Đau thắt lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, Triệu chứng ở nam giới và nữ giới

Đau thắt lưng
Đau thắt lưng
5/5 - (2 bình chọn)

Đau thắt lưng là một chứng bệnh phổ biến đến mức không ai không phải trải qua, ít nhất là một lần, đặc biệt hay gặp ở tuổi già. Triệu chứng của bệnh lí này là người bệnh xuất hiện những cơn đau ở phần cột sống ngang hông, khiến người bệnh ban đầu khó vận động, sau sẽ tăng lên nếu không được chữa trị kịp thời.

Những cơn đau này có thể râm ran, âm ỉ hoặc dữ dội, xuất hiện trong thời gian ngắn hay dài, tùy vào quá trình tiến triển của bệnh. Đau thắt lưng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân nhưng để lâu không được can thiệp kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh cũng như hệ thống xương khớp, thậm chí là tàn phế. Bài viết dưới đây của trang web cung cấp thông tin sức khỏe Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh lí này cũng như các cách để đối phó khi mắc phải nó.

Đau thắt lưng là bệnh gì?

Đau thắt lưng là tình trạng rất hay thường gặp ở người cao tuổi. Chủ yếu là xương cốt đã lão hóa, không còn được khỏe mạnh. Tình trạng này có nguyên nhân chủ yếu là do cột sống bị thoái hóa hay chịu nhiều áp lực trong sinh hoạt. Nó có thể là đau thắt lưng bên phải, bên trái hay đau ngang thắt lưng.

Nếu tình trạng này không được can thiệp kịp thời, về lâu dài có thể ảnh hưởng nhiều đến đời sống. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống, nơi chứa đựng rất nhiều dây dẫn truyền thần kinh.

Nguyên nhân bị đau thắt lưng

Lưng là nơi chứa các thành phần rất phức tạp, tham gia vào quá trình điều khiển hoạt động sống của con người như dây thần kinh, tủy sống, và một số thành phần quan trọng khác liên quan đến vai trò vận động. Vì vậy, đau thắt lưng có thể là biểu hiện cho thấy các thành phần đó gặp vấn đề, hay nói cách khác, đau thắt lưng hông hay nhiều nơi khác xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân.

Đau mỏi thắt lưng đặc biệt hay gặp ở người cao tuổi:

Chủ yếu là do quá trình lão hóa đem lại hoặc thời trẻ từng chịu nhiều tổn thương về xương khớp trong quá trình lao động. Hai nguyên nhân chính dẫn đến đau thắt lưng ở người cao tuổi là thoái hóa đốt sống ở lưng và thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, khi các cơ quan như dạ dày, thận gặp vấn đề, hình thành các cơn đau dữ dội cũng kéo xuống vùng thắt lưng, gây đau nhức, khó chịu.

Người già là đối tượng hàng đầu bị đau mỏi thắt lưng
Người già là đối tượng hàng đầu bị đau mỏi thắt lưng

Đau thắt lưng đôi khi đến từ các vấn đề về cơ:

Ví dụ như căng cơ, co thắt cơ do quá trình lao động quá sức, hoạt động không đúng cách khiến cơ chịu nhiều áp lực. Có thể kể đến một số hoạt động như:

  • Nâng vật nặng sai tư thế
  • Thường xuyên làm việc với cường độ cao, ít nghỉ ngơi
  • Giữ nguyên tư thế đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
  • Làm việc sai tư thế
  • Gặp phải chấn thương trong quá trình lao động

Cân nặng:

Cân nặng quá cao, cơ thể tích trữ nhiều mỡ sẽ gây áp lực lên khung xương, từ đó cũng có thể dẫn đến đau thắt lưng.

Đau thắt lưng có thể đến từ việc dây thần kinh bị chèn, bị gây áp lực khi đĩa sụn cột sống bị vỡ hay đĩa đệm phình to. Ngoài ra, viêm khớp ở hông, thắt lưng hay loãng xương cũng dẫn đến các cơn đau thắt lưng.

Nghiêm trọng hơn nữa, việc đau thắt lưng có thể bắt nguồn từ một vài bệnh lí:

  • Nhiễm trùng vùng cột sống
  • Ung thư vùng cột sống
  • Nhiễm trùng một số bộ phận xung quanh như thận, dạ dày, bàng quang,… cũng xuất hiện những cơn đau thắt lưng
  • Zona thần kinh

Như vậy, có thể thấy, đau thắt lưng đến từ rất nhiều nguyên nhân và đôi khi tiềm tàng những vấn đề, những bệnh nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng của bệnh, hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ để có được phương án điều trị tốt nhất, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

Xem thêm: Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, biến chứng, cách phòng và điều trị bệnh

Đối tượng dễ bị đau thắt lưng ở nữ giới và nam giới

Đau thắt lưng ở nữ giới thường gặp hơn so với nam giới
Đau thắt lưng ở nữ giới thường gặp hơn so với nam giới
  • Người mang gen di truyền bệnh đau thắt lưng
  • Do quá trình lão hóa nên người già là đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc bệnh đau thắt lưng
  • Đau thắt lưng ở nữ giới có xu hướng mắc nhiều hơn so với nam giới do sự thay đổi nội tiết tố của phụ nữ hay khi mang thai hay khi trễ kinh.
  • Người thừa cân, béo phì, tích trữ nhiều mỡ
  • Công nhân, dân văn phòng, người làm việc trong môi trường gò bó, khắc nghiệt
  • Người có thể lực yếu, ít vận động
  • Người có thói quen sinh hoạt không điều độ, thường xuyên vận động, làm việc sai tư thế
  • Người có tiền sử bệnh ung thư xương, viêm khớp

Triệu chứng của bệnh đau thắt lưng cột sống

Đau thắt lưng có thể xảy ra cấp tính, xuất hiện với những cơn đau điếng đột ngột, ê ẩm, nhói ở vùng cột sống giữa lưng hoặc phần hông hai bên cột sống. Đặc biệt cơn đau tăng lên khi vận động mạnh như bưng bê, khuân vác các vật nặng hoặc thậm chí khi hắt hơi, ho hay lấy hơi, hít thở mạnh.

Ban đầu, cơn đau xuất hiện ở lưng, sau có thể lan dần xuống hai chân, có thể đau từ thắt lưng xuống chân trái hay chân phải gây tê, đau mỏi, khó chịu. Phần lưng sẽ trở nên tê cứng gây khó khăn khi cúi gập người, giảm khả năng vận động.

Nếu để lâu không được điều trị kịp thời, bệnh đau thắt lưng có thể trở thành mạn tính, khiến người bệnh đau nhức cả ngày, tê cứng vùng lưng, rất khó khăn trong việc di chuyển, vận động, và thậm chí có thể dẫn đến tàn phế suốt đời.

Như đã tìm hiểu ở trên, đau thắt lưng có thể đến từ nguyên nhân do các cơ quan khác gặp vấn đề, nên khi can thiệp điều trị các cơ quan đó khỏi bệnh thì chứng đau thắt lưng cũng tự động biến mất. Tuy nhiên, càng lúc bệnh đau thắt lưng càng không thuyên giảm mà có xu hướng tăng lên, cộng thêm các triệu chứng dưới đây, thì bạn cần có biện pháp can thiệp ngay:

  • Sưng tấy vùng thắt lưng, kèm theo sốt
  • Đau trong nhiều ngày liên tục, nằm yên không đỡ
  • Đau lan rộng, lan xuống phần chân
  • Gặp vấn đề về việc đi tiểu như đi không tự chủ, khó đi
  • Tê cứng vùng hông, mông hay vùng kín.
Triệu chứng của bệnh đau thắt lưng cột sống
Triệu chứng của bệnh đau thắt lưng cột sống

Nên đi khám bác sĩ khi xuất hiện đau thắt lưng?

Đau thắt lưng có biểu hiện khá rõ ràng, nên khi xuất hiện bệnh, tốt nhất nên thăm khám bác sĩ ngay để được xác định cụ thể nguyên nhân cũng như xây dựng phác đồ điều trị nếu cần thiết. Đặc biệt khi xuất hiện những dấu hiệu như đau lan ra các vùng khác, tức có nghĩa bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng, đừng chủ quan mà hãy đi khám ngay, tránh hậu quả nặng nề thêm.

Bác sĩ có thể sẽ thực hiện một số phương pháp như chụp X-quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ để có thể phát hiện các tổn thương vùng cột sống có thể có, từ đó sẽ đưa ra cách điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Đau thắt lưng – Dấu hiệu nhiều bệnh khác

Đau thắt lưng không chỉ đơn thuần là những cơn đau tự nhiên đến mà còn có thể tiềm tàng một số bệnh như:

  • Thoái hóa cột sống: Thường xuất hiện ở người cao tuổi, phần sụn khớp và đĩa đệm thoái hóa thậm chí bị vỡ khiến người bệnh đau nhức khi gập người, vận động mạnh
  • Thoát vị đĩa đệm: Phần dịch nhầy đĩa đệm tràn ra ngoài, gây áp lực lên dây thần kinh gây đau nhức, thậm chí lan rộng ra các bộ phận khác
  • Gai cột sống: xảy ra khi cột sống bị thoái hóa. Cột sống sẽ xuất hiện các gai xương nhọn, khi vận động, các gai này sẽ cọ xát lên các xương hoặc khu vực mềm xung quanh gây đau nhói.
  • Đau dây thần kinh tọa: Lưng là nơi có các dây thần kinh nên cơn đau sẽ chạy dọc theo hệ thống dây thần kinh, kèm theo tê bì, nóng ran

Nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh này là quá trình lão hóa, hệ thống xương hoạt động kém dần đi, do tính chất công việc thường xuyên phải vận động mạnh hoặc không thay đổi tư thế linh hoạt, do thói quen sinh hoạt, ăn uống dẫn đến thừa cân, béo phì.

Xem thêm: Ung thư xương: Dấu hiệu, các giai đoạn của bệnh và cách phòng ngừa

Điều trị bệnh đau ngang thắt lưng, đau bên phải, trái

Có rất nhiều phương pháp để điều trị đau thắt lưng nhưng hầu hết đều dựa trên 2 nguyên tắc là giúp người bệnh giảm các cơn đau và tìm ra nguyên nhân để điều trị dứt điểm. Nhưng quá trình điều trị chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm và kịp thời.

Điều trị đau thắt lung
Điều trị đau thắt lung

Đặc biệt, phải tìm hiểu những cơ sở uy tín để điều trị, không nên tin tưởng những người không có chuyên môn y học và dùng những hình thức thô bạo như dẫm đạp lên vùng bị đau, đấm bóp, kéo dãn cơ,… Những hình thức này sẽ càng gây tổn thương đối với lưng, khiến bệnh càng trở nặng thêm.

Thời gian đầu, bệnh được phát hiện ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể thăm khám bác sĩ, được kê đơn và làm theo chỉ định của bác sĩ tại nhà.

  • Sử dụng thuốc giảm đau theo đơn được kê, kết hợp các phương kháp massage nhẹ nhàng, chườm nóng, chườm lạnh giúp giảm các cơn đau, giúp người bệnh thoải mái hơn. Có thể kết hợp với các loại thuốc xương khớp giúp bồi bổ sức khỏe xương.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động mạnh, đi lại nhẹ nhàng.
  • Có thể kết hợp với việc tập luyện nhẹ nhàng như tập yoga trị đau thắt lưng và cột sống.

Nếu điều trị tại nhà không làm bệnh thuyên giảm, hãy đến thăm khám bác sĩ định kĩ để nhận các phương pháp hỗ trợ, có thể là dùng thuốc kèm theo vật lí trị liệu.

Bác sĩ có thể thay đổi loại thuốc giảm đau để phù hợp với bệnh nhân, kèm theo đó là các phương pháp siêu âm, điều trị bằng nhiệt nóng, nhiệt lạnh, điện kết hợp với các bài tập giúp tăng cường sức dẻo dai, khỏe mạnh cho cơ. Thậm chí khi bệnh đã thuyên giảm, bệnh nhân vẫn nên duy trì các bài tập này để tránh bệnh tái phát.

[TÌM HIỂU] Glucosamin là gì? Tác dụng, giá bán các sản phẩm

Phòng bệnh đau thắt lưng

Mỗi người nên thận trọng để phòng tránh các bệnh về xương khớp, kể cả là những người trẻ, do cường độ làm việc hay chế độ sinh hoạt bất hợp lí mà hoàn toàn có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp mà vốn chỉ gặp khi tuổi cao. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để phòng ngừa bệnh đau thắt lưng:

  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày, ít nhất là dành ra nửa tiếng.
  • Không nên ngồi quá lâu ở một tư thế, nên kết hợp các động tác vận động nhẹ nhàng thư giãn.
  • Làm việc kết hợp với nghỉ ngơi điều độ
  • Duy trì ở mức cân nặng vừa đủ, tránh nguy cơ béo phì, sẽ gây áp lực lên khung xương
  • Kiểm tra sức khỏe định kì và tiến hành điều trị ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh
  • Có chế độ ăn uống hợp lí, bổ sung đủ canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe.
  • Không hút thuốc: các nghiên cứu chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ mắc các bệnh đau ở lưng cao hơn rất nhiều so với những người không hút thuốc ở cùng độ tuổi, ngành nghề hay tình trạng thể lực.
  • Luôn tự điều chỉnh tư thế thoải mái khi ngồi, nằm, đứng tránh khung xương phải chịu áp lực dồn vào một vị trí.
  • Hạn chế hoặc tránh đi giày cao gót, giày càng phẳng càng giảm đau lưng
  • Giường ngủ êm ái, tư thế ngủ giữ cho cột sống thẳng
  • Khi nâng vật nặng, nên dồn trọng lượng vào chân thay vì lưng.
Không nên ngồi một chỗ quá lâu để phòng bệnh đau thắt lưng
Không nên ngồi một chỗ quá lâu để phòng bệnh đau thắt lưng

Lời khuyên đến từ bác sĩ

Người cao tuổi, người đã qua độ tuổi lao động không nên bưng bê, khuân vác những vật nặng, hoặc sai tư thế. Không nên giữ nguyên tư thế một chỗ, khi nằm, ngồi xem tivi, phải thường xuyên đứng lên đi lại, thư giãn cơ, vươn vai và thể dục nhẹ nhàng.

Đối với những người đã có các bệnh về thoái hóa cột sống hay viêm xương khớp, hoặc các bệnh liên quan đến các cơ quan khác gây đau thắt lưng, cần tích cực tuân thủ điều trị của bác sĩ, thăm khám thường xuyên, vận động, đi lại nhẹ nhàng, kết hợp với các bài tập theo hướng dẫn của kĩ thuật viên, để đem lại hiệu quả tốt nhất.

1 BÌNH LUẬN

  1. Tôi bị đau thắt lưng nhiều năm nay dùng đủ thứ lá và thuốc cũng không khỏi, mọi người đọc qua đây xem có cách nào chữa khỏi được căn bệnh này không? Tôi đang khổ sở vì nó.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn