Bị đau gót chân là bệnh gì? Có nguy hiểm? Nguyên nhân, cách điều trị

Bị đau gót chân là dấu hiệu của bệnh gì?
Bị đau gót chân là dấu hiệu của bệnh gì?
5/5 - (2 bình chọn)

Gót chân là phần sau cùng của bàn chân, có tác dụng rất lớn trong việc hỗ trợ bàn chân nâng đỡ toàn bộ cơ thể.

Bệnh đau gót chân là hiện tượng nhói đau của gót chân khi mới ngủ dậy, hoặc khi chạy nhảy, vận động mạnh, mang vác những vật nặng. Bị đau gót chân ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển của người bệnh, gây ra những phiền toái và khó khăn trong sinh hoạt.

Vậy đau gót chân là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu, cách khắc phục như thế nào? Bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ giúp mọi người giải quyết tất cả những thắc mắc này.

Nguyên nhân thông thường dẫn đến đau gót chân

Đau gót chân có thể xảy ra cả đau gót chân phải hoặc đau gót chân trái hoặc cả hai bên. Với đặc điểm là bộ phận nâng đỡ cơ thể, hay tiếp xúc với nền đất, thậm chí địa hình không bằng phẳng, vật cứng, dẫn đến rất nhiều nguyên nhân đau gót chân.

Nguyên nhân thông thường dẫn đến đau gót chân là gì?
Nguyên nhân thông thường dẫn đến đau gót chân là gì?

Có thể kể đến vài nguyên nhân sau:

  • Đi giày cao gót thường xuyên
  • Chơi thể thao nhiều, đặc biệt là các vận động viên, thường xuyên luyện tập cường độ cao
  • Mang vác các vật nặng
  • Tổn thương gan bàn chân do giẫm phải sỏi đá, nền đất cứng

Tất cả các hoạt động mạnh hoặc khiến chân phải chịu áp lực nhiều như đã kể trên có thể gây tổn thương đến phần mềm của gót chân, bầm dập, thậm chí có thể dẫn tới gãy xương gót chân.

Những tổn thương gót chân nặng hoặc nhẹ, không được xử lý kịp thời, về lâu dài sẽ gây viêm, rất đau nhức khi vận động.

Đối tượng dễ bị đau gót chân

Bệnh đau gót chân không trừ giới tính hay độ tuổi nào, nhưng sẽ hay gặp nhất ở các đối tượng sau:

  • Người có dị tật bẩm sinh ở phần bàn chân, khiến gót chịu nhiều áp lực trong việc nâng đỡ cơ thể, lâu dần gây ra các tổn thương.
  • Người thường xuyên làm việc trong môi trường phải khuân vác nặng nhọc.
  • Người phải đứng nhiều, hoặc đi bộ đường dài.
  • Người béo phì, thừa cân.
  • Người thường xuyên chơi thể thao hoặc vận động mạnh, với các động tác tác động mạnh lên bàn chân, sẽ gây lên các tổn thương không tốt cho gót chân.

Xem thêm: Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn là dấu hiệu bệnh gì? Cách điều trị

Triệu chứng đau gót chân là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân thường thấy từ quá trình lao động hàng ngày, đau gót chân còn là triệu chứng của một số bệnh dưới đây:

  • Viêm gót chân:

Khi vận động mạnh, gân gót chân bị kéo căng, dẫn đến các vết nứt nhỏ, lâu ngày không được xử lý sẽ gây ra viêm tại chỗ, gây đau gót chân và có thể lan rộng ra cả bàn chân.

Đau gót chân có thể gây ra do bị viêm gót chân
Đau gót chân có thể gây ra do bị viêm gót chân

Viêm gót chân thường xảy ra với những người vận động mạnh đột ngột, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến đứt gân gót.

Mọi người sẽ cảm thấy đau nhói khi di chuyển, càng ấn càng đau, và sẽ giảm khi nghỉ ngơi hoàn toàn. Viêm gót chân có thể dẫn đến rất nhiều mối nguy hiểm và có thể tái phát, nên mọi người cần lưu ý nhiều đến chế độ sinh hoạt của mình.

  • Viêm cân gan chân:

Đây có lẽ là nguyên nhân hay gặp nhất ở các trường hợp đau gót chân. Cân gan chân là bao phủ các mạch máu, dây thần kinh và cơ.

Khi cân gan chân bị viêm, nó sẽ làm cho gót chân rất đau, thậm chí đau cả bàn chân, khiến việc đi lại rất khó khăn, gây đau đớn cho người bệnh.

  • Bệnh Haglund:

Biểu hiện của bệnh này là đau nhói phần gót chân, hay gặp ở phụ nữ trẻ hơn nam giới, nguyên nhân chủ yếu là do sự ma sát nhiều giữa giày dép và gót chân.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân như: tổn thương phần xương gót, gặp phải các chấn thương liên quan đến gót chân, bầm dập, rách gót chân, tổn thương các dây thần kinh dưới gan bàn chân…

  • Thận yếu:

Thận là cơ quan cung cấp các dưỡng chất cho xương khớp, trong đó có khớp gót chân. Khi thận yếu, việc cung cấp dưỡng chất sẽ kém đi, gây ra các cơn đau tại gót chân.

Đau gót chân cũng có thể triệu chứng của suy thận
Đau gót chân cũng có thể triệu chứng của suy thận

Vì vậy, đau gót chân hay xương khớp gót chân mà không gặp phải các tổn thương bên ngoài, đó là biểu hiện chức năng thận gặp vấn đề. Cần đi thăm khám bác sĩ để tiếp nhận điều trị, không thể xem thường.

  • Viêm gân Achille:

Những cơn đau sẽ khởi phát ở phần gót chân và lan dần ra cả bàn chân. Khi bạn đi lại nhiều hay vận động mạnh, cơn đau tăng lên dữ dội.

Ngược lại khi nghỉ ngơi, kết hợp massage nhẹ nhàng, cơn đau sẽ dịu đi.

  • Xương gót bị thoái hóa:

Cùng với quá trình lão hóa tự nhiên, xương gót chân cũng dần kém chức năng, mọc ra các gai gây tổn thương đến các mô xung quanh, gây viêm nhiễm và khiến đau gót chân.

Khi thấy dấu hiệu này, nên xem lại chế độ vận động và nghỉ ngơi, điều chỉnh hợp lý để cải thiện tình trạng tốt nhất.

  • Viêm bao hoạt dịch dưới gót chân:

Đau gót chân có thể liên quan đến bao hoạt dịch dưới gót bị tổn thương.

Khi kéo căng, co giãn đột ngột khiến bao hoạt dịch phải điều tiết thường xuyên hoặc bị tổn thương, lâu dần gây viêm dẫn đến đau đớn, ảnh hưởng chức năng vận động.

Bị đau gót chân khám ở bệnh viện nào?

Đau gót chân có thể đến từ các nguyên nhân khác nhau, từ các tổn thương bên ngoài hoặc rối loạn bên trong. Các tổn thương dù nhỏ nhưng không được xử lý, có thể gây viêm, bên cạnh đó, triệu chứng đau gót chân có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm, liên quan đến các cơ quan khác.

Bị đau gót chân khám ở bệnh viện nào?
Bị đau gót chân khám ở bệnh viện nào?

Trước tiên, khi gặp tình trạng đau gót chân sau những chấn thương nhẹ trong quá trình vận động hoặc chơi thể thao, hãy nghỉ ngơi thật nhiều, trong vòng 1 tuần.

Sau 1 tuần, hiện tượng đau gót không thuyên giảm, cần đi khám để được điều trị. Càng để lâu, ngoài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn khiến bệnh nặng nề hơn.

Cần lựa chọn những nơi uy tín để điều trị như các khoa xương của các bệnh viện lớn như:

  • Tại Hà Nội: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E, bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Trung ương quân đội 108,…
  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện chấn thương chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y Dược Tp.HCM,…

Nếu không thể đến các bệnh viện lớn, cần tìm hiểu kỹ các cơ sở y tế với dịch vụ tốt, thiết bị hiện đại, bác sĩ có chuyên môn cao. Cần hiểu rõ nguyên nhân của bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý.

Không nên thăm khám bừa bãi hoặc áp dụng các phương pháp điều trị tác động mạnh đến gót chân, sẽ khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.

Xem thêm: [CẢNH BÁO] Đau mỏi cổ chân khi chạy là dấu hiệu bệnh gì? Cách khắc phục

Cách điều trị đau nhức gót chân

Tùy vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định điều trị khác nhau. Hoặc chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn, hoặc điều trị bằng thuốc, thậm chí là các can thiệp sâu và khó hơn như phẫu thuật.

Dưới đây là các phương pháp điều trị đau gót chân để các bạn tham khảo:

Cách chữa đau gót chân bằng bấm huyệt – Phương pháp dân gian

Cách chữa đau gót chân bằng bấm huyệt – Phương pháp dân gian
Cách chữa đau gót chân bằng bấm huyệt – Phương pháp dân gian

Có nhiều cách để điều trị đau gót chân theo đông y như sau:

  • Cách 1: Ngâm bàn chân với nước ấm chừng 5-7 phút để tăng hiệu quả.

Ấn nhẹ phần gót để xác định điểm đau nhói nhất, sau đó dùng ngón tay cái day từ từ, theo vòng tròn, tăng dần từ mạnh đến nhẹ. Làm như thế từ 5-7 phút, không nên quá mạnh tay.

  • Cách 2: Tác động vào huyệt phong trì.

Vị trí: nằm ở hốc lõm đáy hộp sọ và bờ ngoài phần cơ đằng sau cổ (cơ thang) tạo nên, hai bên 2 huyệt. Huyệt này khởi nguồn từ chân đi lên, nên khi day huyệt này sẽ giúp khí huyết lưu thông, giảm các cơn đau ở chân. Day bấm huyệt phong trì trong 5 phút sẽ thấy hiệu quả.

  • Cách 3: Tác động vào huyệt túc.

Vị trí: Cách nếp gấp cổ tay 8cm về phía trên.

Đây được xem là huyệt có tác dụng chữa đau gót chân cực kỳ hiệu quả, dù bất kể nguyên nhân gì. Bệnh nhẹ chỉ bấm và day 1-2 lần là khỏi, bệnh nặng thì duy trì thường xuyên trong vòng 1-2 tuần sẽ thấy đỡ và ổn định nhiều.

  • Cách 4: Dùng 1 cục đá cuội có bề mặt hơi nhọn hoặc một cái gậy gỗ tròn.

Xác định điểm đau của gót chân, đặt lên cục đá hoặc thanh gỗ. Giẫm và lăn đều khoảng 200 cái, thực hiện ngày 2 lần sáng-tối sẽ thấy gót dễ chịu hơn nhiều.

  • Cách 5: Tác động vào huyệt dũng tuyền.

Vị trí: Giao điểm của ⅖ trước với ⅗ sau của phần đầu ngón chân thứ hai và điểm giữa phần sau gót chân, nằm ở phần lõm gan bàn chân.

Dùng tay ấn nhẹ vùng huyệt này trong vòng 1 phút, sẽ thấy bệnh thuyên giảm và có thể khỏi hẳn.

Thực hiện các bài tập chữa đau gót chân tại nhà

Một trong những bài tập rất tốt cho gót chân đau là tập kéo dãn, kết hợp với chườm đá lạnh lên vùng đau từ 3-4 lần/ngày. Các bài tập có thể áp dụng:

  • Bài 1: Người nằm đổ về phía trước, đưa 2 tay chống vòng tường, duỗi đầu gối và gót chân thẳng với mặt đất. Làm với 1 chân, chân còn lại gập lại. Mỗi chân giữ tầm 10 giây, sau đó đổi chân. Thực hiện 20 lần sẽ thấy giãn các cơ và gót chân.
  • Bài 2: Tư thế một chân trước, một chân sau, hai tay nắm chặt vào 1 cái khung. Ngồi xổm xuống và giữ im tư thế sao cho gót chân nằm yên trên mặt đất thật lâu, càng lâu càng tốt. Thực hiện lặp lại 20 lần để giãn cơ, gân cốt rất tốt.

Các động tác này có thể áp dụng kèm theo với các phương pháp điều trị khác, sẽ rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị đau gót chân.

Dùng thuốc

Đối với các tổn thương nhẹ, xảy ra sau quá trình vận động mạnh, không viêm nhiễm nặng, có thể áp dụng các phương pháp không can thiệp dao kéo, như điều trị bằng các thuốc: chống viêm, giảm các cơn đau (aspirin, meloxicam…); tiêm tại vết đau với corticoid.

Điều trị đau gót chân bằng thuốc chống viêm
Điều trị đau gót chân bằng thuốc chống viêm

Trong quá trình dùng thuốc, nên áp dụng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tối đa vận động mạnh, ảnh hưởng đến gót chân. Ngoài ra, có thể kết hợp điều trị vật lý trị liệu, các bài tập tại nhà.

Phẫu thuật

Khi các phương pháp trên không đem lại hiệu quả, các bác sĩ có thể chỉ định can thiệp dao kéo để cắt bỏ đối với các tình trạng viêm nhiễm nặng. Tuy nhiên, các gai xương hay các mô viêm không phải là toàn bộ nguyên nhân dẫn đến đau gót chân.

Do vậy, đôi khi các tình trạng đã nặng vẫn có thể không áp dụng được phương pháp này. Tóm lại, khi bệnh nặng, cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định phương pháp điều trị hợp lý.

Cách phòng tránh

Đau gót chân có thể tái phát sau điều trị, vì vậy khi đã có tiền sử đau gót chân, cần lưu ý chế độ sinh hoạt để ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Ngoài ra, các lưu ý sau đây cũng dành cho những người chưa đau gót chân phòng tránh:

  • Duy trì một mức cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, tích mỡ sẽ gây áp lực rất lớn lên bàn chân, đặc biệt là gót chân. Có thể tham khảo chỉ số BMI để điều chỉnh mức cân nặng hợp lý với chiều cao bạn sở hữu.
  • Bổ sung các thành phần tự nhiên có tác dụng chống viêm, nhiễm trùng như tinh bột nghệ, gừng, tỏi,…
  • Duy trì thói quen ngâm chân, massage chân thường xuyên sau một ngày dài vận động, đi bộ nhiều bị đau gót chân.
  • Có một chế độ ăn uống hợp lý, đủ canxi, kết hợp với một chế độ nghỉ ngơi điều độ.
  • Không nên vận động quá sức, tập luyện thể thao đúng cách, không nên gây nhiều áp lực với bàn chân trong một thời gian dài.
  • Với phụ nữ, hạn chế tối đa phải đi giày cao gót. Nên chọn những đôi giày, dép vừa chân, đi lại thoải mái, êm ái, tiện lợi.

Xem thêm: Triệu chứng đau nửa đầu vai gáy là dấu hiệu bị bệnh gì? Cách điều trị

Với những nguyên nhân và gợi ý điều trị, cách phòng tránh ở trên, hi vọng mọi người sẽ cải thiện được tình trạng đau gót chân để có chất lượng cuộc sống tốt nhất.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn