Đau dây thần kinh liên sườn là một hội chứng bệnh xuất hiện trong nhiều bệnh lý với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy không đe dọa đến tính mạng và không khó để chẩn đoán thế nhưng nếu chủ quan không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cùng Nhà Thuốc Vinh Lợi tìm hiểu chứng bệnh này thông qua bài viết dưới đây.
Hiện tượng đau dây thần kinh liên sườn là gì?
Dây thần kinh liên sườn có nguồn gốc từ tủy ngực D1 đến D12. Các rễ thần kinh tủy ngực xuất phát từ tủy sống ngực sẽ chia làm 2 nhánh. Nhánh trước của rễ thần kinh tủy ngực sẽ chi phối vùng ngực, bụng và được gọi là dây thần kinh liên sườn. Nhánh còn lại là nhánh sau sẽ chi phối cho vùng lưng.
Khi đến xương sườn các dây thần kinh liên sườn sẽ cùng với mạch máu ở bờ dưới các xương tạo thành bó mạch gian sườn. Do mối liên quan này mà khi xảy ra vấn đề với tủy sống, cột sống, xương sườn hay thành ngực đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn gây viêm và đau dây thần kinh liên sườn. Cùng với nằm ở vị trí nông dễ bị tác động bởi yếu tố ngoại cảnh nên khi hoạt động hay can thiệp thủ thuật ở vùng này cần lưu ý tránh gây tổn thương.
Đau dây thần kinh liên sườn xảy ra trong nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau ở mọi độ tuổi, thường gặp nhất ở người trưởng thành. Khi không tìm được nguyên nhân gây đau cụ thể thì bệnh sẽ được gọi là đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát.
Xem thêm: Cốt Thoái Vương có tốt không? Giá bao nhiêu? Thành phần, Tác dụng
Triệu chứng đau thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?
Triệu chứng nổi bật của đau dây thần kinh liên sườn là các cơn đau dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn thường là ở 1 bên dây thần kinh liên sườn phải hoặc trái. Các cơn đau kéo dài hoặc xảy ra từng đợt và là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau.
Các cơn đau xuất hiện ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống – bả vai được mô tả với cảm giác tức ngực, đau từ ngực lan ra mạng sườn phía sau ở cạnh cột sống. Đau hạ sườn trái phía sau lưng gần như là do đau dây thần kinh liên sườn gây nên. Đau thường âm ỉ, có thể kéo dài cả ngày và đêm. Tình trạng đau sẽ tăng lên khi hít thở sâu hay thay đổi tư thế, ho, hắt hơi,… vì vậy nó ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
abc
Các cơn đau ở vùng lưng và ngực thì dễ bị nhầm với bệnh tim và phổi do da và các cơ quan ở vùng này không bị tổn thương. Mức độ nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh còn tùy thuộc vào bệnh lý trực tiếp gây đau. Chính vì vậy người bệnh cần lưu ý để đi thăm khám bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của 1 số bệnh lý khác.
Đau dây thần kinh liên sườn là bị bệnh gì?
Một số bối cảnh bệnh lý thường gặp dẫn đến hiện tượng đau dây thần kinh liên sườn đó là:
Thoái hóa cột sống:
Cơn đau do hậu quả của thoái hóa cột sống thường ê ẩm, đau âm ỉ cột sống ngực hoặc lưng, đau ngay cả khi vận động hay nghỉ ngơi. Các cơn đau có thể nhanh chóng lan xuống gây đau hạ sườn trái phía sau lưng. Khi ấn vào cạnh sống tương ứng với khe gian đốt sống, người bệnh sẽ thấy đau tức. Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi.
Nhiễm khuẩn
Hiện tượng đau dây thần kinh liên sườn thường xảy ra khi nhiễm khuẩn lao, cúm, thấp khớp hay các bệnh về phổi, màng phổi, tim,…
Đau dây thần kinh liên sườn do zona
Đây cũng là một trong những bệnh lý do nhiễm khuẩn thường gặp nhất. Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh có cảm giác đau bỏng rát ở nhiều vùng da tương ứng, đau tăng lên khi cọ xát với quần áo hay vô tình chạm vào. Sau vài ngày, khi các mụn nước nhỏ bắt đầu xuất hiện, sau đó bong vảy và để lại sẹo.
Biểu hiện toàn thân của giai đoạn sau là sốt nhẹ, mệt mỏi với các triệu chứng đau có thể kéo dài dai dẳng sau khi các mụn nước biến mất.
Lao cột sống hoặc ung thư cột sống
Trong trường hợp này các cơn đau thường tập trung tại vùng cột sống bị tổn thương, nhói cả 2 bên sườn và có thể đau bó chặt lấy ngực hoặc bụng. Các cơn đau xuất hiện với tính chất liên tục cả ngày và đêm, tăng lên khi thay đổi tư thế, hít thở sâu hoặc vận động.
Bệnh lý tủy sống
Khi bệnh nhân bị u ngoại tủy hay u thần kinh thường xảy ra đau dây thần kinh liên sườn và là triệu chứng sớm của các bệnh lý . Các cơn đau thường khu trú ở 1 bên, sau đó lan dọc theo kiểu vòng đại sang bên sườn. Vì vậy thăm khám sớm và phát hiện bệnh khi mới xuất hiện cơn đau rất có lợi cho công tác điều trị bệnh.
Một số bệnh lý khác như
Chấn thương cột sống, nhiễm độc, ung thư cột sống, lao cột sống, đái tháo đường, viêm đa dây thần kinh,.. Với các bệnh lý này đau dây thần kinh liên sườn xuất hiện sau khi đã trải qua các triệu chứng nền của bệnh.
Xem thêm: Triệu chứng đau nửa đầu vai gáy là dấu hiệu bị bệnh gì? Cách điều trị
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn và tìm ra được nguyên nhân gây đau sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ tại bệnh viện. Các bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra bệnh nhân bằng cách ấn vào vùng xương sườn hoặc hít thở sâu để loại trừ những nguyên nhân có thể dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn.
Nếu một trong 2 yếu tố trên gây đau thì nguyên nhân có thể liên quan đến 1 số bệnh lý mà chúng tôi kể trên. Việc làm này cũng giúp loại trừ đau do các bệnh lý của tim và phổi. Tùy từng trường hợp, bệnh nhân sẽ phải làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng:
- Chụp X – quang thường quy: đánh giá cột sống, bất thường với trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, lao cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: chẩn đoán các nguyên nhân do viêm nhiễm, cột sống, đĩa đệm hay tủy sống.
- Các xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm máu, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: kiểm tra các chỉ số ure, AST, ALT.
Cách điều trị bệnh đau thần kinh liên sườn
Đối với bệnh nhân được chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn, bước đầu tiên sẽ là điều trị đau sau đó là điều trị nguyên nhân. Đau dây thần kinh liên sườn xuất hiện trong nhiều bệnh lý khác nhau, vì vậy phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ rất có lợi cho người bệnh, nhanh chóng đẩy lùi bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đau dây thần kinh liên sườn uống thuốc gì?
Với các trường hợp bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn tiên phát (không rõ nguyên nhân gây đau) thì bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Diclofenac,…Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thông báo với bác sĩ nếu mình có tiền sử bệnh lý gan, thận hay viêm loét dạ dày tá tràng để điều chỉnh hợp lý.
- Thuốc điều trị đau thần kinh nhóm Gabapentin: thuốc có tác dụng lên dây thần kinh trung ương giúp giảm đau khi có tổn thương dây, rễ thần kinh.
- Thuốc giãn cơ vân: Myonal, Mydocalm,…với các trường hợp đau nhiều, bệnh nhân có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương.
- Các vitamin như vitamin B1, B6, B12 có lợi cho quá trình chuyển hóa của tế bào thần kinh và bao myelin.
Các bài tập
Một số bài tập có lợi cho bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện đó là:
- Các bài tập yoga giúp kéo dài cột sống, tạo ra cơ bắp, giải phóng căng thẳng từ phía sau.
- Các động tác uốn cong, vặn xoắn, đòi hỏi xoay vòng thân cây có hiệu quả kéo căng cơ bắp.
- Động tác giãn bụng: giúp kéo dài cơ xương sườn, trải dài dạ dày lá lách, gan.
- Động tác hít thở sâu để làm căng cơ bắp thịt, giúp tăng tính đàn hồi của xương sườn.
Ngoài các bài tập trên bạn có thể thực hiện tại nhà thì tại các bệnh viện cũng sẽ có các kỹ thuật viên cùng các bác sĩ điều trị sẽ giúp bạn thực hiện các bài tập với kỹ thuật điều trị khác nhau giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Bên cạnh việc luyện tập bạn cần kết hợp với chế độ ăn đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế mang vác, làm việc quá sức, vận động và sinh hoạt sai tư thế. Chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, đảm bảo vệ sinh.
Xem thêm: TOP 7 thuốc điều trị đau nhức xương khớp được dùng nhiều nhất hiện nay
Phẫu thuật
Các phương pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn đều phải dựa vào nguyên nhân gây nên bệnh. Trong 1 số trường hợp không xác định được nguyên nhân sẽ thực hiện điều trị triệu chứng. Với các phương pháp chủ yếu là dùng thuốc, kết hợp vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt,…
Đau dây thần kinh liên sườn có cần phẫu thuật không? Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý gây đau mà bệnh nhân gặp phải. Với từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp cho bệnh nhân là nên dùng thuốc hay cần thực hiện phẫu thuật.
Bài thuốc dân gian điều trị đau dây thần kinh liên sườn
Các bài thuốc có tác dụng chữa đau dây thần kinh liên sườn được nhắc đến nhiều trong Đông y đó là:
- Bài thuốc Tiêu dao tán gia giảm với các nguyên liệu: sài hồ, đương quy, bạch thược, hương phụ, phục linh (mỗi nguyên liệu 40g), 20g cam thảo giúp chữa đau dây thần kinh liên sườn do can khí uất kết. Các nguyên liệu được tán thành bột và uống 15 đến 20g 1 ngày.
- Bài thuốc dùng quế chi, bạch chỉ, khương hoạt, uất kim, chỉ xác, xuyên khung (mỗi nguyên liệu 8g), đan sâm, phòng phong 12g, khương hoạt 10g, thanh bì 6g giúp trị đau thần kinh liên sườn do lạnh, thông kinh hoạt lạc. Thực hiện tương tự bài thuốc Tiêu dao tán gia giảm.
- Bài thuốc giúp giảm đau tức ngực 2 bên sườn do đàm ấm lưu trú: với các nguyên liệu trĩ mao ấp, xích tô, phục linh bì, dĩ thược, củ gấu, trần bì, tuyền phúc hoa. Đun các nguyên liệu trên cùng 1 lít nước trong 20 phút nhỏ lửa, uống 1 ngày 3 thang.
- Bài thuốc chữa đau dây thần kinh liên sườn thể huyết ứ với nguyên liệu: thoát hạch anh nhi, cam thảo, đương quy, sài hồ, thạch sinh hoa, đại hoàng, thiên hoa phấn, xuyên sơn giáp. Sắc với 6 bát nước đầy trong vòng 15 đến 20 phút. Uống 3 thang 1 ngày.