Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không? Triệu chứng, Điều trị

Thiếu máu não
Thiếu máu não
5/5 - (1 bình chọn)

Thiếu máu não là một trong những căn bệnh âm thầm, dễ gây chủ quan cho người bệnh nhưng có thể mang lại những hậu quả khôn lường và nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời. Vậy bệnh thiếu máu não thật sự là gì và làm thế nào để có thể phát hiện ra nó? Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ giải đáp ở bài viết sau.

Nguyên nhân gây thiếu máu não là gì?

Theo thời gian diễn tiến của bệnh thiếu máu não, bệnh sẽ được phân thành 2 loại: cấp tính như đột quỵ do thiếu máu cục bộ và cơn thoáng thiếu máu não (TIA), và thể mạn tính.

Nhìn chung, nguyên nhân của bệnh thiếu máu não sẽ bao gồm các yếu tố nguy cơ phổ biến của đột quỵ bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường, hút thuốc, béo phì, rung nhĩ và sử dụng các chất kích thích khác như rượu bia.

Trong tất cả các yếu tố nguy cơ, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được phổ biến nhất của đột quỵ. Tăng huyết áp mãn tính nếu không kiểm soát được sẽ gây ra đột quỵ ở mạch máu nhỏ chủ yếu ở đồi thị, tiểu não.

Ngoài ra, tăng lipid máu cũng là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố nguy cơ gây ra thiếu máu não. Một phần ba số người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị tăng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), dẫn đến hình thành mảng bám trong mạch máu não. Cuối cùng, do sự tích tụ quá nhiều mảng bám, đột quỵ do huyết khối xảy ra.

Ở nhóm người bị thiếu máu não mạn tính, nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu, làm tăng tính nhạy cảm với việc thiếu máu hoặc đẩy nhanh tiến triển của bệnh đã được đưa ra. Các nguyên nhân chính bao gồm:

  • Thay đổi bệnh lý mạch máu não, chủ yếu bao gồm co thắt mạch máu, hẹp hoặc tắc ở hệ thống động mạch đốt sống hoặc động mạch cảnh thứ phát. Chủ yếu nguyên nhân do nhiều yếu tố như xơ vữa động mạch, bệnh mạch máu, bệnh moyamoya, và dị dạng động tĩnh mạch
  • Các yếu tố tim mạch như tăng huyết áp kéo dài hoặc hạ huyết áp và giảm tưới máu não do suy tim và rối loạn nhịp tim
  • Các bệnh toàn thân như hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, rối loạn thông khí phổi tắc nghẽn mãn tính, thiếu máu, thành phần máu bất thường, ngộ độc carbon monoxide mãn tính, tiểu đường, hút thuốc và béo phì.

Triệu chứng của thiếu máu não

Các biểu hiện lâm sàng thông thường ở những người thiếu não não thường sẽ được liệt kê dưới đây:

  • Nhức đầu, nặng đầu, chóng mặt và chóng mặt
  • Mệt mỏi, cảm thấy buồn ngủ cả ngày
  • Khó chịu, thiếu tập trung, rối loạn giấc ngủ, lo lắng và trầm cảm
  • Tê một bên mặt, bàn tay và bàn chân
  • Chân tay yếu hoặc không linh hoạt
  • Co thắt không kiểm soát được ở một bên hoặc một phần của chi
  • Ngất xỉu hoặc ngã nhào không giải thích được
  • Buồn nôn, nôn và huyết áp dao động
  • Bệnh nhân có thể mất thị lực đột ngột, thoáng qua trong thời gian vài giây hay vài phút
  • Thay đổi đột ngột về tính cách và tâm lý
  • Mệt mỏi, suy giảm khả năng làm việc và trí nhớ, khó tiếp thu thông tin mới.
Triệu chứng của thiếu máu não
Thiếu máu não có những triệu chứng gì

Đối với tình trạng thiếu máu não cấp tính, việc phân nhóm bệnh nhân đang thiếu máu cấp ở khu vực nào sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong vấn đề quyết định can thiệp hay không.

  • Ở bệnh nhân bị thiếu máu ở động mạch não trước (thường ít gặp): bệnh nhân có thể giảm khả năng phán đoán, không nói được, mất đi sự phối hợp các động tác cơ thể như tay chân, thậm chí có thể liệt nửa người đối bên (tức là liệt bên đối diện phần não tổn thương) và có thể tiểu không tự chủ
  • Ở bệnh nhân bị thiếu máu ở động mạch não giữa (thường hay gặp nhất trong thiếu máu não cấp tính) có thể sẽ có triệu chứng liệt nửa người đối bên tương tự ở động mạch não trước. Tuy nhiên, bệnh nhân thiếu máu động mạch não giữa thường liệt ưu thế ở tay và mặt, còn động mạch não giữa thường ưu thế ở chân hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể mất sự phối hợp sử dụng các động tác và nói khó khăn.
  • Ở bệnh nhân bệnh nhân bị thiếu máu ở động mạch não sau có thể sẽ có triệu chứng múa vung nửa người hoặc mất trí nhớ, liệt thần kinh sọ não III cùng bên tổn thương
  • Một số người bệnh bị mất thị lực một bên mắt có thể đang có tổn thương hay thiếu máu ở động mạch mắt (đây là một nhánh ở động mạch cảnh trong)
  • Nếu bệnh nhân bị tổn thương hay thiếu máu ở hệ sống nền có thể sẽ có các triệu chứng liên quan đến rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp không ổn định, nhịp tim nhanh

Chẩn đoán bệnh nhân thiếu máu não

Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh nhân có tình trạng thiếu máu não mạn bao gồm:

(1) Độ tuổi của bệnh nhân có bệnh thiếu máu não mạn thường bằng hoặc hơn 60 tuổi (tuổi cũng sớm hơn ở 45 tuổi tùy theo các trường hợp cụ thể)

(2) Các yếu tố có khả năng dẫn đến xơ cứng động mạch não, chẳng hạn như tăng huyết áp, tiểu đường, tăng phospho máu, tăng cholesterol máu, tăng lipid máu, suy tim mãn tính, bệnh tim mạch vành, hạ huyết áp kéo dài và xơ cứng động mạch ngoại vi

(3) Các triệu chứng rối loạn chức năng não mãn tính như chóng mặt, nhức đầu, suy giảm nhận thức, giảm trí nhớ, kém chú ý, cảm xúc không ổn định, giảm khả năng lao động, rối loạn giấc ngủ. Những cảm giác chủ quan trên cần tồn tại ít nhất trong 2 tháng

(4) Có hoặc không có các dấu hiệu tích cực về thần kinh như tăng phản xạ gân xương, phản xạ cằm dương tính, phản xạ mút và dấu hiệu Rossolimo

(5) Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh phải có một trong các hình ảnh sau:

  • Siêu âm Doppler xuyên sọ cho thấy hẹp hoặc tắc động mạch não.
  • Kiểm tra DSA / CTA / MRA cho thấy hẹp hoặc tắc động mạch tưới máu não, hoặc xơ cứng động mạch hay những thay đổi liên quan.
  • Có hình ảnh của giảm lưu lượng máu não hoặc giảm chuyển hóa.
  • Việc sử dụng các chất có thể cải thiện tuần hoàn não được chứng minh trên các hình ảnh là có hiệu quả.
  • Loại trừ các bệnh khác có thể gây ra các biểu hiện nói trên.
Chẩn đoán bệnh nhân thiếu máu não
Phương pháp Chẩn đoán bệnh nhân thiếu máu não

Việc chẩn đoán phân biệt với thiếu máu não mãn là bắt buộc. Nguyên nhân là do một số triệu chứng của các bệnh lý như động kinh, rối loạn tâm lý hoặc rối loạn hệ thống tiền đình có triệu chứng khá tương tự với thiếu máu não

Đối với tình trạng thiếu máu cấp tính sẽ có 2 nhóm chính là cơn thiếu máu não thoáng qua và cơn thiếu máu não cục bộ gây nên tình trạng đột quỵ.

Để phân biệt hai nhóm này đa số các bác sĩ sẽ phân biệt qua thời gian diễn tiến cũng như thời gian hết các triệu chứng đã liệt kê ở trên.

Đa phần các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) thường sẽ khởi phát đột ngột và tự cải thiện sau khoảng 1 giờ. Thời gian chính là yếu tố chính để xác định bệnh nhân có thật sự bị cơn TIA hay không.

Ngoài ra, việc xác định nguyên nhân trong thiếu máu cấp (bao gồm cơn thiếu máu não thoáng qua và cơn đột quỵ cấp do thiếu máu cục bộ) đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định liệu trình điều trị cho bệnh nhân.

Các nguyên nhân này có thể bao gồm siêu âm động mạch cảnh nhằm xác định có hẹp động mạch cảnh không. Ngoài ra, bác sĩ điều trị có thể cho thêm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh học khác như CT hay siêu âm tim nhằm xác định thuyên tắc mạch có nguồn gốc từ tim như rung nhĩ hay không.

Việc xác định này đóng vai trò vô cùng quan trọng do nguy cơ đột quỵ tái phát thường cao và sớm trên các bệnh nhân có cơn thoáng thiếu máu não thoáng qua. Vì vậy, các xét nghiệm này cần phải đánh giá nhanh trong thời gian điều trị nội trú để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO thì bệnh lý thiếu máu não thuộc nhóm ba bệnh lý có nguy cơ gây ra tử vong cao nhất cho người bệnh. Trước đó là các bệnh lý liên quan đến ung thư và bệnh tim mạch.

Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu máu não có triệu chứng trong thời gian đầu khá mơ hồ và dễ gây lầm lẫn với một số triệu chứng khác ở các bệnh lý như rối loạn tiền đình. Các triệu chứng trong thời điểm này đôi khi cũng khiến người bệnh chủ quan vì chỉ nghĩ đó là các triệu chứng do tâm lý hay stress. Đặc biệt là các nhóm triệu chứng gây mơ hồ như chóng mặt, nhức đầu hay rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh thường không quan tâm và đến bệnh viện khám.

Đồng thời, đôi khi các nhóm triệu chứng mơ hồ này cũng có thể khiến bác sĩ lầm lẫn với các nhóm bệnh lý khác khiến bệnh nhân không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Việc này sẽ dẫn đến những chủ quan trong việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ và có thể dẫn đến các biến chứng không ngờ.

Ở các giai đoạn sau, diễn tiến của thiếu máu não khá nặng nề và cấp tính. Điển hình là các cơn đột quỵ do thiếu máu não hay các cơn thiếu máu não thoáng qua chính là những cơn thiếu máu não cấp tính, đột ngột và ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt bình thường của người bệnh nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời. Đối với những cơn cấp tính này, thời gian chính là thước đo vàng trong cuộc chạy đua giành lấy sự sống cho người bệnh.

Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?
Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Như vậy, đối với những người đang sống trong các khu vực xa xôi không gần các trung tâm có can thiệp mạch máu, thì sẽ có nguy cơ rất cao phải đối mặt với những biến chứng nặng nề cho cơn thiếu máu não cấp tính mang lại.

Tóm lại, việc phát hiện sớm các triệu chứng của căn bệnh này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa và theo dõi diễn tiến của các cơn cấp tính trong tương lai. Từ đó, gia đình và bác sĩ trị liệu có thể phối hợp với nhau trong việc xây dựng các phương pháp điều trị hợp lý cũng như phù hợp với kinh tế của gia đình.

Điều trị hiện tượng thiếu máu não

Đa số, các cơn thiếu máu não cấp tính ảnh hưởng đến khả năng vận động hoặc tâm thần của bệnh nhân thì cần phải có sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ liên khoa. Thời gian là yếu tố quan trọng để quyết định sự sống còn cũng như phương pháp điều trị cho bệnh nhân, nhằm hạn chế các biến chứng không mong muốn.

Tuy nhiên, nhìn chung những cơn thiếu máu cấp đều cần điều trị theo đúng liệu trình như sau:

  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng thiếu máu não cấp ở bệnh nhân như xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu. Mục tiêu là đưa các chỉ số này về bình thường nếu được hoặc đưa về chỉ số có thể kiểm soát để đưa vào phẫu thuật kịp thời.
  • Sử dụng thuốc chống tập kết tiểu cầu và thuốc chống đông máu để ngăn ngừa các khối máu đông như Aspirin hay Clopidogrel. Tuy nhiên, các bác sĩ cần lưu ý rằng trước khi sử dụng phải loại trừ bệnh nhân bị thiếu máu cấp do xuất huyết não hay thiếu máu cấp do nhồi máu cấp. Nguyên nhân là vì sử dụng các nhóm kháng đông hay chống kết tập tiểu cầu trên bệnh nhân đang xuất huyết sẽ đưa bệnh nhân nhanh đến sốc giảm thể tích vì các cơ chế đông máu đã bị ức chế.
  • Thuốc giãn mạch bao gồm các nhóm thuốc chẹn kênh canxi CCB như Flunarizin, Nimodipin hay Nitroglycerine sẽ có vai trò tăng lưu lượng máu trong hệ tuần hoàn đến thần kinh trung ương, đặc biệt là khu vực tổn thương để hạn chế tình trạng thiếu năng lượng và oxy gây hoại tử tế bào.
  • Thuốc từ các hạt Yang Xue Qingdao và chế phẩm từ lá bạch quả (Ginkgo biloba) để cải thiện vi tuần hoàn của bệnh nhân sẽ có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế tái phát hơn là điều trị trong cấp cứu.
  • Khi mức độ hẹp động mạch từ 70% trở lên thì các bác sĩ điều trị sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa như đặt stent để tạo đường hầm cung cấp máu cho vùng hạ lưu bên dưới. Trong một số trường hợp đặc biệt như thiếu máu não do huyết khối có thể bệnh nhân sẽ được điều trị với thuốc tiêu sợi huyết.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong bệnh nhân đã được chẩn đoán thiếu máu não là việc kiểm soát lối sống và bệnh lý nền. Những thay đổi lối sống này có thể làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề quan trọng sau:

  • Động mạch bị tắc nghẽn bởi các chất béo (xơ vữa động mạch)
  • Huyết áp cao
  • Mức cholesterol cao

Như vậy, những người đang thuộc nhóm yếu tố nguy cơ thiếu máu não cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp dưới đây.

Chế độ ăn

Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm tăng khả năng bị đột quỵ vì nó có thể dẫn đến tăng huyết áp và mức cholesterol. Người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ bao gồm nhiều trái cây tươi và rau quả và ngũ cốc nguyên hạt.

Chế độ ăn cho người thiếu máu não
Chế độ ăn cho người thiếu máu não

Đảm bảo sự cân bằng trong chế độ ăn uống là rất quan trọng. Đồng thời, không nên ăn quá nhiều một loại thức ăn nào, đặc biệt là thức ăn nhiều muối và thức ăn chế biến sẵn.

Lượng muối ăn cũng cần được hạn chế nghiêm ngặt là không quá 6g một ngày vì nếu ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp (6g muối khoảng 1 thìa cà phê).

Các biện pháp lối sống như giảm cân, hạn chế muối, ăn nhiều trái cây và rau quả (chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải) đã được chứng minh rất hữu ích trong việc giảm huyết áp. Mỗi lần giảm huyết áp 10mmHg sẽ có khả năng giảm 1/3 nguy cơ đột quỵ trong tương lai.

Tập thể dục

Đối với nhóm người mắc bệnh mãn tính, việc kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất để duy trì cân nặng hợp lý cũng như tăng sức đề kháng, tăng sức co bóp cơ tim và cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp giảm cholesterol và giữ cho huyết áp của bạn khỏe mạnh.

Đối với hầu hết mọi người, thời gian tập thể dục phải ít nhất 150 phút (2 giờ 30 phút) mỗi tuần với các hoạt động aerobic cường độ vừa phải, chẳng hạn như đạp xe hoặc đi bộ nhanh.

Nếu như người đang hồi phục sau đột quỵ cần phải liên hệ với bác sĩ vật lý trị liệu về các kế hoạch tập thể dục để kiểm tra các bài tập phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại của bản thân. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không cần tập thể dục thường xuyên trong những tuần hoặc tháng đầu tiên sau khi bị đột quỵ, nhưng có thể bắt đầu tập thể dục khi quá trình phục hồi chức năng đã tiến triển.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bị đột quỵ do Nicotin trong thuốc lá sẽ làm thu hẹp động mạch và làm cho máu của người hút thuốc dễ bị đông hơn. Từ đó làm cho lượng máu lên não giảm đi đáng kể.

Việc ngừng hút thuốc lá không chỉ làm giảm nguy cơ đột quỵ hay thiếu máu não trong tương lai cho người bệnh mà còn có thể giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý khác như ung thư phổi và bệnh lý tim mạch

Cắt giảm rượu

Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến huyết áp cao và gây ra nhịp tim không đều như rung nhĩ. Cả hai bệnh lý này đều có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Đồng thời, đồ uống có cồn chứa nhiều calo nên cũng dễ gây tăng cân cho người sử dụng. Theo một số nghiên cứu, việc uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ lên hơn 3 lần so với bình thường

Theo một số các y văn thống nhất trên thế giới, liều lượng sử dụng cồn cần phải được kiểm soát như sau:

  • Nam giới và nữ giới được khuyến cáo không nên thường xuyên uống nhiều hơn 14 đơn vị một tuần
  • Cần phải chia đều lượng uống trong 3 ngày hoặc hơn nếu uống nhiều nhất là 14 đơn vị một tuần

Nếu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau cơn đột quỵ, người bệnh có thể thấy mình trở nên đặc biệt nhạy cảm với rượu. Vì vậy, ngay cả giới hạn an toàn được khuyến nghị cũng có thể là quá nhiều đối với nhóm đối tượng này.

Xem thêm:

Bệnh rối loạn tiền đình là gì? Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách điều trị

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì? Triệu chứng, phác đồ điều trị

Thuốc Tanakan: hỗ trợ điều trị thiếu máu não hiệu quả

Tài liệu tham khảo

  1. Cerebrovascular Disease:
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430927/
  2. Advances in chronic cerebral circulation insufficiency:
    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6489997/
  3. Prevention:
    https://www.nhs.uk/conditions/stroke/prevention/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây