Thuốc Prazopro 40mg: Thành phần, Công dụng, Cách dùng, Giá bán

Thuốc Prazopro 40mg: Thành phần, Công dụng, Cách dùng, Giá bán
Thuốc Prazopro 40mg: Thành phần, Công dụng, Cách dùng, Giá bán
5/5 - (1 bình chọn)

Viêm loét dạ dày – tá tràng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Ở Việt Nam, trường hợp viêm dạ dày mạn tính chiếm tới 31 – 65 % các trường hợp nội soi đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm tình trạng viêm loét có thể chữa trị được bằng thuốc. Trong đó, Prazopro là một trong những thuốc phổ biến hiện nay.

Sau đâym hãy cùng Nhà Thuốc Vinh Lợi tìm hiểu rõ hơn về thuốc này.

Prazopro 40mg là thuốc gì?

Prazopro 40mg thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa dùng để điều trị tình trạng tiết quá nhiều axit trong dạ dày thông qua ức chế bơm proton.

Prazopro 40mg thuộc nhóm thuốc trị đau dạ dày
Prazopro 40mg thuộc nhóm thuốc trị đau dạ dày

Prazopro có số đăng ký là VD-19498-13. Thuốc được sản xuất bởi công ty cổ phần Dược phẩm TV.Pharm – Việt Nam. Prazopro 40mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Thành phần

Thành phần chính là Esomeprazol (dạng vi hạt bao tan trong ruột chứa esomeprazol magnesium dihydrat) 40mg.

Tá dược vừa đủ.

Xem thêm: Thuốc Rebamipide 100mg có tác dụng gì? Thành phần, Cách dùng, Giá bán?

Cơ chế tác dụng của Prazopro

Thuốc có tác dụng nhờ vào tác dụng của esomeprazol. Esomeprazol được dùng để điều trị loét dạ dày- tá tràng và bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Esomeprazol gắn với bơm proton tại tế bào thành dạ dày, ức chế hệ thống enzym ngăn cản sự tiết axit vào lòng dạ dày dưới bất kỳ tác nhân nào. Sau 5 ngày dùng liều uống esomeprazol sodium độ pH trong dạy dày >4 đã được duy trì trong thời gian 17 giờ ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng.

Tác động trị liệu của sự ức chế axit được thể hiện khi dùng esomeprazol sodium dạng uống, 78% bệnh nhân viêm thực quản do trào ngược dạ dày được chữa lành sau 4 tuần và 93% lành sau 8 tuần.

Chỉ định

Đối tượng sử dụng thuốc Prazopro
Đối tượng sử dụng thuốc Prazopro
  • Sử dụng cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng lành tính.
  • Phòng và điều trị loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm phi steroid.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: viêm thực quản trợt xước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi.

Cách sử dụng

  • Thuốc dùng đường uống.
  • Dùng thuốc Prazopro đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng quá liều so với chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc này đi kèm với hướng dẫn sử dụng thuốc và hướng dẫn bệnh nhân. Đọc và làm theo các hướng dẫn một cách cẩn thận.
  • Uống thuốc này ít nhất 1 giờ trước bữa ăn và trong suốt thời gian điều trị. Có thể thuốc sẽ hiệu quả ngay sau khi uống vài liều đầu tiên, tuy nhiên không được tự ý dừng thuốc.
  • Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc này để điều trị vết loét do nhiễm vi khuẩn H.Pylori, hãy dùng thuốc cùng với thuốc kháng sinh (ví dụ: amoxicillin, clarithromycin) vào cùng một thời điểm trong ngày.
  • Liều dùng của thuốc sẽ khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc các chỉ dẫn trên nhãn. Thông tin sau đây chỉ bao gồm các liều trung bình của thuốc này.

Lượng thuốc dùng tùy thuộc vào độ mạnh của thuốc. Ngoài ra, số liều dùng mỗi ngày, thời gian cho phép giữa các liều và khoảng thời gian bạn dùng thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân.

Cách sử dung thuốc Prazopro
Cách sử dung thuốc Prazopro
  • Để ngăn ngừa loét dạ dày do NSAID:

Người lớn 40mg mỗi ngày một lần trong tối đa 6 tháng. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều nếu cần.

Trẻ em: Việc sử dụng và liều lượng phải được xác định bởi bác sĩ

  • Để điều trị loét tá tràng do nhiễm H.Pylori:

Người lớn: 40mg mỗi ngày một lần trong 10 ngày. Liều thường được dùng cùng với amoxicillin và clarithromycin.

Trẻ em: việc sử dụng và liều lượng phải được xác định bởi bác sĩ

  • Để điều trị viêm thực quản ăn mòn:

Người lớn: 40mg mỗi ngày một lần trong 4 đến 8 tuần. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều khi cần thiết. Để ngăn ngừa viêm thực quản ăn mòn quay trở lại, bác sĩ có thể muốn bạn dùng 20 mg mỗi ngày một lần trong tối đa 6 tháng.

Trẻ em từ 12 đến 17 tuổi: 40mg mỗi ngày một lần trong 4 đến 8 tuần.

  • Hội chứng Zollinger – Ellison:

Tùy theo cá thể và mức độ tăng tiết acid dạ dày, liều uống cao hơn các trường hợp khác, có thể uống 1 lần hoặc chia làm nhiều lần. Trong trường hợp, không cắt bỏ khối u phải uống thuốc lâu dài.

  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nặng có viêm thực quản:

Uống 40mg, ngày 1 lần, trong 4 – 8 tuần có thể tăng 4 – 8 tuần nếu vẫn còn triệu chứng hoặc còn viêm qua nội soi.

Tác dụng phụ

Cùng với những tác dụng cần thiết, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Mặc dù không phải tất cả các tác dụng phụ này đều có thể xảy ra, nhưng nếu chúng xảy ra thì bệnh nhân cần được chăm sóc y tế, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Prazopro
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Prazopro

Khi uống thuốc bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng phổ biến sau đây: đau đầu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, khô miệng. Với trẻ sơ sinh có thể gặp thêm các triệu chứng như nôn trớ hoặc nhịp thở nhanh.

Nếu những tác dụng phụ này nhẹ có thể mất đi trong vài ngày hoặc vài tuần nhưng nếu chúng không thuyên giảm thì bệnh nhân cần được khám có thể thay đổi liều điều trị.

Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể xảy ra như sau:

  • Tiêu chảy nặng: phân lỏng, đau bụng, sốt liên tục
  • Các triệu chứng của nồng độ magie trong máu thấp chẳng hạn như nhịp tim nhanh/ chậm bất thường, co thắt cơ dai dẳng, co giật
  • Các dấu hiệu của bệnh lupus như phát ban trên mũi và má, đau khớp hoặc bị nặng hơn
  • Viêm niêm mạc dạ dày: sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, chúng có thể xuất hiện triệu chứng hoặc không. Có thể xuất hiện các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, đau bụng, sụt cân
  • Sử dụng thuốc này thời gian dài thường xuyên có thể khiến cơ thể bạn khó hấp thu vitamin B12 dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B12
  • Một số người dị ứng với thuốc có các biểu hiện: khó thở, hụt hơi, phù mạch, ngứa, tái nhợt hoặc đỏ ửng mặt.

Xem thêm: Thuốc Losec mups là thuốc gì? Thành phần, công dụng? Giá bao nhiêu?

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bài viết này không chứa tất cả các tương tác thuốc có thể xảy ra.

Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc Prazopro bao gồm: cilostazol, clopidogrel, methotrexate (đặc biệt là điều trị liều cao), rifampin, St John’s wort.

Một số sản phẩm cần axit dạ dày để cơ thể có thể hấp thụ đúng cách. Esomeprazole làm giảm axit dạ dày, vì vậy nó có thể thay đổi mức độ hoạt động của các sản phẩm này. Một số sản phẩm bị ảnh hưởng bao gồm atazanavir, erlotinib, nelfinavir, pazopanib, rilpivirine, một số loại thuốc kháng nấm azole ( itraconazole, ketoconazole, posaconazole), trong số những loại khác.

Esomeprazole rất giống với omeprazole . Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có chứa omeprazol trong khi sử dụng esomeprazole.

Chống chỉ định

Thuốc Prazopro 40mg chống chỉ định với những người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng

Lưu ý khi sử dụng thuốc Prazopro
Lưu ý khi sử dụng thuốc Prazopro
  • Dùng thuốc ít nhất một giờ trước bữa ăn.
  • Nuốt toàn bộ viên nang uống. Không nhai hoặc nghiền nát chúng.
  • Bảo quản thuốc này ở nhiệt độ phòng. Giữ nhiệt độ trong khoảng 15 – 30 độ C
  • Tránh xa ánh sáng. Không bảo quản những nơi ẩm ướt.
  • Nếu dừng thuốc đột ngột thì tình trạng bệnh sẽ không cải thiện
  • Nếu bỏ lỡ liều thì thuốc có thể không phát huy tốt nhất hiệu quả điều trị. Giải pháp khi không may bỏ lỡ liều là uống ngay sau khi nhớ ra. Nếu chỉ cách liều mới vài giờ thì chỉ nên uống một liều. Không uống 2 liều liên tiếp sẽ gây tác dụng phụ với cơ thể bệnh nhân.
  • Cân nhắc khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai. Phải trong trường hợp thực sự cần thiết mới sử dụng. Đối với phụ nữ cho con bú, cần ngưng cho trẻ bú khi sử dụng thuốc.

Thuốc Prazopro 40mg giá bao nhiêu?

Giá tham khảo: 96.600đ/hộp 14 viên.

Xem thêm: Thuốc Mucosta có tác dụng gì? Nên uống trước hay sau ăn? Giá bao nhiêu?

Thuốc Prazopro mua ở đâu?

Thuốc Prazopro hiện nay được bán trên toàn quốc. Tuy nhiên, đây là thuốc kê đơn nên muốn mua thuốc cần có đơn thuốc mà bác sĩ đã kê. Một số nhà thuốc uy tín bạn đọc có thể tham khảo: nhà thuốc An Khang, DK Pharma, nhà thuốc Ngọc Anh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây