Bệnh trĩ: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Chẩn đoán, Điều trị và phòng bệnh

Bệnh trĩ có thể nói là một trong những căn bệnh phổ biến ở Việt Nam với tỉ lệ người mắc bệnh rất cao, đến trên 50%. Tuy nhiên, do bệnh xảy ra ở vị trí nhạy cảm nên những người mắc bệnh này thường có dấu hiệu né tránh điều trị khiến cho bệnh trở nên nặng hơn thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Trong bài viết sau của Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ đề cập đến các vấn đề liên quan đến căn bênh nguy hiểm này: Nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị và cách để phòng tránh, bảo vệ bản thân trước bệnh trĩ.

Bệnh trĩ gây bất tiện, đau rát cho người bệnh
Bệnh trĩ gây bất tiện, đau rát cho người bệnh

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng sưng lên của các đám rối tĩnh mạch trĩ xung quanh hậu môn hay trực tràng dưới. Thông thường tại hậu môn sẽ có các mô làm nhiệm vụ kiểm soát phân thải ra. Tuy nhiên do nguyên nhân nào đó, các mô này bị sưng, bị viêm, chúng sẽ phù lên và gây ra trĩ.

Những người bị căn bệnh này ban đầu sẽ chỉ có nhưng dấu hiệu đau rát đôi chút, nhưng khi bệnh trở nặng, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu, đau rát nhiều hơn, thậm chí khi bệnh nặng hơn sẽ làm ảnh hưởng đến các mô xung quanh và người bệnh có thể sờ được búi trĩ ở bên ngoài hậu môn. Nếu không điều trị bệnh sẽ không có khả năng tự khỏi, gây nên nhiều cơn đau rát, sa búi trĩ, khó chịu cho người bệnh.

Phân loại, các cấp độ bệnh trĩ

Bệnh trĩ có 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó phổ biến hơn vẫn là trĩ ngoại.
Bệnh trĩ có 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó phổ biến hơn vẫn là trĩ ngoại.

Dựa vào vị trí hình thành nên búi trĩ mà người ta chia làm 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó phổ biến hơn vẫn là trĩ ngoại.

Bệnh trĩ nội

Đối với trĩ nội: Trĩ nội có búi trĩ phát triển bên trong hậu môn hoặc trực tràng, do đó ban đầu người bệnh sẽ không thấy đau do không có dây thần kinh cảm giác chưa thấy búi trĩ mà chỉ là đau rát, có chảy máu. Dựa theo mức độ nặng nhẹ mà người ra chia ra làm 4 cấp độ trĩ nội. Đó là:

  • Trĩ nội Độ 1: Là cấp độ nhẹ nhất. Lúc này các tĩnh mạch chỉ giãn nhẹ, niêm mạc bị phồng lên, bị lồi vào trong trực tràng. Tại giai đoạn này, bệnh nhân có biểu hiện chảy máu tươi tại vùng hậu môn kèm theo cảm giác nặng nề, không thoải mái do hậu môn ẩm ướt. Máu còn có thể thấy trong trong phân hay giấy vệ sinh khi người bệnh đại tiện.
  • Trĩ nội Độ 2: Bấy giờ tĩnh mạch sẽ giãn ra nhiều hơn tạo thành búi rõ rệt. Tuy nhiên các búi trĩ vẫn nằm trong hậu môn. Khi gắng sức các búi trĩ có thể sa ra ngoài nhưng nó sẽ tự co lại vào trong.
  • Trĩ nội Độ 3: Lúc này búi trĩ đã sa ra ngoài, nhưng nếu để người bệnh nằm nghỉ ngơi hoặc dùng tay ấn nhẹ thì nó vẫn có thể co lại được.
  • Trĩ nội Độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của trĩ nôi. Trong giai đoạn này búi trĩ phát triển và có thể nhìn thấy được ở ngoài hậu môn do không thể tự co lại được. Và lúc này sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, thậm chí là hoại tử búi trĩ.

Với trĩ nội, tại các độ 1 và 2 thì búi trĩ chưa lớn lắm. Bệnh nhân sẽ bị chảy máu hậu môn khi đi đại tiện, sẽ bị viêm nhiễm, tiết dịch gây viêm da hay là gây ngứa ngáy ở vùng hậu môn. Nhưng nếu bệnh đã chuyển sang độ 3 hoặc độ 4 thì lúc này búi trĩ sẽ phát triển lớn thậm chí ở độ 4 búi trĩ có thể sa ra ngoài quá mức. Nhẹ thì gây tắc mạch, nứt, áp xe hậu môn. Nhưng nếu không có những biện pháp can thiệp điều trị thì sẽ gây các biến chứng nặng nề hơn như nhiễm trùng, lở loét, hay xuất huyết nghiêm trọng.

Bệnh trĩ ngoại

Phổ biến hơn trĩ nội chính là trĩ ngoại. Với trĩ ngoại búi trĩ hình thành tại dưới lớp da xung quanh hậu môn và thường gây đau đớn cho bệnh nhân.

Trĩ ngoại không phân chia cấp độ như trĩ nội. Việc đi tiêu, thấy chảy máu nhiều hay ít chưa phản ánh đầy đủ tình trạng bệnh. Khi thấy có các biểu hiện nghi ngờ, cần đến các cơ sở y tế uy tín để xác định đúng tình trạng bệnh. Các dấu hiệu cần phải kể đến:

  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi. Đây là dấu hiệu thường gặp nhất. Khi thấy xuất hiện tình trạng này nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.
  • Có cảm giác nặng ở hậu môn.
  • Đau rát ở hậu môn. Với một số người cảm giác có thể xuất hiện khi đi vệ sinh xong, có người lại đau âm ỉ cả ngày.
  • Búi trĩ bị sa ra ngoài: Khi bệnh về lâu về dài sẽ xuất hiện tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài, ban đầu có thể tự thụt vào nhưng khi bệnh tiến triển nặng thì không thể tự thụt vào được nữa.

Xem thêm: [Hướng dẫn] 10+ cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 an toàn và hiệu quả tại nhà

Nguyên nhân bị bệnh trĩ

Theo các chuyên gia cho biết, nguyên nhân bệnh trĩ đến từ việc máu tại vùng trực tràng bị cản trở, kém lưu thông từ đó tĩnh mạch tại khu vực này sẽ dãn ra và gây nên trĩ. Từ đó cũng có thể giải thích được khi phụ nữ mang thai tử cung sẽ dãn rộng, chèn ép vào các tĩnh mach gây nên trĩ. Hoặc là với những người táo bón mãn tính, khi đi tiêu cũng sẽ làm tăng áp lực lên thành hậu môn từ đó dễ tạo ra trĩ.

Nguyên nhân bị bệnh trĩ đến từ việc máu tại vùng trực trang bị cản trở, kém lưu thông từ đó tĩnh mạch tại khu vực này sẽ dãn ra và gây nên trĩ
Nguyên nhân bị bệnh trĩ đến từ việc máu tại vùng trực trang bị cản trở, kém lưu thông từ đó tĩnh mạch tại khu vực này sẽ dãn ra và gây nên trĩ

Dựa vào đó người ta đã chia nguyên nhân bị trĩ ra làm 4 nhóm:

  • Nhóm đầu tiên là nhưng người có thói quen sinh hoạt và lao động không hợp lý. Có thể kể đến như ngồi nhiều, đứng nhiều, ít vận động, lao động nặng, nhịn đi vệ sinh thường xuyên hay là qua hệ tình dục bằng đường hậu môn cũng có khả năng mắc bệnh.
  • Nhóm thứ 2 có nguy cơ mắc phải là nhóm người có thói quen ăn uống không lành mạnh. Có thể là ăn ít chất xơ, uống ít nước, hay là ăn nhiều đạm động vật, ăn nhiều đồ chiên xào, dầu mỡ, ăn nhiều đồ cay, nóng,…
  • Nhóm thứ 3 là nhóm người có cách bệnh lý về đường tiêu hóa có thể kể đến như tiêu chảy, táo bón mãn tính, viêm đại tràng, hội chứng lỵ, hội chứng kích thích,…
  • Nhóm cuối cùng là một số trường hợp khác ví dụ như là phụ nữ mang thai, người bị bệnh béo phì, người già cũng là những người có nguy cơ cao bị trĩ,…

