Hiện nay, trĩ là bệnh phổ biến ở rất nhiều người. Tùy từng mức độ khác nhau thì trĩ sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều tới cuộc sống. Nếu không được điều trị, búi trĩ sẽ ngày một phát triển và cuối cùng là xảy ra sa búi trĩ. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Vinh Lợi sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin về hiện tượng này.
Sa búi trĩ là gì?
Sa búi trĩ là một biểu hiện của bệnh trĩ. Khi đó búi trĩ đã phát triển quá lớn và thò ra ngoài, khi đại tiện hoặc vận động mạnh như chơi thể thao, làm việc nặng búi trĩ sẽ sa xuống vùng hậu môn hoặc là không cần làm gì búi trĩ cũng luôn nằm ngoài vùng hậu môn. Biểu hiện của sa búi trĩ rất dễ nhận biết, thường xuất hiện sau khi đi ngoài ra máu.
Tình trạng sa búi trĩ xảy ra là khi bệnh trĩ đã chuyển đến mức độ nặng. Ban đầu búi trĩ chỉ là khối thịt thừa nhỏ, nếu không chữa sớm thì bệnh sẽ phát triển, búi trĩ to dần và phình lên rồi sa ra ngoài.
Nếu tình trạng này không được điều trị sớm sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh trầm trọng. Các búi trĩ có thể bị viêm nhiễm rồi hoại tử, đặc biệt còn làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng và có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Hình ảnh Sa búi trĩ
Nguyên nhân gây Sa búi trĩ
Sa búi trĩ là tình trạng xảy ra khi các búi trĩ phát triển lớn dần và búi trĩ bị sa ra ngoài. Khi đó cần dùng tay ấn các búi trĩ mới có thể thụt lại hoặc có thể là không thể thụt lại vào nữa.
Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ như:
Trĩ không phải một bệnh di truyền tuy nhiên nếu gia đình bạn có người mắc bệnh trĩ thì bạn cũng có nguy cơ cao hơn người bình thường mắc bệnh này.
Áp lực tích tụ trong trực tràng dưới có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và làm cho các tĩnh mạch ở đó sưng lên và hình thành bệnh trĩ. Điều này có thể xảy ra từ:
- Rặn khi đi đại tiện: Rặn mạnh có thể làm tăng tốc độ phát triển các búi trĩ hoặc làm hình thành chúng.
- Căng thẳng khi bạn làm việc gì đó nặng nhọc, chẳng hạn như nâng vật nặng.
- Béo phì, thừa cân.
- Mang thai, khi tử cung lớn lên của bạn đè lên các tĩnh mạch của bạn và khiến chúng sưng lên và hình thành búi trĩ.
- Ăn ít chất xơ khiến khó đi vệ sinh, dễ xảy ra táo bón và phải rặn khi đi tiêu.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn: khi quan hệ bằng đường hậu môn, các tĩnh mạch sẽ bị chèn ép. Nếu việc này diễn ra nhiều lần sẽ gây trĩ.
Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hoặc có thể bị trĩ khi bị táo bón hoặc tiêu chảy dài ngày không khỏi. Ho, hắt hơi và nôn mửa có thể khiến bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn.
Biểu hiện triệu chứng của Sa búi trĩ
Sa búi trĩ nội:
Các cấp độ của trĩ nội:
- Trĩ nội cấp độ 1: Các búi trĩ bắt đầu được hình thành, các triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng. Giai đoạn này, bệnh nhân mới chỉ cảm thấy cộm một chút ở hậu môn, thi thoảng có thể chảy máu khi đi đại tiện.
- Trĩ nội cấp độ 2: Các búi trĩ hình thành một cách rõ rệt và dần phát triển gây ngứa ngáy ở hậu môn, thường xuyên thấy ra máu khi đi đại tiện. Các búi trĩ có thể sa (lòi) ra ngoài khi đi đại tiện tuy nhiên sau đó lại tự có thể co lại vào trong.
- Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ lớn hơn và bắt đầu lòi ra ngoài hậu môn khi đi cầu và không thể tự co lên được. Muốn búi trĩ co lại vào trong hậu môn phải có tác động trực tiếp từ bệnh nhân như ấn vào. Ở giai đoạn này bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, vướng víu và đi ngoài thường xuyên ra máu.
- Trĩ nội cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất, các búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và không thể co lại vào dù có tác động. Ở giai đoạn này bệnh nhân thường cảm thấy đau rát, sưng và chảy máu hậu môn. Ngoài ra còn có thể gây một vài biến chứng nguy hiểm như hoại tử búi trĩ, ung thư trực tràng – hậu môn…
Với trĩ nội, hiện tượng sa búi trĩ thường bắt từ từ cấp độ 2 trở đi.
Sa búi trĩ ngoại
Các giai đoạn của sa trĩ ngoại:
- Trĩ ngoại độ 1: Các búi trĩ bắt đầu hình thành phía ngoài viền hậu môn, bệnh nhân sẽ thấy hơi cộm ở vùng hậu môn, búi trĩ có thể tự lòi ra khi đi đại tiện sau đó lại co lại.
- Trĩ ngoại độ 2: Các tĩnh mạch phình to hơn và phát triển thành nhiều búi trĩ khác nhau ở ngoài hậu môn.
- Trĩ ngoại độ 3: Các búi trĩ đã dần to hơn có thể làm tắc hậu môn. Khi đi ngoài, các búi trĩ ma sát cùng phân có thể làm chảy máu hậu môn và đau rát cho bệnh nhân. Tới giai đoạn này các búi trĩ không thể tự co lại được sau khi đi vệ sinh.
- Trĩ ngoại độ 4: Búi trĩ bắt đầu bị viêm nhiễm gây đau rát, ngứa và có thể chảy mủ. Đặc biệt, nếu không điều trị sẽ có nguy cơ bị ung thư trực tràng và hoại tử búi trĩ.
Sa búi trĩ có nguy hiểm không?
Sa búi trĩ ở những giai đoạn đầu có thể không quá nguy hiểm. Khi đó búi trĩ có thể co lại vào trong hậu môn. Tuy nhiên nếu không được điều trị tình trạng này có thể ngày một nặng hơn và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sa nghẹt búi trĩ
Hầu hết bệnh nhân không điều trị đều dẫn tới tình trạng này. Khi búi trĩ phát triển quá mức có thể làm tắc đường hậu môn, cản trở lưu thông máu. Chính vì thế mà khi đi đại tiện, khi vận động hoặc khi đứng lên ngồi xuống sẽ xuất hiện những cơn đau và có thể là chảy máu. Ngoài ra nó còn chèn ép vào các cơ vòng và làm tăng nguy cơ tắc tĩnh mạch.
Thiếu máu và nhiễm trùng
Bị sa búi trĩ ra ngoài thường kèm theo chảy máu và nhiễm trùng máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu hoặc nhiễm trùng, ngoài ra còn làm suy giảm thể tích tuần hoàn gây choáng váng, mệt mỏi,…
Hoại tử búi trĩ
Hậu môn là nơi chứa vô vàn vi khuẩn. Khi đi vệ sinh các vi khuẩn sẽ theo phân ra ngoài gây viêm nhiễm và lâu dần sẽ dẫn tới hoại tử búi trĩ.
Rối loạn chức năng hậu môn
Búi trĩ sa ra ngoài làm tắc hậu môn gây nên khó khăn trong việc đi ngoài. Đi ngoài thường gây đau nhức, chảy máu và gây nên cảm giác sợ hãi khi đi ngoài cho bệnh nhân. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới rối loạn chức năng hậu môn, khiến bệnh nhân không kiểm soát được việc đi ngoài và gây đại tiện không tự chủ.
Các phương pháp điều trị Sa búi trĩ hiện đại nhất hiện nay
Điều trị sa búi trĩ bằng các phương pháp nội khoa
Phương pháp nội khoa thường dùng trong sa búi trĩ độ 2 và trong 1 số trường hợp sa búi trĩ độ 1:
Dùng một số loại thuốc Tây để làm co búi trĩ ngoài ra còn sử dụng thêm một số thuốc như kháng sinh, chống viêm để tránh nhiễm trùng búi trĩ, thuốc giảm đau để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu trong sinh hoạt và một vài thuốc giãn tĩnh mạch.
Một số chế phẩm thường được sử dụng như: Ginkor Fort, Proctolog, Daflon,…
Ngoài ra nên kết hợp với một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý:
- Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để giúp làm mềm phân.
- Tránh rặn khi đi ngoài để hạn chế việc làm nặng thêm tình trạng sa búi trĩ.
Điều trị sa búi trĩ bằng các phương pháp ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa thường được áp dụng khi bị sa búi trĩ độ 3 và 4. Với những trường hợp này việc dùng thuốc không làm thuyên giảm tình trạng sa búi trĩ nên bắt buộc cần những can thiệp khác để giải quyết. Với từng bệnh nhân mà có các phương pháp khác nhau và dưới đây là một vài phương pháp ngoại khoa.
Dùng phương pháp Longo điều trị búi trĩ bị sa ra ngoài
Phương pháp Longo là một phương pháp giúp bệnh nhân giảm đau sau phẫu thuật tuy nhiên giá thành để thực hiện còn khá cao.
Phương pháp này dựa trên nguyên lý kéo các búi trĩ trở về vị trí bình thường, với phương pháp này công đoạn cắt và khâu các búi trĩ được tiến hành cùng lúc. Đầu tiên là cắt sau đó khâu các mạch máu lại để búi trĩ thu nhỏ lại.
Phẫu thuật thường tiến hành trên vùng ít cảm giác nên giúp làm giảm đau sau phẫu thuật, hầu như bệnh nhân chỉ cần sử dụng thuốc giảm đau đường uống vài ngày. Mặt khác còn giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục hơn và không gây són sau phẫu thuật.
Cách điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp Milligan – Morgan
Đây là phương pháp phẫu thuật kinh điển. Thường dùng cho trĩ độ 3 và 4, với phương pháp này các bác sĩ sẽ tiến hành cắt trực tiếp các búi trĩ, tuy nhiên việc làm này sẽ làm mất lớp đệm ống hậu môn và sẽ gây cho bệnh nhân bị són.
Ngoài ra phẫu thuật bằng cách này sẽ can thiệp trực tiếp vào các búi trĩ nên thường gây cảm giác đau đớn sau phẫu thuật và thường mất rất nhiều thời gian để hồi phục.
Phương pháp THD trị sa búi trĩ
Phương pháp được chỉ định trong trĩ độ 1 tới trĩ độ 3. Với phương pháp này các búi trĩ sẽ được cố định trong ấu hậu môn. Phương pháp này tương đối đơn giản và tốn ít chi phí và không gây nhiều đau đớn sau phẫu thuật.
Tuy nhiên phương pháp này chỉ hạn chế hiện tượng sa búi trĩ chứ chưa điều trị khỏi hoàn toàn.
Cách chữa sa búi trĩ bằng phương pháp HCPT
Phương pháp này tiến hành gần tương tự phương pháp Milligan – Morgan tuy nhiên trước khi tiến hành cắt các búi trĩ thì sẽ sử dụng sóng điện cao tần để làm đông tế bào và thắt nút mạch máu. Từ đó hạn chế được việc mất máu, giảm đau sau phẫu thuật và giúp cho vết thương mau lành hơn.
Cách trị sa búi trĩ sau sinh bằng phương pháp PPH
Với phương pháp PPH, các dụng cụ y tế chỉ sử dụng một lần nên hạn chế được việc nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Ngoài ra phương pháp này còn hạn chế tác động tới các vùng xung quanh, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào nên giúp lành lặn nhanh chóng sau phẫu thuật. Tương tự như phương pháp Longo, phương pháp này do dùng bộ dụng cụ một lần nên chi phí khá tốn kém.
Cách trị sa búi trĩ tại nhà hiệu quả bằng phương pháp dân gian
Sử dụng các loại thuốc trị sa búi trĩ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc để điều trị sa búi trĩ được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như gel, kem, thuốc uống. Bạn có thể tới các hiệu thuốc trên toàn quốc để mua và nhận tư vấn từ các dược sĩ. Tuy nhiên hãy chọn cho mình những nhà thuốc uy tín để tránh mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng.
Điều trị sa búi trĩ bằng hoa thiên lý
Hoa thiên lý có chứa nhiều Alcaloid có ích trong việc điều trị bệnh trĩ. Việc dùng hoa thiên lý thường xuyên giúp hạn chế được tình trạng sa búi trĩ. Có nhiều cách dùng hoa thiên lý như có thể làm thành các món ăn. Ngoài ra có thể giã nát sau đó hòa với nước rồi dùng khăn sạch bọc lại và đắp lên vùng hậu môn. Tiến hành thường xuyên sẽ giúp các búi trĩ dần co lại và ngừa được tình trạng sa búi trĩ.
Cách chữa sa búi trĩ bằng rau diếp cá
Đây được coi như thần dược cho người bị bệnh trĩ. Rau diếp cá giúp cầm máu, sát trùng từ đó hạn chế được tình trạng viêm nhiễm của bệnh trĩ. Ta có thể xay rau diếp cá lấy nước uống, xông hoặc đắp trực tiếp lên hậu môn.
Chữa sa búi trĩ bằng cây lá bỏng
Cây bỏng hay còn gọi là cây sống đời. Bình thường cây hay được nhai hoặc vò nát để giúp cầm máu. Với người bệnh trĩ cây bỏng giúp chống viêm, hỗ trợ co búi trĩ, hạn chế táo bón. Dùng cây bỏng cùng ngải cứu đem xông giúp hạn chế tình trạng sa búi trĩ.
Làm mất búi trĩ bằng giấm táo
Giấm táo có tác dụng sát khuẩn, làm lành vết thương và từ đó giúp chống viêm một cách hiệu quả.
Cách tiến hành vô cùng đơn giản: lấy một miếng băng gạc sạch rồi thấm giấm táo sau đó đắp lên vùng hậu môn. Tiến hành 2 – 3 lần mỗi ngày giúp tình trạng trĩ thuyên giảm một cách nhanh chóng.
Sử dụng cây nhọ nồi làm teo búi trĩ
Nhọ nồi có nhiều thành phần như các saponin, Vitamin A,K,E ngoài ra còn một số chất có tác dụng sát khuẩn khác. Vì vậy việc sử dụng nhọ nồi cho người bệnh trĩ sẽ giúp bệnh nhân ngừa viêm nhiễm, củng cố sự vững chắc cho thành mạch.
Ngoài ra nhọ nồi còn có tác dụng cầm máu. Cách dùng như sau: đem nhọ nồi giã nát sau đó hòa với một ít nước ấm, sau đó đắp lên vùng hậu môn. Có thể dùng băng gạc để cố định.
Cách trị sa búi trĩ bằng quả sung
Cách trị sa búi trĩ là một phương pháp đơn giản: Sung có nhiều chất xơ vì vậy giúp hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra có thể lấy 10 quả sung đem luộc với nước sôi sau đó tiến hành xông từ 5 – 10 phút. Việc làm này có thể giúp bệnh trĩ thuyên giảm.
Làm co búi trĩ bằng cây phỉ
Cây phỉ giúp giảm ngứa ngáy và tình trạng đau do bệnh trĩ gây ra. Lấy một vài cây phỉ giã nát sau đó đắp lên hậu môn giúp ngăn ngừa việc này.
Lá vông trị sa búi trĩ
Lá vông có chứa các thành phần có hoạt tính kháng khuẩn vì vậy nó giúp giảm sưng, chống phù nề và kháng viêm ở những người bị trĩ. Có thể hơ nóng các lá vông sau đó đắp trực tiếp lên vùng bị trĩ hoặc giã nát sau đó đắp lên. Tiến hành thường xuyên giúp các tình trạng của bệnh trĩ thuyên giảm một cách nhanh chóng.
Trị sa búi trĩ bằng đu đủ xanh
Đu đủ giúp cầm máu, giảm viêm, chống phù nề vì vậy rất tốt cho người bị bệnh trĩ. Bạn có thể sử dụng đu đủ xanh do phần nhựa của nó rất tốt cho người bệnh trĩ. Lấy đu đủ thái thành từng lát, còn cả nhựa càng tốt sau đó đắp lên vùng bị trĩ giúp điều trị trĩ một cách hiệu quả.
Lối sống cho người bị sa búi trĩ
Thực hiện các bài tập làm teo búi trĩ
Một vài bài tập giúp teo búi trĩ như bài tập đan điền và một vài bài tập khác giúp lưu thông máu búi trĩ.
Chế độ ăn hợp lý
- Ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước giúp phân mềm.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá, ma túy vì có thể gây ra tình trạng táo bón.
- Tránh thức ăn không đảm bảo, thức ăn ôi thiu vì dễ gây ra tình trạng tiêu chảy.
Điều chỉnh thói quen tắm và đại tiện
Khi đi tắm bạn nên tắm ngồi nghĩa là ngâm cả vùng hông trong nước ấm. Điều này sẽ giúp các mạch máu được lưu thông và hạn chế áp lực lên vùng chậu.
Khi đi đại tiện thì không nên rặn quá nhiều, điều này sẽ làm nặng thêm tình trạng sa búi trĩ. Đồng thời nên chọn cho mình một khung giờ đi vệ sinh nhất định để hạn chế tình trạng táo bón.
Chườm đá làm teo búi trĩ
Tiến hành chườm đá vào búi trĩ 1 – 2 lần mỗi ngày. Đá lạnh sẽ khiến cho các búi trĩ teo lại.
Lưu ý khi thực hiện các phương pháp trị sa búi trĩ tại nhà
Các phương pháp chữa sa búi trĩ tại nhà chủ yếu chỉ có tác dụng với sa búi trĩ độ 1 và 2. Nếu búi trĩ đã phát triển quá lớn hoặc có những biến đổi bất thường tốt nhất bạn nên tới các trung tâm y tế để nhận được sự tư vấn chính xác nhất từ các bác sĩ.
Địa chỉ điều trị sa búi trĩ uy tín tại Hà Nội, TpHCM?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở để điều trị bệnh trĩ. Các bệnh viện lớn cũng đã có thể điều trị sa búi trĩ. Bạn nên cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp để điều trị. Và cũng nên tìm hiểu kỹ các trung tâm uy tín để tiến hành phẫu thuật.
Có thể bạn quan tâm: