Thoái hóa khớp là bệnh lí hay gặp ở người lớn tuổi, tuy nhiên những năm trở lại đây, một bộ phận người trẻ, trung niên cũng có dấu hiệu thoái hóa khớp. Một căn bệnh không thể xem nhẹ vì nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây khó khăn trong sinh hoạt, thậm chí dẫn đến tàn phế suốt đời.
Vì vậy, chúng ta cần trang bị cho bản thân những kiến thức về bệnh để có được một sức khỏe tốt, từ nguyên nhân, biểu hiện bệnh đến cách điều trị bệnh thoái hóa khớp.
Tất cả các thông tin quan trọng trên sẽ được giới thiệu trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà Thuốc Vinh Lợi theo dõi về bệnh thoái hóa khớp nhé.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp (Osteoarthritis/Degenerative arthritis) là một khái niệm về sự tổn thương ở sụn khớp và xương dưới sụn. Trong đó degenerative miêu tả sự thoái hóa sinh học, còn arthritis tức là viêm khớp.
GS.TS.TTND Nguyễn Việt Tiến (Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình – Bệnh viên Đa khoa Tâm Anh) định nghĩa về thoái hóa khớp như sau:
Thoái hóa khớp là bệnh lí về tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, đi kèm với triệu chứng viêm, lượng dịch khớp tiết ra ít. Ban đầu, sụn khớp nguyên vẹn, trơn tru và cấu trúc xương dưới sụn ổn định. Tuy nhiên, khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì, lâu dần không được chữa trị dẫn đến bị rách, nứt rất nguy hiểm. Đồng thời, vùng xương dưới sụn bị thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.
Khớp giúp các chi, cột sống vận động, dịch chuyển mà không bị tổn thương nhờ vào sụn khớp và dịch khớp làm giảm sự ma sát giữa hai đầu xương gắn nhau ở khớp. Theo năm tháng, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên kém trơn láng và mỏng đi khiến cho khớp không thể hoạt động tốt như trước. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng dần biến đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.
Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ, đầu xương trơ ra. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.
Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp
Nghiên cứu nhận ra có rất nhiều yếu tố gây nên tình trạng thoái hóa khớp, từ nguyên nhân khách quan đến yếu tố chủ quan khởi phát ngay bên trong cơ thể người bệnh.
Do gen di truyền, dị tật bẩm sinh
Bệnh thoái hóa khớp cũng có thể xảy ra đối với những người sinh ra trong gia đình có người thân mắc bệnh. Tuy xác suất này không cao, nhưng nếu bạn được sinh ra trong gia đình có nhiều người bị thoái hóa khớp, rất có thể bạn cũng sẽ mắc phải tình trạng tương tự.
Ngoài ra, các dị tật bẩm sinh như vẹo, gù cột sống cũng làm thay đổi về cấu trúc xương, dễ gây ra tình trạng thoái hóa khớp khi lớn lên.
Do độ tuổi
Tuổi tác quyết định rất nhiều đến nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Tuổi càng cao, đặc biệt là giai đoạn trên 50 tuổi, các tế bào sụn khớp và chất dịch khớp được sản sinh không đủ. Thêm vào đó, đây là độ tuổi mà cơ thể đã bước sang giai đoạn lão hóa, các tế bào sụn khớp vốn có dần yếu đi, mất khả năng đàn hồi và dễ nứt, vỡ.
Tuy nhiên những người trẻ tuổi vẫn hoàn toàn có thể mắc thoái hóa khớp nếu có lối sống và chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh, do tính chất công việc ép buộc,…. Ngồi không đúng tư thế, làm việc luôn phải đứng hoặc ngồi mà không có sự thay đổi tư thế cũng đều có thể khiến bạn mắc bệnh.
Việc bạn ít vận động, không rèn luyện thể dục thể thao cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp vì cơ thể thiếu đi sự dẻo dai cần có. Bên cạnh đó, tập luyện quá nhiều, không điều độ cũng gây ra các áp lực lớn cho xương khớp, dần dần dễ dẫn đến chấn thương và biến chứng nguy hiểm.
Do ăn uống
Việc nạp thiếu hay thừa chất vào cơ thể cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa khớp.
Thiếu hụt các chất cần thiết như canxi, kẽm khiến các khớp xương, sụn trở nên khô cứng, khó vận động. Trong khi dư thừa cholesterol, mỡ trong máu hay béo phì lại khiến cơ thể phải chịu nhiều áp lực trong quá trình nâng đỡ cơ thể và vận động.
Xem thêm: Thuốc Xương Khớp Nhất Nhất có tốt không? Giá bao nhiêu? Tác dụng
Các dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa hay gặp ở các vùng khớp đầu gối, cổ chân, vai, háng và ngón tay/ bàn tay, cột sống và vùng cổ. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn bị thoái hóa khớp để kịp thời có phương pháp điều trị, tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
Đau nhức khớp
Dấu hiệu đầu tiên và cũng rất hay gặp ở hầu hết người mắc bệnh thoái hóa khớp chính là đau nhức. Các cơn đau sẽ có mức độ tăng lên về các thời gian cụ thể như lúc đêm hay sớm mai vừa thức dậy.
Lúc đầu, người bệnh sẽ chỉ cảm thấy được những cơn đau âm ỉ, nhưng càng về sau, các cơn đau trở nên mạnh mẽ hơn, khó chịu hơn kèm theo tiếng kêu lạo xạo ở khớp, nhất là khớp gối. Khi nghỉ ngơi, không vận động thì cơn đau sẽ giảm đi đáng kể.
Đặc biệt, bệnh sẽ có xu hướng gia tăng các cơn đau nếu bạn không có phương pháp trị liệu kịp thời. Vào những lúc giao mùa, thay đổi thời tiết, người bệnh sẽ cảm thấy nhức nhối và khó chịu vô cùng.
Cứng khớp, thấy nóng trong khớp
Cùng với các cơn đau là cảm giác căng cứng, khiến việc đi lại và di chuyển của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn khi vừa đau lại vừa khó di chuyển. Cảm giác nóng ran do cọ xát kèm theo lượng dịch khớp giảm cũng góp phần khiến cảm giác khó chịu tăng lên đáng kể.
Khả năng vận động kém đi
Các khớp xương là bộ phận chính giúp cơ thể vận động, tình trạng thoái hóa khớp nếu không được điều trị sẽ gây khó khăn rất nhiều trong việc di chuyển và vận động.
Đầu tiên, bạn sẽ chỉ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi vận động mạnh, lâu dần, mọi hoạt động từ đi, đứng, đổi tư thế, hay trở mình, cử động tay cũng gặp khó khăn.
Nghiêm trọng hơn nữa, khi bệnh trở nặng, người bệnh sẽ dễ bị mất thăng bằng, phải dùng công cụ hỗ trợ hoặc người giúp.
Các giai đoạn phát triển của bệnh thoái hóa khớp
Bệnh thường đi qua 4 giai đoạn phát triển chính:
Giai đoạn 1: Biểu hiện chưa cụ thể
Bệnh thường xuất hiện trước tiên ở đầu gối – thoái hóa khớp gối, sụn khớp có thể bị tổn thương nhẹ. Giai đoạn này, người biện thường không cảm thấy bị đau đớn, chưa thấy triệu chứng cụ thể.
Bệnh nhân vẫn vận động hàng ngày bình thường, chỉ những trường hợp hoạt động mạnh, đứng lên ngồi xuống thường xuyên thì mới cảm thấy khớp gối hơi khó chịu, nhức nhối. Khi đi chụp X-quang thì vẫn chưa nhận thấy sự khác thường ở khớp.
Giai đoạn 2: Xuất hiện dấu hiệu nhẹ
Đến giai đoạn này, bệnh nhân sẽ cảm thấy được các dấu hiệu nhức nhối. Tuy nhiên, bệnh chỉ mới tiến triển ở mức độ nhẹ, lớp sụn khớp chưa bị tổn thương nhiều, dịch tiết ra vẫn đủ để nuôi dưỡng lớp sụn và làm trơn tru khớp. Vì vậy, hoạt động của khớp vẫn bình thường.
Tuy nhiên, với những người bị thoái hóa khớp ở giai đoạn 2 sẽ xuất hiện các gai xương nhỏ nên khi vận động các gai xương này sẽ cọ xát vào các mô trong khớp nên khi hoạt động nhiều cảm thấy đau nhói.
Người bệnh có cảm giác các khớp xương của mình bị căng, đau nhức khi thay đổi thời tiết hoặc lúc sáng sớm ngủ dậy. Ở giai đoạn này khi chụp X-quang sẽ thấy sụn khớp bắt đầu bị bào mòn, hình ảnh gai xương và khe khớp hẹp đi
Giai đoạn 3: Sụn khớp tổn thương rõ rệt
Đến giai đoạn này, sụn khớp đã hư tổn rõ rệt, hình ảnh qua chụp chiếu sẽ chỉ ra khe khớp hẹp đi trông thấy, các gai xương vừa xuất hiện, lớp sụn khớp cọ xát vào nhau mòn đi nhiều, xương dưới sụn còn có thể bị biến dạng bề mặt.
Người bệnh xuất hiện các cơn đau nhức khi di chuyển, leo bậc thềm, cầu thang, hay đứng lên ngồi xuống. Các mô khớp sẽ có thể có các triệu chứng viêm đặc biệt là viêm bao hoạt dịch.
Giai đoạn 4: Bệnh nặng chuyển sang giai đoạn nặng
Bệnh bước sang giai đoạn này đã trở nên rất nghiêm trọng. Các triệu chứng bệnh xuất hiện rất rõ nét.
Hình ảnh X-quang cho thấy khoảng cách giữa các khe khớp rất ít, gai xương dài, lớn, các đầu xương khớp bị bào mòn gần như hết hoặc chỉ còn lại rất ít, chất nhầy xung quanh khớp tiết ra rất ít. Người bệnh di chuyển rất vất vả, gây đau tấy, viêm, sưng.
Xem thêm: Xương Khớp Mộc Thanh có tốt không? Có lừa đảo? Cách dùng, Giá bán
Các biến chứng của bệnh thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp nếu không chữa trị kịp thời mà để tình trạng thoái hóa kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, sau đây là những biến chứng thường gặp nhất của bệnh thoái hóa khớp:
Khớp bị biến dạng
Người mắc thoái hóa khớp có thể gặp các biến dạng về khớp như:
- Khớp gối của người mắc bị vẹo vào trong hoặc bị lệch ra bên ngoài.
- Trục của khớp bị lệch đi.
- Thoát vị màng dịch khớp.
- Bị biến dạng gai xương và khớp
Hậu quả là người bệnh có thể gặp khó khăn trong di chuyển, đi lại chập chững, vận động sẽ làm các khớp bị đau, thậm chí còn có thể gây ra trượt đốt sống hoặc năng hơn là vẹo cột sống.
Bại liệt, tàn phế
Nguyên nhân của biến chứng:
- Người bệnh bị đau mỏi các khớp khiến việc vận động trở nên khó khăn, làm người bệnh lười đi lại, ít cử động tay chân và chỉ muốn nằm một chỗ. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ dẫn đến các biến chứng ở khớp như khớp xơ cứng, rút lại, thậm chí trầm trọng hơn là liệt nửa người, teo cơ.
- Thoái hóa khớp có thể làm các gai xương bám vào khớp nhiều hơn, gây đau nhức, giảm khả năng vận động và đi lại, các khớp đã bị thoái hóa lại bị gai xương đâm vào càng khiến tình trạng đau mỏi trở nên trầm trọng hơn.
Chính vì vậy mà khi bệnh thoái hóa khớp về lâu dài có tỉ lệ dẫn đến bại liệt và tàn phế ở người mắc rất cao. Bên cạnh đó bệnh còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như: Chèn ép vào dây thần kinh, tủy sống dẫn đến liệt toàn thân hoặc liệt nửa người.
Ngoài ra, thoái hóa khớp còn có thể có các biến chứng nguy hiểm khác mà bạn nên biết như:
- Dẫn đến thoát vị, thoái hóa đĩa đệm.
- Ung thư xương hoặc gai khớp xương.
- Viêm xương khớp do nhiễm khuẩn.
- Thậm chí là nhồi máu cơ tim, dẫn đến đột quỵ.
Như vậy, bệnh thoái hóa khớp khéo dài dẫn đến những biến chứng hiểm họa và đe dọa đến sức khỏe đời sống thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp
Khi bệnh nhân đến cơ sở y tế khám chữa bệnh, các bác sĩ thường sử dụng các phương pháp để chẩn đoán bệnh như: siêu âm khớp, chụp MRI, chụp X-quang, nội soi khớp,…
Các cách này sẽ giúp bác sĩ thấy được những tổn thương ở khớp cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Ngoài ra, lấy dịch khớp xét nghiệm là cách làm thông thường, đơn giản trong trường hợp bệnh nhân đang bị tràn dịch.
Cách phòng bệnh thoái hóa khớp
Phòng tránh thoái hóa khớp trên thực tế không hề khó. Ngay từ lúc này, bạn nên có những quan tâm nhất định đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe xương khớp của mình thông qua các biện pháp ngăn ngừa thoái hóa khớp dưới đây:
- Quan tâm đến tư thế: ở tư thế nào đi, đứng hay ngồi, nằm bạn cũng cần tự điều chỉnh tư thế thẳng lưng, cao đầu, tay chân thoải mái để cơ thể được thả lỏng và không bị biến đổi về cấu trúc. Tư thế đúng cũng giúp giảm bớt áp lực lên các khớp tay, chân, cột sống, duy trì sự ổn định trong hệ thống xương khớp.
- Ăn uống điều độ, đủ chất: Một cơ thể được nạp đầy đủ, hợp lí chất dinh dưỡng giúp giảm thiểu nguy cơ thoái hóa. Đồng thời, một cơ thể cân đối, cân nặng vừa phải sẽ hạn chế áp lực lên xương khớp.
