm trong thời gian trên 60 ngày rồi đem ra sử dụng.
  • Dùng làm thuốc đắp chữa chấn thương mềm, bong gân, tụ máu:

 Dùng củ Cốt Toái Bổ tươi, bỏ hết lông tơ và lá khô, rửa sạch, giã nhỏ, lấy bã gói vào lá chuối khô, bó lên chỗ bị thương, cố định. kiên trì làm trong vòng 5-7 ngày, chú ý thay thuốc bó thường xuyên trong ngày.

  • Phòng nhiễm độc Streptomycin:

Cốt Toái Bổ làm mất tác dụng phụ của Streptomycin. Mỗi ngày 0,03kg Cốt toái bổ, sắc lấy nước, uống 2 lần sáng và tối.

  • Chữa thấp khớp mạn tính:

Cốt Toái Bổ, kê huyết đằng, thạch cao, đan sâm, rau má, sinh địa, uy linh tiên,, khương hoạt, độc hoạt, hy thiêm, thiên hoa phấn, thổ phục linh (mỗi vị lấy 0,012kg);  cam thảo (0,004kg), bạch chỉ (0,008kg). Sắc nhỏ, lấy nước uống.

  • Chữa đau lưng, mỏi gối do thận hư, yếu:

Cốt Toái Bổ (0,016kg), Tỳ Giải (0,016Kg),Cẩu Tích (0,02kg), rễ Gối Hạc (0,012kg), củ Mài (0,02Kg), Ty Tử (0,012kg),rễ Cỏ Xước (0,012kg), dây Đau Xương (0,012g); Thỏ, Đỗ Trọng (0,016kg). Sắc tất cả, lấy nước dùng, bỏ bã.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây