Sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân, cách xử lý, phác đồ điều trị cấp cứu

Sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân, cách xử lý, phác đồ điều trị cấp cứu
Sốc phản vệ là gì? Nguyên nhân, cách xử lý, phác đồ điều trị cấp cứu

Sốc là một trong các bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao nhất cho người bệnh. Trong đó, sốc phản vệ là một bệnh lý dễ tử vong nhất do chúng có thể xảy ra tích tắc sau vài giây tiếp xúc dị nguyên.

Vậy sốc phản vệ thực sự là gì và cách điều trị sốc phản vệ như thế nào? Hãy cùng Nhà Thuốc Vinh Lợi tìm hiểu trong bài viết sau.

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Nó có thể xảy ra trong vài giây hoặc vài phút sau khi người bệnh tiếp xúc với thứ mà họ dị ứng, chẳng hạn như đậu phộng hoặc ong đốt.

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh

Sốc phản vệ làm cho hệ thống miễn dịch của người bệnh giải phóng một lượng lớn các chất hóa học có thể khiến họ bị sốc. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm mạch nhanh, yếu, phát ban trên da, buồn nôn và nôn. Các tác nhân phổ biến bao gồm một số loại thực phẩm, một số loại thuốc, nọc độc côn trùng và nhựa mủ.

Hệ thống miễn dịch của con người có khả năng tạo ra các kháng thể chống lại các chất lạ. Điều này là một phản ứng tích cực khi một chất lạ có hại, chẳng hạn như vi khuẩn hoặc virus nhất định. Nhưng hệ thống miễn dịch của một số người phản ứng quá mức với các chất thông thường gây nên phản ứng phản vệ

Các triệu chứng dị ứng thường không đe dọa đến tính mạng, nhưng phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Ngay cả khi người lớn hay trẻ nhỏ chỉ bị phản ứng phản vệ nhẹ trước đây, vẫn có nguy cơ bị phản vệ nặng hơn sau một lần tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Dấu hiệu của sốc phản vệ

Các triệu chứng sốc phản vệ xảy ra đột ngột và có thể tiến triển nhanh chóng. Các triệu chứng ban đầu có thể nhẹ, chẳng hạn như chảy nước mũi, phát ban trên da. Những triệu chứng này có thể nhanh chóng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Các triệu chứng của hệ hô hấp như: khó thở, thở khò khè hay ran rít, cổ họng căng cứng, giọng khàn
  • Các triệu chứng liên quan đến da niêm như: nổi mề đay hoặc sưng tấy, phù mạch, ngứa
  • Các triệu chứng của hệ tuần hoàn như: tụt huyết áp, tim đập loạn nhịp hay tim ngừng đập và hậu quả của tụt huyết áp bao gồm: ngất xỉu, chóng mặt, rối loạn ý thức, tiêu tiểu không tự chủ
  • Các triệu chứng liên quan đến hệ tiêu hóa như: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy…

Cần lưu ý là tụt huyết áp được các y văn trên thế giới thống nhất là tình trạng giảm 30% so với giá trị huyết áp nền hoặc huyết áp dưới 90mmHg (trước đó không có các vấn đề liên quan đến huyết áp). Đối với trẻ em, tụt huyết áp được định nghĩa là tình trạng huyết áp tâm thu dưới 70 mmHg hoặc huyết áp giảm ít nhất 30% so với huyết áp nền (nếu trước đó có ghi nhận huyết áp bình thường của trẻ)

Xem thêm: Bệnh Parkinson là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Diễn biến các triệu chứng sốc phản vệ

Mức độ sốc phản vệ được phân làm bốn mức độ khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mức độ phản vệ có thể diễn tiến rất nhanh và không theo đúng các tuần tự dưới đây.

Diễn biến các triệu chứng sốc phản vệ
Diễn biến các triệu chứng sốc phản vệ

Nhẹ (độ I)

Nhìn chung nhóm này chỉ ghi nhận được các triệu chứng ở vùng da niêm. Phổ biến nhất là bệnh nhân cảm thấy ngứa hoặc nổi mề đay tại vùng da tiếp xúc hoặc có phù mạch.

Nặng (độ II)

Bệnh nhân được đánh giá ở mức độ nặng khi ghi nhận có hai cơ quan biểu hiện triệu chứng như mô tả dưới đây:

  • Triệu chứng của da niêm: nổi mề đay, phù mạch xuất hiện một cách nhanh chóng
  • Triệu chứng của hệ hô hấp: khó thở nhanh nông, chảy nước mũi, cảm thấy khàn tiếng hoặc tức ngực
  • Triệu chứng của hệ tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn
  • Triệu chứng của hệ tuần hoàn: tụt huyết áp hoặc tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp hoàn toàn.

Nguy kịch (độ III)

Bệnh nhân cũng biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan tương tự như độ II nhưng với mức độ nặng nề hơn

  • Triệu chứng hệ hô hấp: tiếng rít thanh quản hay phù thanh quản, thở khò khè, thở nhanh, tím tái hoặc rối loạn nhịp thở
  • Triệu chứng hệ tuần hoàn: mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, sốc
  • Triệu chứng của rối loạn ý thức: co giật, vật vã kích thích hoặc hôn mê, rối loạn cơ tròn gây tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.

Ngừng tuần hoàn (độ IV)

Biểu hiện ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp và cần phải có sự can thiệp gấp và khẩn cấp của các thiết bị hỗ trợ cũng như ép tim ngoài lồng ngực (CPR).

Các nguyên nhân gây sốc phản vệ

Các nguyên nhân phổ biến của phản vệ bao gồm thuốc, thức ăn, côn trùng đốt và các yếu tố thể chất như tập thể dục. Sốc phản vệ vô căn (hoặc phản ứng phản vệ mà không xác định được nguyên nhân) chiếm tới 2 trên 3 số người đến gặp bác sĩ dị ứng hoặc miễn dịch học .

Danh mục thuốc gây sốc phản vệ

Aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID) có thể tạo ra một loạt các phản ứng.  Có thể kể đến bao gồm hen suyễn, mề đay, phù mạch và phản ứng phản vệ. Dị ứng với Aspirin ảnh hưởng đến khoảng 10% những người bị bệnh hen suyễn, đặc biệt là những người cũng bị polyp mũi. Nhìn chung, ước tính Aspirin chiếm khoảng 3% các phản ứng phản vệ.

Danh mục thuốc gây sốc phản vệ
Danh mục thuốc gây sốc phản vệ

Các triệu chứng có thể bắt đầu ngay lập tức hoặc vài giờ sau khi uống. Những người nhạy cảm Aspirin có thể có các phản ứng tương tự với NSAID về mặt kháng nguyên mặc dù chúng  không liên quan đến Aspirin. Nhóm người này thường chỉ được dùng Acetaminophen để giảm đau nhẹ hoặc sốt.

Có một thời gian, Penicillin là nguyên nhân phổ biến nhất của sốc phản vệ. Từ một đến năm trên 10.000 liệu trình điều trị với Penicillin của bệnh nhân có thể dẫn đến phản ứng dị ứng và số ca tử vong do Penicillin chiếm 75% các ca tử vong do phản vệ ở Hoa Kỳ.

Một số các nhóm thuốc gây sốc phản vệ được liệt kê dưới đây cần phải được test trước khi sử dụng. Mục đích là để hạn chế tình trạng đưa bệnh nhân vào sốc phản vệ:

  • Thuốc kháng sinh như Amphotericin B (Fungizone), Cephalosporin, Chloramphenicol (Chloroptic), Ciprofloxacin (Cipro), Nitrofurantoin (Furadantin), Penicillin, Streptomycin, Tetracycline, Vancomycin (Vancocin)
  • Aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS)
  • Các loại thuốc khác bao gồm: chất chiết xuất dị ứng, globulin chống dị ứng và globulin kháng bạch cầu, thuốc chống độc, carboplatin (Paraplatin), corticotropin (HP Acthar), dextran, axit folic, insulin, sắt dextran, mannitol (Osmitrol), methotrexat, methylprednisolone (Depo-Medrol), thuốc phiện, thuốc paragestethorm (Progestasert), protamine sulfate, streptokinase (Streptase), succinylcholine (Anectine), thiopental (Pentothal), trypsin, chymotrypsin, vắc xin.

Các nguyên nhân khác

Khoảng một phần ba số cơn phản vệ được kích hoạt bởi các loại thực phẩm như đậu phộng, trứng, cá, sữa và các loại hạt (ví dụ: hạnh nhân, quả phỉ, quả óc chó, quả hồ đào). Đa số các bệnh nhân có thể đánh giá thấp sự nguy hiểm của kháng nguyên có trong thực phẩm. Đơn giản vì họ nghĩ kháng nguyên chỉ là một trong nhiều thành phần trong một loại thực phẩm. Một số người có thể điều trị phản ứng với dị ứng thực phẩm đơn giản chỉ bằng cách ngưng sử dụng thực phẩm.

Một nguyên nhân phổ biến khác của sốc phản vệ là vết đốt của kiến ​​lửa hoặc bộ côn trùng như ong bắp cày, ruồi. Tiền căn có phản ứng toàn thân với vết đốt của côn trùng và xét nghiệm miễn dịch nọc độc dương tính cho thấy 50 đến 60% những bệnh nhân này có nguy cơ phản ứng với vết đốt tương tự trong tương lai.

Hiện nay, dị ứng cao su đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng kể từ khi các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm được áp dụng rộng rãi. Mặc dù không phải tất cả các phản ứng này đều là phản vệ. Cao su có trong găng tay, ống thông, và vô số đồ dùng y tế khác, cũng như hàng ngàn sản phẩm tiêu dùng. Những người dị ứng với nhựa mủ hay cao su cũng có thể nhạy cảm với các loại trái cây như chuối, kiwi, lê, dứa, nho và đu đủ.

Một số nguyên nhân gây sốc phản vệ và phản ứng phản vệ có thể được liệt kê dưới đây:

  • Thức ăn bao gồm các nhóm thực phẩm như chuối, củ cải đường, kiều mạch, trà hoa cúc, trái cây họ cam quýt, sữa bò, lòng trắng trứng,…
  • Nước bọt và vết chích của một số động vật như ruồi hươu, kiến ​​lửa, ong bắp cày, bướm cưa, sứa, bọ xít hút máu (Triatoma), rắn đuôi chuông,…
  • Cao su latex
  • Sản phẩm máu và các kết tủa lạnh, globulin miễn dịch, huyết tương, máu toàn phần
  • Tinh dịch
  • Các yếu tố vật lí như nhiệt độ lạnh, tập thể dục
  • Vô căn.

Xem thêm: Bệnh rối loạn tiền đình là gì? Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách điều trị

Phác đồ điều trị cấp cứu sốc phản vệ

Khi gặp người đang có các dấu hiệu nghi ngờ sốc phản vệ, bác sĩ điều trị cần tiến hành các bước sau:

  • Loại bỏ chất gây dị ứng (nếu vẫn còn).
  • Gọi để được hỗ trợ.
  • Đặt bệnh nhân nằm phẳng. Không cho phép họ đứng hoặc đi bộ.
  • Nếu là trẻ em thì không bế trẻ thẳng đứng.
  • Nếu khó thở,thì hãy cho nằm xuống, ngồi và không đứng
  • Adrenaline (epinephrine) là thuốc điều trị đầu tiên trong điều trị sốc phản vệ. Tiêm bắp (IM) adrenaline vào giữa đùi ngoài ngay lập tức
  • Cho thở oxy (nếu có).
  • Gọi xe cấp cứu để vận chuyển bệnh nhân nếu bệnh nhân chưa ở trong bệnh viện.
  • Nếu bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, ngừng tuần hoàn thì phải bắt đầu hô hấp nhân tạo (hồi sức tim phổi) ngay lập tức

Luôn luôn cho Adrenalin vào đầu tiên, sau đó là thuốc giảm hen suyễn nếu bệnh nhân đã biết bị bệnh hen suyễn trước đó.

Tư thế của bệnh nhân

Tư thế của bệnh nhân sốc phản vệ
Tư thế của bệnh nhân sốc phản vệ
  • Tử vong có thể xảy ra trong vòng vài phút nếu bệnh nhân đứng, đi hoặc ngồi đột ngột. Bệnh nhân không được đi lại hoặc đứng, ngay cả khi người bệnh có vẻ đã bình phục.
  • Nên sử dụng xe lăn, cáng hoặc giường xe đẩy để di chuyển bệnh nhân và khuyến cáo bệnh nhân nên nằm xuống hoặc ngồi và không đứng
  • Đặt bệnh nhân nằm thẳng sẽ cải thiện tình trạng máu tĩnh mạch trở về tim. Ngược lại, đặt bệnh nhân ở tư thế đứng có thể làm suy giảm lượng máu trở về tim, dẫn đến không đủ máu cho tim lưu thông và huyết áp thấp.
  • Nếu bị nôn, cho bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế hồi phục.
  • Bệnh nhân có các triệu chứng về hô hấp có thể ngồi sẽ cảm thấy thoải mái hơn do điều này có thể giúp hỗ trợ thở và cải thiện thông khí. Cần phải cẩn thận khi đặt bệnh nhân tư thế ngồi vì ngay cả khi ngồi cũng có thể gây hạ huyết áp. Vì vậy, cần phải giám sát chặt chẽ bệnh nhân. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong trạng thái tỉnh táo hoặc tụt huyết áp cần phải đặt bệnh nhân nằm thẳng ngay lập tức.
  • Không để bệnh nhân đứng hoặc đi lại cho đến khi huyết động ổn định. Thông thường là tối thiểu 1 giờ sau 1 liều Adrenalin và 4 giờ nếu dùng nhiều hơn 1 liều Adrenalin.

Điều trị

Nhìn chung, tùy theo mức độ phản vệ của bệnh nhân sẽ có những phác đồ xử trí phù hợp:

  • Đối với phản vệ mức độ nhẹ (độ I) bệnh nhân đa phần được điều trị với Methylprednisolone hoặc Diphenhydramin và theo dõi ít nhất 24 giờ trước khi xuất viện.
  • Đối với phản vệ mức độ nặng và nguy kịch cần phải xử trí như sau:

Nằm tại chỗ đầu thấp, nếu có nôn thì cho bệnh nhân nghiêng qua bên trái. Tiếp tục tiêm hoặc truyền Adrenaline theo quy trình sau :

  • Pha 1 mL adrenaline 1: 1000 trong 1000mL nước muối thông thường.
  • Bắt đầu truyền với tốc độ 5 mL/ kg/giờ (0,1 microgram / kg / phút).
  • Nếu bạn không có máy bơm truyền dịch hay bộ truyền dịch tiêu chuẩn dùng 20 giọt mỗi mL thì hãy bắt đầu ở mức 2 giọt mỗi giây đối với người lớn.
  • Tốc độ chuẩn độ lên hoặc xuống tùy theo phản ứng và tác dụng phụ của mỗi người
  • Theo dõi liên tục bằng cách đo điện tâm đồ và đo oxy mạch và đo huyết áp không xâm lấn thường xuyên. Đây là các biện pháp cơ bản để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu nguy cơ do điều trị quá mức và ngộ độc adrenaline.

Thở oxy 6 đến 10 lít mỗi phút với người lớn và 2 đến 4 phút mỗi lít với trẻ em.

Điều trị cấp cứu sốc phản vệ
Điều trị cấp cứu sốc phản vệ

Trường hợp bệnh nhân có ngừng hô hấp tuần hoàn thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng. Nếu bệnh nhân khó thở thanh quản thì tiến hành đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu. Đặt đường truyền Adrenalin tĩnh mạch và một đường truyền nữa để truyền dịch nhanh cho bệnh nhân.

Hội chẩn với cấp trên và các bác sĩ chuyên khoa hồi sức , cấp cứu và chuyên khoa dị ứng. Các bác sĩ cần lưu ý phải đánh giá sự lưu thông để giảm nguy cơ điều trị quá mức.

  • Theo dõi các dấu hiệu của điều trị quá mức (đặc biệt nếu ban đầu không có suy hô hấp hoặc hạ huyết áp) bao gồm phù phổi, tăng huyết áp.
  • Trong trường hợp này (sốc phản vệ), các bác sĩ nên đo huyết áp tâm thu (SBP) thường xuyên để theo dõi. Vì khi bệnh nhân buồn nôn, run rẩy, nôn mửa hoặc nhịp tim nhanh nhưng có huyết áp tâm thu bình thường hoặc tăng cao. Nguyên nhân có thể là ngộ độc Adrenaline chứ không phải là tình trạng nặng thêm của phản ứng phản vệ.

Hầu hết các phản ứng phản vệ sẽ được giải quyết với 1mg adrenaline trong 1000ml nước muối. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng việc tiếp tục truyền nồng độ thấp không giới hạn sẽ làm tăng nguy cơ quá tải dịch cho bệnh nhân.

Đặc biệt cần phải thận trọng và không nên tiêm tĩnh mạch với liều lượng cao  Adrenaline. Nguyên nhân là do bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu cục bộ ở tim hoặc rối loạn nhịp tim bất ngờ sau đó. Từ đó có thể dẫn tới việc bệnh nhân bị ngừng tim.

Ở những bệnh nhân bị sốc tim (đặc biệt nếu dùng thuốc chẹn beta), cân nhắc tiêm tĩnh mạch Glucagon với liều như sau:

  • 1-2mg ở người lớn
  • 20-30 microgram/kg đến 1mg ở trẻ em

Glucagon có thể được lặp lại bằng cách truyền 1-2mg / giờ ở người lớn.

Xem thêm: Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì? Triệu chứng, phác đồ điều trị

Theo dõi bệnh nhân

  • Trong giai đoạn cấp thì bệnh nhân cần được theo dõi mạch, huyết áp, SpO2 và tri giác mỗi 3 đến 5 phút cho đến khi bệnh nhân đã được ổn định
  • Trong giai đoạn ổn định cần theo dõi tiếp theo ít nhất 24 giờ. Trong 24 giờ đó bệnh nhân cần được theo dõi dấu hiệu sinh tồn như huyết áp, mạch, nhịp thở, SpO2 trong mỗi 1 đến 2 giờ
  • Về tổng quát, tất cả bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ cần phải được theo dõi tại cơ sở khám chữa bệnh ít nhất 24 giờ sau ổn định. Tình trạng ổn định là khi các dấu hiệu sinh tồn đã đưa về các chỉ số bình thường. Mục đích là hạn chế đưa bệnh nhân vào sốc phản vệ giai đoạn hai.

Tài liệu tham khảo

Anaphylaxis: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anaphylaxis/symptoms-causes/syc-20351468

ASCIA Guidelines – Acute management of anaphylaxis:
https://www.allergy.org.au/hp/papers/acute-management-of-anaphylaxis-guidelines

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn