Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì? Triệu chứng, phác đồ điều trị

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì? Triệu chứng, phác đồ điều trị
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì? Triệu chứng, phác đồ điều trị

Ngày nay, với sự phát triển của y học và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, các bất thường liên quan đến mạch máu ngày càng được phát hiện nhiều hơn. Trong đó, thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh lý được chú trọng hơn cả.

Hãy cùng Nhà Thuốc Vinh Lợi tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Thiểu năng tuần hoàn não (Cerebrovascular insufficiency) được đánh dấu mã ICD-10 trên hệ thống quốc tế là I67.8 Bệnh mạch máu não xác định khác.

Thiểu năng tuần hoàn não được định nghĩa theo các y văn quốc tế là tình trạng tuần hoàn não tại một khu vực bị ngưng do máu không chảy lên được khu vực này. Từ đó, các tế bào não sẽ bị thiếu đi oxy cũng như glucose để có thể duy trì năng lượng tiếp tục cho các hoạt động điều hòa cho cơ thể gây ra tình trạng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì?
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Thiểu năng tuần hoàn não có thể diễn biến khá đa dạng tùy theo cơ địa cũng như nguyên nhân của mỗi người. Tình trạng này có thể hoàn toàn hồi phục trong vòng 24h sau khi bị thiểu não tuần hoàn, cũng có một số tình trạng bệnh lý lặp đi lặp lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các cấu trúc trên hệ thống thần kinh trung ương.

Vì vậy, việc phát hiện sớm, ngăn ngừa cũng như điều trị bệnh lý này là vô cùng cần thiết và quan trọng, đặc biệt ở người từ nhóm tuổi trung niên trở lên.

Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não

Có thể nói, thiểu năng tuần hoàn não và xuất huyết mạch máu não là một trong hai nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tai biến mạch máu não. Vì vậy, việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh lý này là vô cùng quan trọng. Khi gặp người hoặc phát hiện bản thân có những triệu chứng sau, người bệnh cần được đưa ngay đến các trung tâm y tế có khả năng can thiệp gần nhất để loại trừ.

Theo các thống kê trong các nghiên cứu về bệnh lý thiểu năng tuần hoàn thì đau đầu là một trong những triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất. Triệu chứng này chiếm đến 90% trong số những người được chẩn đoán có thiểu năng tuần hoàn máu não. Đồng thời, đây cũng là triệu chứng xảy ra sớm nhất trong số các triệu chứng của bệnh.

Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não
Triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não

Tính chất đau đầu của bệnh lý này thường sẽ có tính chất lan tỏa. Người bệnh có thể sẽ có cảm giác ê ẩm, nhức mỏi cũng như thấy đầu khá nặng. Các triệu chứng khác có thể kèm theo khi có đau đầu bao gồm mất thăng bằng khi chuyển từ thế từ đứng sang ngồi hay ngược lại, đặc biệt là khi chuyển từ tư thế nằm (có thể từ nằm nghiêng sang nằm ngửa). Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ thấy tai bị ù đi hoặc chóng mặt, hoa mắt khi đang đau đầu.

Một triệu chứng khác cũng khá phổ biến trên nhóm người có thiểu năng tuần hoàn não là chóng mặt. Tỷ lệ phần trăm nhóm người được chẩn đoán bệnh lý có triệu chứng này lên đến 87% trong các nghiên cứu. Người bệnh đang chóng mặt có thể sẽ có cảm giác cơ thể bị chao đảo một cách thoáng qua, hoặc có thể thấy cơ thể mình xoay tròn.

Một số người bệnh nếu có tình trạng thiểu năng tuần hoàn lặp đi lặp lại có khả năng thay đổi tính tình cho bệnh nhân. Người bệnh có thể sẽ cảm giác khó chịu, bứt rứt, thậm chí không làm chủ được cảm xúc của bản thân mình. Có đôi khi người bệnh sẽ trở nên đãng trí hơn so với trước đó.

Vì triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với tính cách thông thường của người thuộc độ tuổi tiền mãn kinh hoặc ở tuổi già. Vì vậy, người nhà cần để ý đến sự thay đổi những tính cách này đột ngột so với trước đó kèm theo một số triệu chứng khác để có thể phát hiện sớm bệnh lý.

Đối với triệu chứng đau mỏi cổ và vai gáy thì gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi từ trung niên trở lên. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể gặp ở người lứa tuổi thanh niên hoặc thuộc độ tuổi lao động. Nguyên nhân của cơn đau này thường do máu bị ứ trệ, kém lưu thông do không lên được hệ tuần hoàn máu não.

Một số nhóm người mắc bệnh mạn tính có thể bị rối loạn giấc ngủ do khu vực điều hòa giấc ngủ trên hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Thậm chí, người bệnh có thể bật tỉnh giữa đêm hoặc mơ thấy ác mộng, ngủ không vào sâu giấc. Tỷ lệ người có triệu chứng này có thể chiếm đến 80% số người có bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não mạn tính.

Nếu không điều trị và phát hiện kịp thời, người bệnh có thể biến chứng gây ra đột quỵ và nhồi máu não gây nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân

Mặc dù cơ chế chính gây ra bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não là suy giảm khối lượng máu đến hệ thống thần kinh trung ương. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra tình trạng giảm máu nuôi này đến từ rất nhiều nguyên nhân:

Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não
Nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não
  • Thường gặp nhất là tình trạng xơ vữa động mạch. Đây là nguyên nhân chiếm 60% đến 80% các nguyên nhân gây ra thiểu năng tuần hoàn. Xơ vữa sẽ khiến cho đường kính lòng mạch hẹp đi dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn não.
  • Ngoài ra, bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn động mạch đốt sống thân nền có nguyên nhân từ thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép mạch máu làm giảm đường kính của mạch. Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa gây chèn ép mạch máu mà bệnh sẽ biểu hiện triệu chứng hay không.
  • Một số trường hợp bệnh nhân cử động cổ như quay đầu, gập ngửa cổ một cách đột ngột hay quá mức sẽ có biểu hiện triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn do cản trở mạch máu đi qua đốt sống đoạn cổ C1.
  • Các bất thường khác liên quan đến đốt sống và lỗ chẩm hay dị dạng bẩm sinh, khối u, bóc tách động mạch cũng có thể là nguyên nhân gây ra thiểu năng tuần hoàn não.
  • Ở nhóm người có cơ địa dễ tạo các khối máu đông cũng có khả năng làm thiểu năng tuần hoàn não do các khối máu đông hay di chuyển đến hệ tuần hoàn não gây tắc mạch hoặc hẹp mạch.

Nhìn chung, sự hạn chế lưu lượng máu có thể xảy ra do:

  • Hẹp mạch
  • Hình thành cục máu đông
  • Tắc nghẽn
  • Xuất huyết

Lưu lượng máu thiếu (thiếu máu cục bộ) ở não có thể dẫn đến đột quỵ ở mọi lứa tuổi.

Các phương pháp chuẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não

Phần lớn các vấn đề liên quan đến mạch máu não có thể được xác định thông qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Các xét nghiệm này cho phép các bác sĩ giải phẫu thần kinh xem xét cấu trúc và tổn thương của các động mạch và mạch máu nằm trong cũng như xung quanh não và mô não.

  • Chụp động mạch não (Cerebral angiography)
  • Duplex động mạch cảnh (siêu âm động mạch cảnh)
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT scan)
  • Siêu âm Doppler: một loại gel hòa tan sẽ được đặt trên đầu dò và thiết bị sẽ hướng sóng âm tần số cao đến động mạch hay tĩnh mạch để kiểm tra.
  • Điện não đồ (EEG) đây là một xét nghiệm sử dụng các điện cực đặt trên da đầu của một người để thu nhận các xung điện não. Các tín hiệu này sẽ được in ra dưới dạng sóng não.
  • Chọc dò tủy sống: một xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn sử dụng kim để lấy một mẫu dịch não tủy ra khỏi không quan xung quanh tủy sống. Xét nghiệm này có thể sẽ hữu ích trong việc phát hiện chảy máu do xuất huyết não.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA) đây là xét nghiệm không xâm lấn được hiện trong máy chụp cộng hưởng từ MRI. Các hình ảnh sẽ được máy tính ghép lại để cung cấp hình ảnh các động mạch ở đầu và cổ.
Các phương pháp chuẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não
Các phương pháp chuẩn đoán thiểu năng tuần hoàn não

Nhìn chung tiêu chuẩn để chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn máu não mạn tính bao gồm:

  • Trên 45 tuổi
  • Các triệu chứng rối loạn chức năng não mãn tính trong ít nhất 2 tháng
  • Sự hiện diện các yếu tố liên quan đến xơ cứng động mạch não
  • Hình ảnh và siêu âm đã xác nhận hẹp hoặc tắc động mạch, nhồi máu

Có thể cần phân biệt với các nguyên nhân khác có biểu hiện tương tự thiếu máu não bao gồm:

  • Động kinh khu trú: bệnh nhân có tiền sử co giật, sóng động kinh ghi trên điện não đồ, được kiểm soát bằng thuốc chống động kinh.
  • Chóng mặt tai trong: thường gặp người trẻ tuổi, không có dấu hiệu thân não
  • Ngất: đây là dạng thiểu năng tuần hoàn não khởi phát cấp tính, xảy ra nhiều ở phụ nữ trẻ, mất ý thức thoáng qua do các yếu tố vật lý như hạ đường huyết, hạ huyết áp, nhiễm kiềm với các triệu chứng tiền căn như vã mồ hôi và yếu chân tay trước khi khởi phát cấp tính
  • Rối loạn lo âu tâm thần và trầm cảm: biểu hiện lo âu và trầm cảm khi thiếu bằng chứng khách quan về thiểu năng tuần hoàn não.

Xem thêm: [CẢNH BÁO] Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì nguy hiểm như thế nào?

Thiểu năng tuần hoàn não có chữa được không?

Theo các nghiên cứu, các bác sĩ sử dụng phương pháp điều trị thải sắt EDTA khẳng định có thành công lớn. Tuy nhiên liệu pháp thải sắt EDTA chưa được FDA chấp nhận để điều trị xơ vữa động mạch. Những người đang cân nhắc liệu pháp này có thể muốn thực hiện một số nghiên cứu và cần liên hệ với chuyên gia thải sắt EDTA

Cắt nội mạc động mạch cảnh là một phẫu thuật có thể các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm đột quỵ, có thể gây cả tổn thương thần kinh vĩnh viễn hoặc tử vong. Tuy nhiên, đối với những người bị tổn thương do thiểu năng tuần hoàn não nặng thì đây có thể là lựa chọn tốt nhất. Những người có tình trạng này nên được tư vấn với bác sĩ về nguy cơ và lợi ích khi thực hiện thủ thuật.

Bất kỳ phương pháp điều trị bệnh lý mạch máu nào do xơ vữa động mạch cần phải bao gồm việc đánh giá chế độ ăn uống và các yếu tố khác để ngăn ngừa tái tắc nghẽn động mạch. Vì vậy, việc cải thiện chế độ ăn uống và tập thể dục có khả năng cải thiện lâu dài của bệnh nhân đang mắc bệnh lý này.

Điều trị thiểu năng tuần hoàn não

Các phương pháp điều trị thiểu năng tuần hoàn não có thể bao gồm các phương pháp sau:

Điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng phương pháp nắn cột sống
Điều trị thiểu năng tuần hoàn não bằng phương pháp nắn cột sống

Liệu pháp thải sắt EDTA

Liệu pháp thải sắt bao gồm việc tiêm EDTA vào tĩnh mạch hoặc sử dụng đường uống. Đây là một hợp chất giúp kéo các thành phần mảng bám ra ngoài và giúp phá vỡ nó. EDTA có thể cải thiện lưu lượng máu và giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh mạch máu xơ cứng.

Có thể người bệnh cần bổ sung thêm các Vitamin và khoáng chất trong quá trình điều trị EDTA vì để tránh thiếu hụt khoáng chất. Do đó, bác sĩ điều trị phối hợp cùng một chuyên gia thải sắt EDTA để có thể đánh giá đủ điều kiện để điều trị bằng đường tĩnh mạch

Glycosaminoglycan động mạch chủ (GAGs)

Đây là một loại thuốc tự nhiên có thể hữu ích trong việc điều trị thiểu năng tuần hoàn. Đây là một hỗn hợp tự nhiên có trong động mạch chủ của con người có khả năng cải thiện đáng kể triệu chứng và lưu lượng máu của bệnh khi bổ sung GAGs vào chế độ ăn. Liều lượng hiệu quả của GAGs là 100mg mỗi ngày và nên được sử dụng trong ít nhất sáu tháng sau khi bị đột quỵ hoặc TIA, sau khi tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Ginkgo biloba (GBE)

Trong các nghiên cứu, chiết xuất từ bạch quả (Ginkgo biloba) đã cho thấy khả năng làm giảm các triệu chứng chính của bệnh suy giảm tuần hoàn não, bao gồm mất trí nhớ ngắn hạn, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, thiếu cảnh giác và trầm cảm. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi bắt đầu sử dụng Ginkgo biloba

Các đặc tính của GBE có thể sẽ hữu ích cho bệnh lý thiểu năng tuần hoàn máu não:

  • Trung hòa các gốc tự do
  • Làm cho máu có sẵn nhiều hơn ở vùng thiếu máu cục bộ thông qua ức chế yếu tố kích hoạt tiểu cầu PAF để thay thế cho những người dị ứng với Aspirin
  • Làm tăng tốc độ truyền thông tin ở cấp độ tế bào thần kinh, cải thiện sự cảnh giác và hoạt động tinh thần

Coleus forskohlii

Nhiều đặc tính của Coleus forskohlii tỏ ra hữu ích cho bệnh lí thiểu năng tuần hoàn não. Đây là một hợp chất làm giãn mạch máu cho phép làm tăng lưu lượng máu não.

Việc sử dụng chất làm như một phương pháp điều trị tăng huyết cao cho thấy tính hữu ích đối với bệnh thiểu năng tuần hoàn cũng như hạn chế nguy cơ đột quỵ. Khả năng làm chậm quá trình kích hoạt và tích tụ tiểu cầu của nó cũng góp phần trong việc ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch.

