Viêm khớp là một bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện nay, không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên mà còn gặp cả ở những người trẻ tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp mà mọi người phải đặc biệt lưu tâm.
Bởi lẽ, các bệnh về khớp khi mắc phải rất khó có thể chữa dứt điểm hoàn toàn, mà phần lớn chỉ làm giảm triệu chứng đau nhức, phục hồi một phần chức năng khớp giúp người bệnh có thể vận động cơ bản và hạn chế những thương tật vĩnh viễn. Bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này, đồng thời đưa ra cách phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị khi đã mắc phải.
Viêm khớp là bệnh gì?
Viêm khớp là hiện tượng cấu trúc khớp và cách vận hành của khớp bị thay đổi dẫn đến hiện tượng đau nhức, giảm khả năng vận động, kèm theo các hiện tượng sưng tấy, nóng đỏ. Có rất nhiều loại viêm khớp, có những loại ảnh hưởng đến các cơ quan khác, nhưng phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.
Viêm xương khớp (OA)
Viêm xương khớp là hiện tượng lớp sụn bao bọc lấy đầu xương bị tổn thương, giảm đi, hoặc biến mất. Lớp sụn này đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận động, nó làm giảm ma sát giữa các đầu xương và đảm bảo các khớp xương có thể vận động trơn tru. Người bị viêm xương khớp thường rất khó vận động, đau nhức khi vận động, thậm chí các xương chệch khỏi vị trí ban đầu. Bệnh này thường xuất hiện ở người độ tuổi 40 trở về già, người trẻ đã trải qua những tổn thương các khớp xương.
Viêm khớp dạng thấp (RA)
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp ở phụ nữ trung niên, các màng hoạt dịch trong hệ thống miễn dịch bị hư tổn, tiết ra các chất tấn công vào hệ thống các khớp, và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác nếu không phát hiện và xử lý kịp thời.
Ngoài ra còn có các loại viêm khớp như sau:
Viêm cột sống dính khớp
Viêm cột sống dính khớp xảy ra giữa các đốt sống, đồng thời viêm ở các khớp khác như tay, đầu gối,…Triệu chứng của bệnh này là đau mỏi cột sống, đau khi vận động, đứng lên ngồi xuống. Một số sẽ cảm thấy nóng ran toàn thân, nhưng khi đo bằng nhiệt kế thì không thấy triệu chứng sốt.
Viêm đa khớp
Viêm đa khớp là một bệnh lý khá phổ biến, cụ thể phổ biến nhất chính là viêm đa khớp dạng thấp. Người ta ghi nhận rằng khoảng ⅕ số người mắc viêm xương khớp sẽ mắc viêm đa khớp tại Việt Nam. Thực ra đây không hẳn là một loại của viêm khớp, mà là một bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh cực kỳ quan trong trong số nhóm bệnh tự miễn. Bệnh này thường tác động vào những khớp nhỏ như bàn, ngón tay-chân, khớp gối, gây tê liệt, đau nhức dai dẳng, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt.
Viêm khớp gối
Đây là hiện tượng phần xương sụn tiếp giáp giữa các xương ở khớp gối (xương đùi, ống chân, bánh chè) bị bào mòn, tạo các gai xương, trở nên kém trơn tru, làm giảm ma sát khi các lớp xương cọ sát vào nhau, khiến người bệnh đau nhức, khó chịu khi vận động.
Viêm khớp gối là hiện tượng rất hay gặp, ngoài ra còn xảy ra ở nhiều bộ phận khác như viêm khớp háng, viêm khớp cùng chậu, viêm quanh khớp vai, cổ chân, cổ tay, ngón tay-chân,…
[TÌM HIỂU] Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, biến chứng, cách phòng và điều trị bệnh
Nguyên nhân gây viêm khớp
Bệnh viêm khớp có thể kể ra hơn 100 loại, tác động vào các vị trí khác nhau trên toàn bộ cơ thể, vì thế mà nó cũng đến từ rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Song, chúng ta có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính:
- Nhóm nguyên nhân ở khớp: các tổn thương tại khớp từ các tai nạn ảnh hưởng đến xương, viêm lớp xương sụn, thoái hóa khớp khiến lớp sụn giảm, lớp sụn bị bào mòn,…
- Nhóm nguyên nhân ở ngoài khớp: do hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra các rối loạn như tăng giảm lượng dịch, lượng acid và tổn thương các thành phần khác ở khớp, từ đó dẫn đến viêm khớp.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp
Tùy thuộc vào loại viêm khớp mà xuất hiện các triệu chứng khác nhau, ở những vị trí khác nhau. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu chung cần lưu ý như sau:
- Đau khớp: đây là một triệu chứng rất phổ biến, gặp ở đa số người mắc bệnh viêm khớp. Cơn đau sẽ tăng lên dữ dội khi vận động mạnh, khi nghỉ ngơi sẽ đỡ hơn nhiều, đau khi thay đổi thời tiết, khiến người bệnh khó vận động, thường xuyên lo lắng.
- Sưng tấy tại khớp: Các khớp sưng lên kèm theo nóng ran, tấy đỏ không do chấn thương hay các tác nhân khác thì là dấu hiệu của viêm khớp.
- Cứng khớp: Khi ngồi lâu hoặc vừa ngủ dậy, các khớp tê cứng, khó vận động di chuyển. Vận động nhẹ nhàng thì sẽ đỡ hơn, dấu hiệu cho thấy của viêm khớp.
- Mòn khớp: Người bệnh cảm nhận sự lục cục của khớp khi vận động, đi lại. Khớp hoạt động kém trơn tru là do lớp xương sụn gặp nhiều hư tổn, bị bào mòn, tăng ma sát lên các đầu xương.
Các biểu hiện này có thể xuất hiện từ khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ và sẽ tăng dần lên khi bệnh trở nặng. Vì thế, khi phát hiện bất cứ triệu chứng nào bất thường, cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị ngay, tránh để bệnh vào giai đoạn nặng sẽ ngày càng khó chữa.
[TÌM HIỂU] Bệnh đau mỏi vai gáy nguy hiểm không? Các bài tập chữa trị
Đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm khớp
- Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh viêm khớp càng cao, do quá trình lao động làm việc nặng tích tụ các tổn thương, gây hại lên xương khớp, rối loạn chuyển hóa tác động lên khớp. Tuy nhiên, viêm khớp cũng gặp ở bất kì độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ.
- Phụ nữ mắc nhiều hơn và chịu ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.
- Người chịu nhiều tổn thương về xương, lao động nặng nhọc, tần suất cao.
- Người béo phì, thừa cân: khiến hệ thống xương chịu nhiều áp lực, dễ mắc các bệnh viêm khớp, hoặc khiến tình trạng viêm nặng hơn.
- Người mắc các bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch, rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng dễ mắc bệnh viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp
Khi thấy đau nhức, sưng tấy, khó khăn trong đi lại, vận động, bệnh nhân cần đến khám tại cơ sở uy tín ngay khi có thể. Các phương pháp chẩn đoán có thể áp dụng:
- Thăm khám: hỏi về các triệu chứng, thời gian xuất hiện và kéo dài, khả năng vận động, các tiền sử bệnh gặp phải với khớp,…
- Tiến hành các xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng các cơ quan gan, tim, phổi,…
- Chụp X-quang để thấy rõ cấu trúc khớp, các thay đổi của lớp xương sụn, các tổn thương với khớp như nhiễm khuẩn, bào mòn sụn,…
- Các xét nghiệm khác liên quan đến hệ miễn dịch: thường áp dụng với trường hợp viêm khớp dạng thấp.
Điều trị viêm khớp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp nhưng chỉ có duy nhất nguyên nhân nhiễm khuẩn là có khả năng điều trị khỏi, còn lại viêm khớp đến từ các nguyên nhân khác đều là mạn tính và rất khó để có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị được nêu dưới đây chỉ có tác dụng giảm đi các cơn đau nhức, cải thiện hoạt động của khớp, ngăn chặn bệnh tái phát và tránh các biến dạng khớp có thể xảy ra sau này.
Điều trị viêm khớp bằng thuốc
Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau, và bệnh nhân chỉ nên dùng theo đơn đã được kê, thường sẽ bao gồm:
Thuốc giảm đau: giúp giảm những cơn đau tại các khớp, không có tác dụng kháng viêm.
Thuốc kích thích: thường là thuốc mỡ, có tác dụng chặn các tín hiệu đau từ khớp lên não, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Thuốc kháng viêm không chứa steroid: Có tác dụng giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên các loại thuốc này sẽ gây nên các tác dụng phụ không tốt với tim, cần sử dụng đúng theo liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ.
Thuốc gây ức chế hệ miễn dịch: tác động lên hệ miễn dịch, hạn chế sản sinh các thành phần gây hại với khớp, thường sử dụng trong các trường hợp viêm khớp dạng thấp.
Điều trị viêm khớp bằng vật lý trị liệu
Là phương pháp sử dụng các động tác được nghiên cứu để tác động vào khớp từ bên ngoài, kết hợp với các dụng cụ. Viêm khớp ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của người bệnh, phương pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng đó, các cơ được co dãn nhẹ nhàng, dẻo dai, gia tăng lực cơ, phục hồi khả năng vận động, đồng thời giảm các cơn đau nhức, khó chịu.
Tuân thủ các hướng dẫn của kĩ thuật viên, ngoài ra người bệnh có thể kết hợp với các môn thể thao như bơi lội, đạp xe đạp, các bài tập thể dục nhịp điệu,… Người bệnh chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên cơ và các khớp, dừng lại khi thấy đau hoặc thấm mệt.
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Đối với các trường hợp nặng, điều trị các phương pháp sau một thời gian dài không thuyên giảm, các bác sĩ có thể yêu cầu phẫu thuật khớp.
Điều trị bằng châm cứu
Phương pháp này thường dùng để giảm đau nhiều bệnh, trong đó có viêm khớp. Sử dụng kim châm vào da sẽ giúp giảm đau.
Tùy vào mức độ biểu hiện bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau, phù hợp với từng bệnh nhân. Tuy đây là bệnh rất khó cải thiện và chữa khỏi hoàn toàn, nhưng ngay khi xuất hiện triệu chứng, mọi người nên tìm đến bác sĩ để điểu trị ngay để tránh bệnh trở nặng, gây khó khăn cho quá trình điều trị. Trong khi điều trị, không nên nôn nóng, phải tuân thủ và kiên trì theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Đau thắt lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, Triệu chứng ở nam giới và nữ giới
Lưu ý khi điều trị
Để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Có thể làm tại nhà các phương pháp như chườm nóng giúp giảm sưng tấy tại khớp, chườm lạnh, làm tê liệt vùng khớp giúp giảm đau. Kết hợp massage nhẹ nhàng để co dãn các khớp, tốt cho điều trị.
- Duy trì mức cân nặng ổn định, bình thường, có các kế hoạch giảm cân hợp lí để tránh gây các áp lực lên khung xương, khiến tình trạng tổn thương nặng nề hơn.
- Vận động thường xuyên, nhẹ nhàng, đúng tư thế sẽ giúp tăng lực cơ.
- Chế độ ăn cân bằng, đủ dinh dưỡng, hạn chế bia, rượu, và thức uống chứa cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các sản phẩm từ sữa và không nên ăn quá nhiều thịt, tránh gây tích trữ acid uric.
- Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và các thảo dược, vừa chống oxy hóa vừa giúp hỗ trợ kháng viêm, tăng sức đề kháng.
Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp
- Các thực phẩm phòng tránh loãng xương: Các thực phẩm chứa nhiều canxi như rau xanh, thủy hải sản: tôm, cua, cá nhỏ (nấu nhừ, ăn được nguyên xương)
- Bổ sung nhiều vitamin A,C,D,E giúp chống oxy hóa, kháng viêm, giảm tình trạng viêm khớp.
- Các thực phẩm giàu acid béo có ích như omega 3 (có trong gạo lứt, cá, hạt óc chó, sữa và các sản phẩm từ sữa,…), omega 6 (có trong dầu thực vật, thịt nạc động vật)
- Ăn các loại rau xanh, trái cây chín như dứa, cam, bưởi, nhãn, măng cụt,…, uống nước chè xanh, uống đủ lượng nước mỗi ngày.
- Không uống rượu, bia, trà đặc, cà phê đặc.
Cách phòng ngừa viêm khớp
Viêm khớp là một căn bệnh phổ biến ở nước ta, và có nhiều nguy cơ mắc phải ở bất kì độ tuổi nào. Để phòng ngừa hoàn toàn được căn bệnh này là rất khó, tuy nhiên một số thói quen tốt kể dưới đây sẽ giúp cải thiện nguy cơ mắc phải căn bệnh này:
- Làm việc, ngồi, đi đứng đúng tư thế. Không nên giữ nguyên một tư thế quá lâu, cần đứng lên vận động nhẹ nhàng, tránh tê cứng các khớp.
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, điều độ, vừa sức.
- Lưu ý an toàn khi đi lại, vận động, làm việc, tránh những tổn thương không đáng có với xương khớp.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nhất có thể các vấn đề đối với xương khớp.
- Duy trì mức cân nặng vừa phải, một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
Bác sĩ cho e hỏi thi thoảng e thấy đau đốt ngón tay, ngón chân là viêm khớp hay gout ạ?
Thực chất Gout là 1 nguyên nhân dẫn đến viêm khớp, bạn cần phải đi khám để biết nguyên nhân chính xác là gì nhé