Xem thêm: Dùng hoa thiên lý chữa bệnh trĩ có hiệu quả không? Cách sử dụng tại nhà

Dấu hiệu bệnh trĩ

Có rất nhiều dấu hiệu bệnh trĩ khác nhau tùy vào người bệnh đang bị trĩ nội hay trĩ ngoại và đang ở cấp độ nào của bệnh mà người bệnh sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên có những triệu chứng bệnh trĩ kinh điển từ nhẹ cho tới nặng ví dụ như:

Có rất nhiều dấu hiệu bệnh khác nhau tùy vào người bệnh đang bị trĩ nội hay trĩ ngoại
Có rất nhiều dấu hiệu bệnh khác nhau tùy vào người bệnh đang bị trĩ nội hay trĩ ngoại
  • Chảy máu: Khi bị trĩ, tại hậu môn sẽ xuất hiện láu đỏ tươi. Có thể phát hiện lúc đi vệ sinh, phần máu có thể dính vào phân hoặc dính vào giấy vệ sinh. Đây là biểu hiện bệnh trĩ thường thấy.
  • Đau rát, ngứa rát: Đây là cảm giác vô cùng khó chịu ở hậu môn, thường xuất hiện sau khi đi vệ sinh. Ngoài đau rát, người bệnh có thể cảm giác ngứa ngáy, kích thích hoặc sưng tấy từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
  • Sa búi trĩ: Đây là dấu hiệu xuất hiện khi bệnh đã trở nặng. Người bệnh sẽ thấy búi trĩ bị sa ra ngoài khi đi bộ hay là ngồi xổm. Ban đầu búi trĩ có thể tự co về trạng ban đâu nhưng về lâu về dài thì không thể co lại được nữa.

Biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh có thể được điều trị triệt để tuy nhiên nêu người bệnh không sớm can thiệp thì không chỉ tốn rất nhiều tiền bạc để điều trị không những thể trong thời gian chưa điều trị kịp thời thì bệnh sẽ có các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Có thể kể đến như:

  • Chảy máu nhiều lần, kéo dài từ đó dẫn đến thiếu máu. Khi thiếu máu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hoạt động của các hệ cơ quan quan trọng trong cơ thể. Khi thiếu máu, tim sẽ co bóp mạnh hơn nhằm cung cấp đủ máu cho cơ thể, về lâu về dài sẽ dẫn đến suy tim.
  • Sa trực tràng, trĩ nghẹt.
  • Nhiễm khuẩn búi trĩ:Đây là tình trạng viêm các hốc ở hậu môn. Bệnh nhân sẽ phải chịu đau đớn do hậu môn phù nề, cơ thắt hậu môn thít chặt, thậm chí hoại tử búi trĩ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiễm khuẩn máu, thậm chí là tử vong. Việc điều trị trĩ khi đã biến chứng cũng rất tốn kém.

Các bệnh thứ phát kèm theo có thể kể đến như nứt kẽ hậu môn, viêm ngứa hậu môn – trực tràng, viêm hốc, gây áp xe, rò quanh hậu môn – trực tràng.

Các yếu tố nguy cơ

Bệnh trĩ có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Chính vì thế nếu bố mẹ từng mắc bệnh trĩ, con cái sẽ có khả năng cũng sẽ bị mắc căn bệnh này.

Ngoài ra, những người thường xuyên bê vác nặng, những người béo phì, hay căng thẳng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Người đứng quá lâu mà không nghỉ ngơi hoặc ngồi quá lâu nhưng không đi lại, quan hệ tình dục qua đường hậu môn thường xuyên, liên tục và tiêu chảy cũng có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn. Khi tử cung được mở rộng sẽ chèn ép vào tĩnh mạch khiến nó phình ra, ảnh hưởng đến sức bền thành mạch, gây ra bệnh trĩ.

Bệnh trĩ được chẩn đoán như thế nào?

Thông qua việc kiểm tra trực quan hậu môn của người bệnh bác sĩ có thể chẩn đoán được căn bệnh này. Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện những thao táo kiểm tra khác để phát hiện những bất thường trong hậu môn của người bệnh.

Trong số đó có kiểm tra trực tràng kỹ thuật số. Trong quá trình kiểm tra này, bác sĩ sẽ đeo găng tay và dùng 1 ngón tay bôi trơn vào trực tràng của bạn. Nếu bác sĩ cảm nhận thấy điều gì bất thường, họ có thể yêu cầu một xét nghiệm bổ sung được gọi là nội soi đại tràng sích ma.

Kỹ thuật nội soi đại tràng sích ma bao gồm việc sử dụng một máy ảnh nhỏ để chẩn đoán bệnh trĩ nội. Chiếc máy ảnh này được gọi là ống soi sigmoidoscope vừa với một ống nhỏ và sau đó đưa vào trực tràng bệnh nhân. Từ xét nghiệm trên, bác sĩ có thể quan sát rõ bên trong trực tràng của bệnh nhân để kiểm tra búi trĩ.

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ

Có 3 phương pháp điều trị bệnh trĩ đó là điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và điều trị bằng các phương pháp dân gian.

Có 3 phương pháp điều trị bệnh trĩ đó là điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và điều trị bằng các phương pháp dân gian
Có 3 phương pháp điều trị bệnh trĩ đó là điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và điều trị bằng các phương pháp dân gian

Điều trị nội khoa

Thay đổi chế độ ăn hợp lý

Người bệnh cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý giúp cải thiện sức khỏe của trực tràng hậu môn. Có thể kể đến như ăn nhiều rau xanh, ăn nhiều chất xơ, ăn nhiều các loại hoa quả, tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà,… uống nhiều nước, không ăn nhiều đồ ăn cay, nóng như ớt, tiêu, không ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ,…

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Ngoài ra cần siêng năng vận động thể lực: Nên tập thể dục và vận động thường xuyên để tăng cường hoạt động của nhu động ruột từ đó tăng hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn từ đó tăng khả năng lưu thông máu và nhờ vậy làm giảm nguy cơ căng phồng tĩnh mạch tại hậu môn.

Sử dụng thuốc tây, kem bôi trị bệnh trĩ

Không chỉ thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt người đang điều trị bệnh trĩ có thể kết hợp sử dụng các thuốc tây, kem bôi trị bệnh trĩ và nên có them sự tư vấn của cán bộ y tế chọn mua được loại thuốc phù hợp nhằm tăng hiệu quả sử dụng.

Bệnh trĩ có bản chất là bệnh suy giãn tĩnh mạch. Một loại thuốc hiệu quả nhất để điều trị căn bệnh này hiện nay là Daflon có thành phần chứa Diosmin 450mg và Hesperidin 50mg.

Điều trị ngoại khoa

Người bệnh có thể áp dụng các thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Thủ thuật phổ biến hiện nay có chính xơ thắt vòng cao su và phương pháp sử dụng tia hồng ngoại. Đây là các thủ thuật có ưu điểm là dễ thực hiện, làm trong ngày và người bệnh có thể ra viện được ngay sau 1 đến 2 tiếng. Tuy nhiên, cần lưu ý là thủ thuật chỉ sử dụng khi bệnh đang ở những giai đoạn đầu và có khả năng phát bệnh sau một thời gian.

Khi bệnh trĩ trở nên nặng và có kèm theo nhiều biến chứng thì người bệnh cần phải phẫu thuật cắt bũi trĩ. Bao gồm các loại như:

  • Cắt từng búi trĩ một, để lại giữa các búi trĩ một khoảng da. Phương pháp này có nhược điểm là sau mổ, bệnh nhân sẽ bị đau, thời gian hồi phục lâu, một số trường hợp không thực sự có hiệu quả.
  • Cắt một khoanh niêm mạc ở hậu môn.
  • Phương pháp phẫu thuật Longo. Đây là một phương pháp được sử dụng rất nhiều do không gây đau đớn, thời gian hồi phục nhanh, sớm trở lại cuộc sông bình thường song chi phí của phẫu thuật này khá cao.

Các phương pháp dân gian điều trị tại nhà

Có nhiều phương pháp dân gian có thể điểu trị bệnh trĩ nhưng sử dụng lá trầu không và rau diếp cá được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất.

Cách trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá (hay còn gọi là ngư tinh thảo) là một loại da vị quen thuộc và phổ biến với người Viêt. Theo y học cổ truyền thì thảo dược này có vị chua, mát, có tác dụng tiên viêm, giải độc, thanh nhiệt nên được áp dụng vào một trong những cách trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả hiện nay. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong diếp cá chứa hoạt chất decanoyl acetaldehyde có khả năng làm ức chế hoạt động của vi khuẩn từ đó làm giảm đi nhiễm trùng.

Cách thực hiện:

Lấy rau diếp cá rửa sạch, đem dã nhỏ với muôi rồi đăp lên cùng hậu môn, có thể để qua đêm. Sáng hôm sau tỉnh lại thì rửa lại với nước sạch.

Dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ

Tương tự rau diếp là lá trầu không có đặc tính sát trùng rất tốt, rất phù hợp cho các bệnh bênh trĩ. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản: Lá trầu phải tươi, đem rửa, lấy tầm 1 nắm tay người lớn, đem vò nát rồi nấu sôi 5 phút với khoảng 3 lít nước sạch. Để cho nguội bớt rồi đem ngâm hậu môn tầm 20 phút là được.

Với các biện pháp dân gian thì cần đòi hỏi sự kiên nhẫn đồng thời phải biết kết hợp với các phương pháp khác nữa thì mới có hiệu quả tốt được.

Xem thêm: Bio Trĩ dùng có tốt không? Sử dụng Spo-Bio Trĩ và Trĩ Fresh trong điều trị

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù bệnh nhân có thể tự điều trị bệnh trĩ tại nhà. Tuy nhiên cần phải chú ý đến một số triệu chứng có thể cần đến bác sĩ.

Bệnh nhân cần đi khám bác sĩ nếu bệnh không giảm sau 1 tuần điều trị hoặc phân có máu hoặc chảy máu trực tràng. Bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán xem đó là chảy máu do bệnh trĩ hay bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.

Trường hợp nếu bệnh của bạn phát triển nhanh chóng gây ra cảm giác vô cùng đau đớn rất có thể các cục máu đông đã hình thành và phát triển bên trong. Để an toàn, bạn cần phải loại bỏ chúng trong vòng 48 giờ đầu tiên.

Đặc biệt bạn cần phải đi thăm khám khẩn cấp nếu bị:

  • Chảy máu trực tràng nghiêm trọng, kéo dài.
  • Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, ngất xỉu.
  • Đau hậu môn nặng dần, lan rộng hoặc có thể kèm theo triệu chứng sốt, ớn lạnh, tiết dịch ở hậu môn.

Cách phòng bệnh trĩ

Bệnh trĩ mặc dù là một bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên nó cũng rất ảnh hưởng đến cuộc song sinh hoạt và công việc. Do đó chúng ta cũng nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ chúng ta nên:

Cách phòng bệnh trĩ
Cách phòng bệnh trĩ

Thường xuyên ăn uống lành mạnh: ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn ít chất đạm,…

Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao nhắm tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa,..

Ngoài ra cần vệ sinh hậu môn, tránh làm tổn thương hậu môn giúp giảm nguy cơ trĩ.

Một số thắc mắc liên quan

Bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Đối với câu hỏi: Bệnh trĩ có tự khỏi được không? Câu trả lời ở đây là Không. Bệnh trĩ nếu không điều trị sẽ nặng thêm chứ không thể tự khỏi được.

Bị bênh trĩ nên ăn gì?

Với người đã có bệnh thì cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, không phải thích ăn gì là ăn, bởi đây chính là yếu tố quyết định bệnh nặng hay nhẹ đi. Người bệnh cần:

Uống nhiều nước:

Nước tốt cho tất nả mọi người chứ không riêng gì người bị trĩ. Khi uống nhiều nước hệ tiêu hóa sẽ hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều, từ đó khiến phân mềm và dễ đào thải ra ngoài. Người bệnh cần uống đủ 2l nước mỗi ngày. Tốt hơn thế có thể uống các loại nước ép trái cây, rau củ,..đặc biệt là nước diếp cá và rau má là hai loại lá rất tốt cho bệnh nhân trĩ.

Thực phẩm nhiều chất xơ:

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và đặc biệt có khả năng tăng trữ nước trong phân. Do đó, ăn nhiều chất xơ giúp cho phân trở nên mềm và dễ được đào thải ra ngoài.

Thực phẩm có tính nhuận tràng:

Đây là những thực phẩm giúp làm mềm, làm mượt phân từ đó giúp phân dễ đào thải ra ngoài. Gồm các loại thực phẩm có tính mát, giàu chất xơ, nhiều nước.

Thực phẩm giàu sắt:

Khi bị trĩ bệnh nhân dễ rơi vào tình trạng thiếu máu. Do đó bổ sung sắt vào khẩu phần ăn sẽ giúp hạn chế được tối đa tình trạng này.

Bệnh nhân bị trĩ nên kiêng ăn gì?

Bên việc bổ sung các thức ăn cần thiết bệnh nhân cũng nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau:

Ăn đồ cay nóng:

Khi ăn đồ cay nóng, thân nhiệt cơ thể sẽ tăng dẫn tới sự gia tăng các hoạt động của vi khuẩn, từ đó làm tăng tình trạng sưng viêm. Do đó bệnh nhân bị trĩ cần kiêng các món ăn, hay các gia vị cay, nóng như tiêu, ớt,…

Thực phẩm chứa chất kích thích:

Uống nhiều rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá,… sẽ làm gia tăng hệ thống nhu động ruột, làm phân khó đào thải hơn.

Thực phẩm chứa nhiều muối:

Khi ăn quá nhiều muối, sẽ làm tăng nồng độ chất tan trong cơ thể, từ đó cơ thể có xu hướng tích nước lại dẫn đến các tĩnh mạch sẽ bị phình to làm bệnh thêm nặng.

Đồ ăn ngọt:

Ăn nhiều đồ ăn ngọt sẽ làm tăng khả năng táo bón. Do đó bệnh nhân cần kiêng ăn các đồ ăn ngọt.

Tại sao phụ nữ mang thai có nguy cơ bị trĩ cao?

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có đến 50% phụ nữ mang thai bị mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân chủ yếu là do khi phụ nữ đang mang thai thì tử cung sẽ dãn nở to ra, từ đó làm tăng chèn ép lên vùng tĩnh mạch trĩ tại hậu môn và trực tràng làm các tĩnh mạch đó giãn ra dẫn đến tổn thương gây ra bệnh trĩ.

Nguyên nhân thứ hai là do khi mang thai, hormon progesteron được tiết ra làm giãn các tĩnh mạch trĩ, làm chúng dễ bị sưng hơn. Hơn nữa khi mang thai, lượng máu trong cơ thể lớn hơn bình thường do cần cung cấp cả máu cho thai nhi từ đó làm dãn các mạch máu.

Trong thai kỳ, bà bầu còn rất dễ bị táo bón. Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện trong số 280 phụ nữ mang thai, có 45,7% người bị táo bón. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thai kỳ. Tình trạng táo bón này có thể do ngồi lâu, thay đổi hormone hoặc do bổ sung nhiều sắt hay các chất khác.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do tăng cân quá nhiều, do ngồi nhiều, kém vận động,…

Có nên sử dụng thuốc trị bệnh trĩ trong quá trình mang thai không?

Sử dụng thuốc trong giai đoạn thai kì là không nên, do trong giai đoạn này em bé rất nhạy cảm trước các kích thích từ bên ngoài. Tuy nhiên nếu người mẹ có sự thăm khám từ các bác sĩ, họ sẽ kê đơn các loại thuốc không làm ảnh hưởng đến thai nhi. Người mẹ và gia đình cần có sự phối hợp, sử dụng đúng giờ, đúng liều lượng để đạt hiệu quả.

Trên đây là bài viết tâm huyết của các chuyên gia hàng đầu về bệnh lý này, các nguồn tài liệu được tham khảo đều đáng tin cậy, hi vọng Nhà Thuốc Vinh Lợi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho người đọc, mọi thắc mắc xin để lại dưới phần bình luận để được các chuyên gia giải đáp sớm nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. Hemorrhoids: Signs, Diagnoisis, Treatment, link:
    https://www.healthline.com/health/hemorrhoids
  2. Pregnancy Hemorrhoids: What You Need to Know, link:
    https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-hemorrhoids
  3. 6 Exercises to Treat (and Prevent) Hemorrhoids, link:
    https://www.healthline.com/health/exercises-for-hemorrhoids

Thuốc Urilith: Thành phần, Tác dụng, Cách sử dụng, Giá bán

Cuộc sống sinh hoạt không khoa học là một trong những lí do dẫn đến tình trạng xuất hiện sỏi. Một trong những thuốc...
Công Trĩ Vương

Công Trĩ Vương có tốt không? Giá bao nhiêu? Tác dụng, Cách dùng

Trĩ là một căn bệnh không còn xa lạ với chúng ta trong thời đại hiện nay. Từ xa xưa ông xa ta đã...
Thực phẩm chức năng Tán Trĩ An

[Đánh giá] Tán Trĩ An có tốt không? Giá bao nhiêu? Review từ người...

Khi nhắc đến vùng hậu môn, những vấn đề cho dù là cơ bản nhất cũng trở thành những chủ đề nhạy cảm. Ngay...
Thuốc trĩ chữ A

[Review] Thuốc trĩ chữ A Nhật Bản có tốt không? Nên dùng viên đặt...

Hiện nay đang có rất nhiều công việc phải ngồi im một chỗ trong thời gian dài, chính vì thế nguy cơ mắc bệnh...
Bệnh trĩ sau sinh

Bệnh trĩ sau khi sinh có tự khỏi được không? Các cách phòng và...

Phụ nữ từ lúc mang thai đến khi sinh con đều phải chịu rất nhiều vất vả. Sau khi sinh nở cũng nảy sinh...
Thuốc Đặt trĩ Proctolog

[SỰ THẬT] Thuốc Proctolog bị thu hồi? Các viên đặt, thuốc bôi trĩ thay...

Thuốc Proctolog được biết đến hiện nay là một trong những thuốc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và các bệnh về đường tiêu...
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu của bệnh gì

Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị...

Đi ngoài ra máu tươi không phải là bệnh, nó là một triệu chứng báo hiệu sự bất thường trong cơ thể bạn. Hiện...
Đi ngoài ra bọt

Đi ngoài ra bọt bị bệnh gì? có nguy hiểm không? nguyên nhân và...

Hệ tiêu hóa bị rối loạn do một số tác nhân bên ngoài có thể dẫn đến đi ngoài ra bọt. Đây là hiện...
Kem bôi Varicofix

Kem bôi VaricoFix: Thành phần, đối tượng sử dụng, Giá bán bao nhiêu?

Những năm gần đây tình trạng giãn tĩnh mạch chân đã trở thành một bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Các triệu chứng...
Triselan

Sử dụng viên uống Triselan chữa bệnh trĩ an toàn không? Review, giá bán

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến nhất ở vùng hậu môn trực tràng. Nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi...

Bài viết mới

0333 40 50 80