Liệu pháp nắn chỉnh cột sống

Trong một số nghiên cứu, một số bệnh nhân được điều trị mô mềm, trị liệu điểm kích hoạt (trigger point therapy) hay thư giãn các nhóm cơ bị co thắt và nắn chỉnh cột sống để một phần đốt sống bị lệch có khả năng cải thiện các triệu chứng suy mạch máu não. Bao gồm cải thiện triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ và cải thiện tuần hoàn não.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là dạng suy mạch máu não giai đoạn đầu với rối loạn mạch máu vùng cổ hoặc hội chứng động mạch đốt sống thì triệu chứng của họ có thể chuyển biến xấu hơn trong quá trình làm liệu pháp này. Vì vậy, những người được chẩn đoán như trên không nên thực hiện thao tác này.

Điều trị theo y học đối chứng (Allopathic treatment)

Thuốc giãn mạch sẽ giúp điều trị triệu chứng của thiểu năng mạch máu não và xơ cứng động mạch bằng cách tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch và động mạch.

Isoxsuprine là một loại thuốc giãn mạch giúp thư giãn các mạch máu khiến chúng trở nên giãn ra và cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn.

Các phương pháp điều trị khác đang trở nên phổ biến hơn là nong động mạch cảnh (phẫu thuật sửa chữa các động mạch đi qua cùng cổ để cung cấp máu cho vùng đầu) và đặt stent (stent là một thiết bị được sử dụng để giữ cấu trúc hình ống mở như mạch máu).

Nếu một người bị suy mạch máu não nặng bao gồm TIA thường xuyên hoặc đột quỵ trong quá khứ và tắc nghẽn nghiêm trọng (khoảng 70%), có thể cần phải cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh. Phẫu thuật này bao gồm phẫu thuật loại bỏ các mảng xơ vữa động mạch ra khỏi động mạch cảnh.

Xem thêm: Phương pháp Milligan Morgan có ưu, nhược điểm gi? Quy trình thực hiện

Nhìn chung, một bệnh nhân được chẩn đoán thiểu năng tuần hoàn máu não có thể phải được điều trị tổng hợp các nhóm thuốc và phương pháp điều trị sau đây:

  • Kiểm soát các yếu tố nguy cơ như xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu
  • Sử dụng thuốc chống tập kết tiểu cầu và thuốc chống đông máu như Aspirin hay Clopidogrel
  • Thuốc giãn mạch bao gồm các nhóm thuốc chẹn kênh canxi CCB như Flunarizin, Nimodipin
  • Thuốc từ các hạt Yang Xue Qingdao và chế phẩm từ lá bạch quả (Ginkgo biloba) để cải thiện vi tuần hoàn
  • Can thập ngoại khoa khi mức độ hẹp động mạch từ 70% trở lên

Cách phòng ngừa bệnh

Để ngăn ngừa bệnh lý này, người bệnh cần loại bỏ đi các nguyên nhân có thể loại trừ cũng như các yếu tố nguy cơ có khả năng khiến bệnh quay trở lại. Các yếu tố này bao gồm:

Cách phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não
Cách phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não
  • Hút thuốc: nguy cơ có thể tăng thêm khi sử dụng chung một số dạng thuốc tránh thai và bản thần người bệnh là người hút thuốc. Gần đây, có một số bằng chứng cho thấy rằng việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động và lâu dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ
  • Huyết áp cao: huyết áp từ 140/90mmHg trở lên là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ. Kiểm soát huyết áp là yếu tố quan trọng để phòng ngừa đột quỵ.
  • Điều trị bệnh động mạch cảnh hoặc bệnh động mạch khác: các động mạch cảnh ở cổ cung cấp một lượng máu cho não. Động mạch cảnh bị thu hẹp do tích tụ các chất béo từ xơ vữa động mạch (mảng bám tích tụ ở các thành động mạch) có thể bị tắc nghẽn bởi cục máu đông
  • Tiền sử các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIAs): cần được khám và kiểm tra định kỳ
  • Đái tháo đường: điều quan trọng là kiểm soát lượng đường trong máu, huyết áp và mức cholesterol. Bệnh tiểu đường, đặc biệt là khi không được điều trị, sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn và có nhiều tác động nghiêm trọng đến sức khỏe
  • Cholesterol máu cao: mức Cholesterol toàn phần trong máu cao (240 mg/dL hoặc cao hơn) là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Ít vận động và béo phì: ít vận động, béo phù hoặc cả hai có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, cholesterol trong máu cao, tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ.

Tóm lại, để phòng ngừa bệnh thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh cần kiểm soát các nhóm nguy cơ trên và kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Tài liệu tham khảo

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn