Ung thư xương: Dấu hiệu, các giai đoạn của bệnh và cách phòng ngừa

Cùng có cái nhìn tổng quát về bệnh ung thư xương
Cùng có cái nhìn tổng quát về bệnh ung thư xương

Chúng ta chắc hẳn đã từng nghe về những trường hợp phải cắt cụt cả chân tay do mắc phải ung thư xương.

Vậy ung thư xương có nguyên nhân, triệu chứng ra sao và cách chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa như thế nào? Chúng ta sẽ cùng Nhà thuốc Vinh Lợi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về ung thư xương

Ung thư xương rất hiếm gặp trong những loại bệnh ung thư. Bệnh tiến triển chậm, biểu hiện không rõ ràng, vì vậy bệnh nhân thường đến khám ở giai đoạn muộn.

Ung thư xương là bệnh rất hiếm gặp
Ung thư xương là bệnh rất hiếm gặp

Bệnh hay gặp ở thanh thiếu niên từ 15-25 tuổi, chiều cao phát triển nhanh hơn trẻ cùng lứa. Nam thường gặp nhiều hơn nữ

Ung thư xương có thể nguyên phát hay do di căn từ chỗ khác đến (hầu hết từ vú, phổi..)

Phân loại ung thư xương

Ung thư xương gồm các loại sau:

  • Sarcoma xương: xuất hiện ở mô dạng xương, thường xảy ra tại đầu gối hay cánh tay.
  • Sarcoma sụn: xảy ra ở mô sụn.
  • Ung thư có tính chất di truyền: thường xuất hiện tại xương, có khả năng ở mô mềm (cơ, mô sợi, hay mô nâng đỡ khác)

Xem thêm: Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, biến chứng, cách phòng và điều trị bệnh

Nguyên nhân gây ung thư xương

Ung thư xương thường là ung thư thứ phát gây ra bởi tế bào ung thư từ những cơ quan khác di căn tới, rất ít gặp các trường hợp ung thư xương nguyên phát.

Ngày nay, khoa học vẫn chưa biết rõ về nguyên nhân chính xác gây ung thư xương nguyên phát, mọi thứ đều là những nguy cơ. Tuy nhiên, những người bị Paget xương (tổn thương do phát triển bất thường của các tế bào xương mới) có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Nguyên nhân gây ung thư xương
Nguyên nhân gây ung thư xương

Ngoài những nguyên nhân trên, ung thư xương có thể do di truyền từ những gen lặn mang những tính trạng gây bệnh từ bố và mẹ (gen ức chế ung thư p53).

Mặt khác, những người hay phải tiếp xúc với bức xạ cao năng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt tiếp xúc từ khi còn trẻ.

Triệu chứng lâm sàng của ung thư xương

Triệu chứng của ung thư xương phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

Ung thư xương giai đoạn đầu

Triệu chứng không rõ ràng, dễ bị bỏ qua

  • Đau mỏi chân tay, nhất là với người trẻ từ 30 đến 40 tuổi.
  • Đau xương, cảm nhận thấy một số vùng xương ấm hơn.
  • Chân tay yếu hơn, tê hay đau nhức không rõ ràng

Ung thư xương giai đoạn phát triển

  • Người bệnh mệt mỏi, sút cân không biết nguyên nhân nguyên nhân, đôi khi sốt nhẹ
  • Đau xương ngày càng rõ ràng, cảm thấy xương yếu đi nhiều. Đau liên tục, sử dụng thuốc giảm đau không đỡ.
  • Vùng xương bị ung thư có dấu hiệu sưng to lên.
  • Có thể gãy xương mà không gặp chấn thương.

Xem thêm: Thuốc Xương Khớp Nhất Nhất có tốt không? Giá bao nhiêu? Tác dụng

Phòng ngừa ung thư xương

Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này một cách đặc hiệu.

Tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa ung thư xương
Tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa ung thư xương

Một số phương pháp có thể áp dụng bao gồm:

  • Ăn uống hợp lý: sử dụng nhiều trái cây, rau xanh. Cung cấp đủ Canxi cho cơ thể. Hạn chế những thức ăn chứa nhiều chất béo
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với tia UV từ ánh sáng mặt trời.
  • Tránh tiếp xúc với tia phóng xạ, các hóa chất độc hại
  • Khi trong gia đình có người thân bị ung thư xương cần theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm.

Chẩn đoán ung thư xương

Khi người bệnh có những triệu chứng của bệnh ung thư xương cần lập tức thăm khám bác sĩ, bác sĩ có thể đưa ra kết luận dựa vào việc khám lâm sàng cùng với xét nghiệm. Đặc biệt xét nghiệm là thao tác rất quan trọng nhằm xác định người bệnh đã mắc ung thư xương chưa để từ đó chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư xương được sử dụng hiện nay là:

  • Chụp X-quang

Đây là phương pháp đơn giản nhất nhằm chẩn đoán ung thư xương, chụp X-quang có thể cung cấp vị trí ban đầu của khối ung thư trong xương hay vùng đã phát triển ra trong cơ thể.

  • Chụp cắt lớp CT, MRI
Chuẩn đoán ung thư xương bằng cách chụp MRI
Chuẩn đoán ung thư xương bằng cách chụp MRI

Sau khi chụp X-quang, để chắc chắn hơn về tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp cắt lớp CT hay MRI. Hình ảnh xương sẽ hiển thị rõ ràng trên máy tính.

  • Chụp (scan) xương

Scan xương hay còn gọi là chụp xương bằng chất đồng vị. Phương pháp này rất nhạy và có khả năng phát hiện ra những tế bào ung thư trước khi chụp X-quang. Một số ít chất phóng xạ nhẹ sẽ được tiêm vào tay sau đó tiến hành chụp. Trong trường hợp chỗ xương không bình thường, chỗ xương đó sẽ hấp thụ nhiều chất phóng xạ hơn xương bình thường, nó sẽ hiển thị lên là một vùng nổi bật (hay gọi là điểm nóng).

Độ phóng xạ được dùng trong scan là cực thấp và không có hại. Chất phóng xạ sẽ đào thải ra khỏi cơ thể trong vòng vài giờ.

Ngoài ra còn có một số các phương pháp khác như chọc mẫu sinh thiết, sinh thiết mở, …

Các biện pháp điều trị ung thư xương

Các phương pháp điều trị ung thư xương hay sử dụng là: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Các biện pháp điều trị ung thư xương
Các biện pháp điều trị ung thư xương

Phẫu thuật

  • Phẫu thuật loại bỏ khối u là biện pháp chữa trị triệt để nhất.
  • Nguyên tắc: lấy hết tổn thương ung thư và các tổ chức lân cận bị xâm lấn.
  • Khi không thể bảo tồn thì phải tiến hành cắt cụt chi.

Hóa trị

  • Hóa trị là biện pháp sử dụng hóa chất nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư.
  • Có thể sử dụng hóa trị trước phẫu thuật để khối u ngừng phát triển hoặc nhỏ lại
  • Hoặc có thể hóa sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại và ngăn chặn ung thư tái phát.

Xạ trị

  • Là phương pháp dùng các tia bức xạ nhằm làm tế bào ung thư tổn thương và dừng phát triển.
  • Tuy nhiên hầu như ung thư xương không đáp ứng được với xạ trị do tương đối nhạy cảm.
  • Ngoài ra, có thể  sử dụng xạ trị để chống đau, chống gãy xương.

Xem thêm: Xương Khớp Mộc Thanh có tốt không? Có lừa đảo? Cách dùng, Giá bán

Tóm lại, ung thư xương là một căn bệnh nguy hiểm và gây ra những hậu quả nặng nề cho những người mắc phải. Vì vậy chúng ta cần thực hiện thật tốt những biện pháp phòng ngừa ung thư xương và đặc biệt cần thực hiện xét nghiệm trước khi kết hôn để tránh cho thế hệ sau mắc phải căn bệnh quái ác này.

BÌNH LUẬN
Vui lòng nhập bình luận của bạn