- Tăng cường vận động: Tập thể dục thể thao thường xuyên, điều độ sẽ giúp các khớp xương của bạn được dẻo dai, cơ thể nhịp nhàng.
- Không làm việc, lao động quá sức: Trong một số trường hợp lao động hay làm việc, hãy nhận biết giới hạn của bản thân để biết chọn công việc vừa sức. Đừng để các khớp xương của bạn phải hoạt động quá mức dẫn đến chấn thương và thoái hóa sớm.
Xem thêm: Viên khớp Tâm Bình giá bao nhiêu? Có tốt không? Thành phần, Tác dụng
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp
Hiện nay có rất nhiều phương thức điều trị bệnh thoái hóa khớp, tùy theo tình trạng bệnh và sự lựa chọn của người bệnh.
Điều trị bằng thuốc
Đây là phương pháp phổ biến mà người bệnh hay sử dụng. Người bệnh có thể lựa chọn hoặc thuốc tây y hoặc thuốc đông y để điều trị bệnh..
- Thuốc Đông y: Các bài thuốc thảo dược dân gian vẫn luôn có những hiệu quả tích cực đối với các bệnh liên quan đến xương khớp. Bạn có thể sử dụng các dược liệu thuần túy và sao, sắc lấy nước uống như cây trinh nữ, mễ nhân, rễ cây đinh lăng,… Hoặc chọn lựa các loại thuốc dạng viên uống được đóng gói và được chứng nhận của Bộ Y tế để điều trị.
- Thuốc Tây y: acetaminophen hoặc các loại thuốc không kê đơn với tác dụng giảm đau, giảm các triệu chứng bệnh, kèm theo là các thuốc chức năng bổ sung glucosamine và chondroitin để tăng cường sự dẻo dai, tăng sản sinh dịch khớp gối và tế bào sụn.
Việc điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc Tây Y chỉ được thực thiện sau khi được bác sĩ khám và chỉ định và kê đơn thuốc. Người bệnh tuyệt đối không nên tùy ý mua thuốc về sử dụng.
Vật lý trị liệu
Một số cách thường áp dụng như dùng nhiệt, xung điện, chiếu tia hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn, luyện cơ, khớp, massage… giúp giảm đau, tránh viêm. Đồng thời, người bệnh cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng.
Phương pháp này được sử dụng ở giai đoạn sớm, kết hợp với phương pháp khác hoặc hỗ trợ phục hồi chức năng khớp cùng với điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp khác.
Điều trị phẫu thuật
Trong trường hợp quá nặng, bác sĩ sẽ tiến hành các phương thức cắt, lọc, rửa khớp hoặc tác động để tạo xương, cấy ghép tế bào sụn hoặc thậm chí là thay khớp.
Xem thêm: [REVIEW] Viên Khớp Đại Việt có tốt không? Giá bao nhiêu? Tác dụng
Bệnh nhân thoái hóa khớp nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào?
Về chế độ ăn uống
Bệnh nhân mắc thoái hóa khớp cần bổ sung cho mình các dưỡng chất, thực phẩm sau:
- Hải sản (cá biển, tôm cua, ngao, sò,…), thịt (lợn, gà, vịt…)
- Các loại rau giàu vitamin B, D, K, giàu Canxi
- Các loại dầu giàu omega 3 như dầu đậu nành, hạnh nhân, điều,…
- Các loại hoa quả có tác dụng chống viêm như: dứa, bưởi, chanh, đu đủ…
- Các sản phẩm chứa Glucosamin, Chodroitin.
Không nên và hạn chế tối đa:
- Các sản phẩm gia tăng mỡ máu vì chúng sẽ thúc đẩy các phản ứng viêm
- Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu,… và thuốc lá
Về việc sinh hoạt
- Duy trì mức cân nặng hợp lí
- Chấm dứt hoặc hạn chế các thói quen xấu, các hoạt động gây áp lực đối với xương khớp
- Vận động nhẹ nhàng, dừng lại ngay khi đau
- Phương pháp vật lí trị liệu tránh di chứng teo cơ.
Xem thêm: Xương Khớp MH giá bao nhiêu? Có tốt không? Liều dùng, Nơi bán uy tín
bài viết rất bổ ích
cảm ơn bạn nhé!
Cho hỏi nếu thường xuyên bị đau đốt ngón chân là thoái hóa khớp hay gout ạ
Gout thường kèm kèm theo biểu hiện sưng to ở đốt ngón tay, ngón chân đặc biệt là các ngón cái bạn nhé. Bạn có thể xem vị trí bị đau của mình ở đâu để phân biệt xem mình bị thoát hóa khớp hay gout, hoặc có thể thăm khám bác sĩ để có kết quả rõ ràng hơn nhé!